Chùm thơ Olga Berggoltz
Chùm thơ Olga Berggoltz
Thuỵ Anh
Trên thi đàn Nga- Xô Viết, Olga Berggoltz (1910-1975) được nhắc đến như một nữ sĩ có số phận gắn liền với một chặng đường lịch sử của đất nước Nga, đến mức, nhà thơ Evtushenko từng nói: "Chiến thắng mang gương mặt thống khổ của Olga Berggoltz". Đó chính là gương mặt vừa kiêu hãnh vừa cô độc, vừa yêu thương cùng tận vừa quyết liệt không khoan nhượng trước hiện thực khắc nghiệt của cuộc sống, cuộc chiến và những day dứt trong tâm hồn người đàn bà viết.
Bắt đầu sáng tác từ sớm, Olga Berggoltz đã từng là một cây bút say mê lý tưởng, say đắm trong tình yêu. Nhưng cuộc đời ngay lập tức đã liên tiếp đem đến cho người phụ nữ trẻ nhiều thử thách cay đắng: đổ vỡ trong tình cảm; bản thân vướng vào những oan trái tù đày trong làn sóng khủng bố văn nghệ sĩ do Stalin chủ trương; mất 2 đứa con gái còn trứng nước và một đứa con còn là bào thai, khi ở tù; người chồng đầu bị xử hình bí mật, chồng thứ hai chết trong vòng phong toả của phát xít Đức, gần như ngay trước mắt bà; người chồng thứ ba thì bỏ lại bà cùng nỗi đau buồn không chia sẻ nổi, để có lúc nữ sĩ kiêu hãnh của thành Leningrad (*) đã chìm trong rượu, mê, quên... Một điều cần phải nói, Olga Berggoltz còn được gọi là Nàng Thơ của Leningrad thời kỳ bị phong toả. Những vần thơ bà viết hàng ngày hàng giờ được truyền qua làn sóng phát thanh, đến với mọi người, kịp thời nâng đỡ tinh thần cho quân và dân thành phố. Nghe thơ bà, người ta giữ niềm hy vọng sống. Nghe giọng bà, người ta gượng đứng lên. Người ta còn so sánh vui rằng, giả sử tài liệu lưu trữ về cuộc cầm cự gần 900 ngày đêm của thành phố Leningrad bị ... cháy sạch thì thơ Olga sẽ là nguồn tư liệu dồi dào, trung thực nhất để dựng lại từng chi tiết khốc liệt của trận chiến.
Những vần thơ của bà còn được khắc trên bức tường đá của nghĩa trang Piskariov, nơi yên nghỉ những người dân Leningrad đã qua đời trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại, trong đó có câu: "Không ai bị lãng quên, không điều gì bị quên lãng".
Độc giả Việt Nam những năm 60-70 thế kỷ trước biết đến Olga Berggoltz qua những bài thơ tình. Chất trữ tình của Olga thật là nồng nhiệt, mạnh mẽ, đôi khi dí dỏm, độc đáo. Tuy nhiên, có thể nói, bà đã hy sinh một nhà thơ tình trong mình để tận hiến cho cảm thức công dân đầy trách nhiệm, mà không không kém day dứt, đau đớn.
Xin mời quý độc giả chiêm ngưỡng một diện mạo văn chương góc cạnh, yêu thương không uỷ mị, đầy quả cảm, của nữ thi sĩ nước Nga.
Thuỵ Anh (**) dịch và giới thiệu
Chú thích của Diễn Đàn
(*) Nay là Saint Petersbourg.
(**) Theo tin của VNTTX, nữ dịch giả Nguyễn Thuỵ Anh vừa qua đã được trao giải thưởng văn học toàn Nga hàng năm Ngôn từ là sợi chỉ gắn kết (2017) dành cho tác phẩm văn học dịch.
NỖI BUỒN NÀY TÔI GIẤU NỔI NGƯỜI CHĂNG?
Nỗi
buồn này
tôi giấu nổi Người chăng
niềm vui sống
cũng chẳng hề che đậy.
Lồng ngực nóng
ngay buổi đầu xé toang ra bỏng cháy,
lời trần tình
trung thực của Người đây!
