Bạn đang ở: Trang chủ / Sách, văn hóa phẩm / Tuyển tập bất bình đẳng

Tuyển tập bất bình đẳng

- D.Đ. — published 02/04/2020 19:35, cập nhật lần cuối 03/04/2020 00:43

Sách mới :


Tuyển tập bất bình đẳng (*)


Lời giới thiệu


Tiếp nối truyền thống các tuyển tập Học và dạykhoa học buồn thảm”, thời hậu khủng hoảng[1]Big Data[2], cuốn Tuyển tập Bất bình đẳng này tập hợp một số bài do Nhóm Phân tích kinh tế tuyển dịch trong hơn ba năm qua.

Mười bài đầu của tuyển tập phác họa thực trạng của sự bất bình đẳng. Ngày nay nhận định được sự đồng thuận cao, từ giới kinh tế học, các định chế quốc tế đến chính quyền và công chúng, là những bất bình đẳng trong các nước - bất luận là thuộc các nước công nghiệp phát triển, các nước mới nổi hay các nước đang phát triển -, đều ngày càng gia tăng trong vòng 30 năm qua. Sự gia tăng này có khả năng đe dọa trật tự chính trị, kinh tế, xã hội đã được xác lập. Dựa trên các dữ liệu phong phú hơn xưa, nhiều công trình thực nghiệm đã làm rõ nét nhiều chiều kích khác nhau của sự bất bình đẳng, vốn lúc đầu chỉ được nghiên cứu nhiều dưới khía cạnh kinh tế.

Nếu thực trạng của sự bất bình đẳng là khó phản bác thì việc truy tìm nguyên nhân của nó hiện vẫn còn là đối tượng của nhiều cuộc tranh luận, nhất là khi đặt vấn đề trong bối cảnh đầu thế kỉ XXI và sau cuộc khủng hoảng năm 2008-2009, với sự đan xen giữa những bất bình đẳng với các hiện tượng chính trị, toàn cầu hóa, tài chính hóa và sự phát triển vũ bão của những công nghệ mới. Mười bài tiếp theo của tuyển tập bước đầu tập hợp vài hướng phân tích mối quan hệ giữa bất bình đẳng, toàn cầu hóa, công nghệ và tài chính.

Song song với việc nhận diện nguyên ủy của vấn đề, cũng đã xuất hiện những giải pháp khả dĩ nhằm tìm cách vượt qua thách thức mà những bất bình đẳng đặt ra cho tất cả chúng ta, và được phác họa trong sáu bài tiếp theo.

Và cũng không thể không nhắc đến sáu bài trình bày sơ lược những tác giả và tác phẩm kinh điển đã đi đầu trong việc nhận thức, đánh giá, cảnh báo tầm quan trọng của vấn đề trong thời đại mới và đề xuất những hướng giải quyết.

Cuối cùng, hai bài cuối trong tuyển tập trình bày những thước đo thông dụng của sự bất bình đẳng.

33 bài tập hợp ở đây chỉ mới là những nét chấm phá của một bức tranh toàn cảnh rộng lớn hơn nhiều mà tuyển tập này không có tham vọng bao quát. Và để theo dõi những phát triển mới trên chủ đề này, xin mời bạn thường xuyên theo dõi trang nhà của chúng tôi để được cập nhật thông tin.

Bùi Thu Anh, Nguyễn Việt Anh, Nguyễn Thị Trà Giang, Nguyễn Mai Hạ,
Nguyễn Minh Cao Hoàng, Nguyễn Vũ Hoàng, Phạm Văn Minh
Trần Thị Minh Ngọc, Nguyễn Đôn Phước, Nguyễn Hoàng Mỹ Phương
Vũ Thị Thu Thanh, Võ Đình Thi, Huỳnh Thiện Quốc Việt


Website: http://www.phantichkinhte123.com
FB : https://www.facebook.com/trangphantichkinhte


Chú thích:


[1] NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, 2015.
[2] NXB Tri thức, Hà Nội, 2017.

(*) Tác giả: Nhóm Phân tích kinh tế
Nxb Tri Thức, Hà Nội 2020, 416 trang khổ 16x24cm.


