Bạn đang ở: Trang chủ / Sách, văn hóa phẩm / Sách mới: Trinh nữ ma-nơ-canh

Sách mới: Trinh nữ ma-nơ-canh

- Lê Anh Hoài — published 24/12/2014 11:15, cập nhật lần cuối 24/12/2014 13:35
Tập truyện ngắn của Lê Anh Hoài

Sách mới : Trinh nữ ma-nơ-canh

Tác giả: Lê Anh Hoài

NXb Trẻ, TPHCM 2014, 225 tr.




Không chỉ có cái tên, tập truyện Trinh nữ ma-mơ-canh của Lê Anh Hoài có nhiều cái độc đáo.

Trước hết là tuyến nhân vật. Từ những « trinh nữ » trong truyện ngắn được đặt tên cho cả tập : Elite, Naomi…, sang « tôi » trong Cuộc đời khốn nạn của một bản thảo, hay cũng « tôi » trong Chinh phục hoặc trong Trái tim trong W.C., rồi những Ái Ái, Bố Bố, Cục Cục trong Chuyện tình mùa đông hay Anh không thể xa em, Mr. T. trong Công ty khai thác và Phát triển ngôn ngữ, V., Đ. trong Bầy mắt, « hắn » trong Huy chương v.v. , ngay từ cách đặt tên, cách dẫn chuyện liên quan tới nhân vật đó, tác giả đã gửi tới người đọc lời nhắn rằng : các bạn đừng tìm kiếm chi mất công mẫu hình « ngoài đời » của những nhân vật đó. Hiển nhiên các câu chuyện đều là bịa, thậm chí là « giả tưởng » (trong nghĩa truyện « khoa học giả tưởng »). Rõ nhất, diễu cợt nhất, là trong « Trinh nữ » (với những đối thoại, hành xử dù như thật thì vẫn chỉ là giữa những con ma-nơ-canh với nhau, hoặc với gã quản lý đầy mặc cảm dồn nén), hay trong Công ty khai thác và Phát triển ngôn ngữ, với cái sáng kiến vĩ đại của Mr. T : đăng ký sở hữu trí tuệ những từ riêng do chính ông ta nghĩ ra, với Hội giữ gìn sự trong sáng của tiếng ta, v.v.

Người ta có thể nghĩ rằng, những câu chuyện được xây dựng (sắp đặt ?) chung quanh những ý tưởng của tác giả liên quan tới tiêu đề của mỗi truyện, nhiều hơn là từ những chuyện thực, những hoàn cảnh mà tác giả đã sống, trải qua, nhớ và ghép lại, hay những câu chuyện tưởng tượng ra từ tổng hoà những kinh nghiệm đó. Nhưng nếu lấy cái « giả tưởng » làm tiêu chí để cho rằng tập truyện hoàn toàn không, hoặc ít hiện thực, thì lại là chuyện khác. Người đọc sống với xã hội Việt Nam hiện đại dễ dàng nhận ra, những nhân vật « giả tưởng » đó, như Mr T. hay những viện sĩ, những nhà báo trong các truyện, rất giống những bức ảnh ghép từ các nhân vật mình biết trong « đời thường » - ghép, sau khi đã được biến dạng ít nhiều, như kiểu một trường phái hội hoạ quen biết. Cái biến dạng, thực chất cũng là cách làm nổi bật chi tiết này, che bớt chi tiết khác mà tác giả cho rằng ít quan trọng hơn.

Một cách vẽ, một cách viết mà người xem, người đọc có thể thích hay không thích. Đối với văn chương Việt Nam, mà tôi chỉ là một người đọc trung bình (nếu có thể nói thế), thì đây là một phong cách thể hiện mới, có người gọi là « hậu hiện đại », tôi không nghĩ rằng đặt tên cho nó là việc quan trọng hay cần thiết.

H.V.

Các thao tác trên Tài liệu

Các số đặc biệt
Ủng hộ chúng tôi - Support Us