Dẫu vô hình,
Người vẫn ở kề bên
trong những con tim
cũ mòn, khao khát
Chối hết thảy
mọi tượng đài rữa nát
những khung kính
lạnh lùng tường đá bê tông
Hiển
hiện tự
nhiên hơn tiếng thở tự cõi lòng
như máu trong
tôi sục sôi rồi lắng lại,
thì khi ấy
tôi đã là Người, hỡi Hồn
Thời Đại,
qua trái tim này
truyền tiếng nói đến hư không.
Nỗi
buồn này
tôi không giấu Người đâu
bí mật riêng
tư cũng chẳng hề che đậy
Lồng ngực nóng
ngay buổi đầu xé toang ra bỏng cháy
lời trần tình
sám hối của Người đây!
1937
NÓI VỚI TỔ QUỐC
Người đuổi
xua tôi, oan trái dập vùi
Người cướp
của tôi vinh quang và con trẻ
Nhưng sao tôi
không hết yêu Người mà ngược
lại:
Tôi hiểu
Người chẳng ác độc cùng ai
Chỉ ấu trĩ
thôi những tháng năm dài…
Không mệt mỏi,
tôi khóc và tôi hát
Khóc rất lâu
và hát rất lâu
Bài ca của ta
về những đất nước xa xăm mưa
nắng dãi dầu
Xà lim giam giữ
tôi cũng thuộc
Hát về miền
đất xa xôi diệu kỳ mơ ước
Tuổi trẻ, má
hồng ửng đỏ mùa Xuân
Và rất gần
ngay đó dưới chân
Sóng Neva dạt
dào trong vắt
Hát về thuở
xa xưa thơ ngây nhất
Chúng mình
nơi ấy đã từng đi
Tay siết tay tê
buốt say mê
Bằng trái tim
quả cảm tràn trề
Ta yêu đất
nước ta đang kỳ ngã bệnh
…
Vậy thì sao?
Nếu những bức
tường nhà lao
Thuộc được
lời ca dịu hiền thơ mộng
Thì có
nghĩa, chẳng còn nữa buồn đau,
chẳng còn đâu tráo trở
Thì có
nghĩa, Tổ quốc ta vẫn sống…
1939
CẢ NGÀY TRONG CUỘC HỌP TÔI NGỒI...
Cả
ngày trong
cuộc họp tôi ngồi
Rồi biểu
quyết, rồi nói điều giả dối
Lời hổ thẹn
sao chưa làm tôi chết nổi?
Nỗi chán
chường không khiến bạc đầu
thêm?
Bước
ra đường
tôi ngồi xuống bậc thềm
Nơi tôi được
là mình, ngồi thật lâu không
nhúc nhích
Qua khe cổng cùng
người coi sân chia điếu thuốc
Vào quán
chiều chiêu vài ngụm vốtka
Nơi tủi cực
này có nhiều uất ức được
nói ra
Trong câu chuyện
của hai phế binh héo hắt
(Năm Bốn ba
từng là hai chàng trai anh dũng nhất
Chiếm lấy
Krasnưi Bor - rừng thông đỏ máu
rực trời)
Thức
tỉnh
trong tôi hoài niệm chói ngời
Dĩ vãng hào
hùng rũ tro tàn đứng dậy:
Những phạm
binh đây như lại đang băng qua bãi
mìn bỏng rẫy
Những trinh sát
viên quả cảm phi thường
Ai
đó được
tung hô sau khốc liệt chiến trường
Số còn lại
đã nằm đây lặng thầm mãi
mãi
Máu đổ
xuống đất lành không mưu toan lời
lãi
Có hay đâu
để chuộc mọi lỗi lầm
Chưa bao giờ
phạm phải với lương tâm!
Khó
nhọc thu
trí tàn trong cơn giận tím bầm
Qua cơn say tôi
kêu lên đau khổ:
“Lũ ngoan đạo
kia, ta chán các người đến tận
cổ
Và yêu sao ôi
bao kẻ tội đồ!”
1948-1949
Các thao tác trên Tài liệu