Mục lục


Lời giới thiệu


I. Những chiều kích của bất bình đẳng


François Bourguigon
Bất bình đẳng và tăng trưởng: Sự nổi lên của một hệ tư tưởng toàn cầu từ năm 1990 đến năm 2010

Kaushik Basu
Bất ổn tiềm ẩn của bất bình đẳng 

Tổng hợp của Inequality.org
Các bất bình đẳng 

Michael Dauderstädt
Bất bình đẳng ở châu Âu: Phức tạp và đa chiều 

Oxfam Vietnam
Các chiều bất bình đẳng ở Việt Nam 

Christian Gonzales, Sonali Jain-Chandra, Kalpana Kochhar, Monique Newiak
và Tlek Zeinullayev (2015)

Những bất bình đẳng về giới làm tăng bất bình đẳng về thu nhập và kìm hãm tăng trưởng

Christian Proaño
Có phải cuối cùng vấn đề bất bình đẳng thu nhập đã đứng đầu trong chương trình nghị sự của Quỹ Tiền tệ Quốc tế?

Christian Chavagneux
Lucas Chancel: “Bất bình đẳng đã tiến triển ở mọi nơi, nhưng không cùng tốc độ”

Martin Anota
Trốn thuế và bất bình đẳng về của cải

Grzegorz Ekiert, Jan Kubick và Michal Wenzel
Xã hội dân sự và ba chiều kích về bất bình đẳng ở Ba Lan sau 1989 


II. Bất bình đẳng, toàn cầu hóa, công nghệ và tài chính 


C. J. Polychroniou
Những huyền thoại về toàn cầu hóa: Phỏng vấn Noam Chomsky và Ha-Joon Chang

Branko Milanovic

Tại sao bất bình đẳng toàn cầu lại quan trọng 

Tại sao bất bình đẳng cực đoan gây ra sự sụp đổ về kinh tế

Branko Milanovic
Toàn cầu hóa, di cư, bất bình đẳng gia tăng, chủ nghĩa dân túy…

Christian Chavagneux
Theo IMF: Toàn cầu hóa nền tài chính nuôi dưỡng sự bất bình đẳng

J. Bradford DeLong
Bất bình đẳng và Internet

Kenneth Rogoff
Công nghệ và bất bình đẳng 

Christian Chavagneux
Dựa quá nhiều vào nền tài chính

Nicola Phillips
Quyền lực và bất bình đẳng trong kinh tế chính trị học toàn cầu


III. Những giải pháp khả dĩ


Kaushik Basu
Các chuyên gia và bất bình đẳng 

Tancrède Voituriez, Emmanuelle Cathelineau, Françoise Rivière
Ngăn chặn sự bất bình đẳng 

Tony Atkinson 
Bất bình đẳng: Chúng ta có thể làm được gì?

 Gaël Giraud
Chẩn đoán và những giải pháp  của các nhà kinh tế

Philippe Aghion
Liệu có thể dung hòa sự tăng trưởng kinh tế bằng sự đổi mới sáng tạo và việc kiểm soát tình trạng bất bình đẳng?

Robert J. Shiller
Robot hóa có nên được miễn thuế?


IV. Bất bình đẳng: Những tác giả và tác phẩm kinh điển


Gilles Dostaler
Amartya Sen, kinh tế học phục vụ cho sự phát triển con người

Thomas Piketty
Anthony B. Atkinson đã mất

 The Economist

Anthony B. Atkinson, nhà kinh tế học và chuyên gia người Anh về bất bình đẳng, đã qua đời vào ngày 1/1

Tom Clark
Tony Atkinson chưa bao giờ ngừng tin vào một lựa chọn thay thế

Christian Chavagneux
Bất bình đẳng 

Nguyễn Quang
Đọc công trình của Thomas Piketty Tư bản thế kỉ XXI


V. Những thước đo sự bất bình đẳng


Thibault Gajos
Bất bình đẳng về kinh tế

Christian Morrison
Bất bình đẳng về thu nhập 


Index

Các thao tác trên Tài liệu

được sắp xếp dưới: Sách
Các số đặc biệt
Ủng hộ chúng tôi - Support Us