Bạn đang ở: Trang chủ / Dịch thuật / Con Quạ ‒ Edgar Allan Poe

Con Quạ ‒ Edgar Allan Poe

- Ngu Yên — published 16/03/2016 00:00, cập nhật lần cuối 16/03/2016 00:26
Người cộng tác: Ngu Yên dịch và giới thiệu

Ngu Yên


raven

Con Quạ


Edgar Allan Poe



1. Giới Thiệu


Con Quạ, The Raven, bài thơ thuộc thể kể truyện của thi sĩ Hoa Kỳ Edgar Allan Poe, xuất hiện trong New York Evening Mirror vào ngày 29 tháng Giêng năm 1845. Được xem là bài thơ nhiều nhạc tính du dương, nhiều kịch tính, có phong cách ngôn ngữ riêng, mang không khí siêu hình. Con Quạ là bài thơ nổi tiếng nhất của Poe và là bài thơ giá trị của mọi thời đại. Bài thơ này được viết thành sách, minh họa, truyện tranh, đóng tuồng trên truyền hình.

Poe cho biết đã viết bài thơ này với ý định tạo nên giá trị hữu hiệu cho cả hai giới: phê bình và thưởng ngoạn. Và ông đã thành công. (Vào giữa thế kỷ 19, những phong trào văn chương như Ấn Tượng, Siêu Thực, Cụ Thể, Dụng Ảnh.... có thể chỉ mới bào thai. Thơ của Edgar Poe thuộc dòng văn chương lãng mạn nhưng khác với dòng văn chương lãng mạn phóng túng của G. Appolinaire, Rimbaud, Verlain... Có lẽ bài thơ này đã bắt đầu nghiêng về Tượng Trưng, Symbolism, một phong trào văn học bắt đầu vào cuối thế kỷ 19...)

Từ tiếng kêu duy nhất của con quạ "nevermore", (Không bao giờ nữa), mà ông xây dựng bài thơ gồm 18 đoạn, mỗi đoạn 6 câu. Kỹ thuật xây dựng nhịp điệu trong thể thơ, gọi là Trochaic Octameter: Trong mỗi đoạn, năm câu dài, mỗi câu mang 8 nhịp nhấn. Còn câu kết ngắn với 5 nhịp nhấn; đôi khi ra 6, 7, 8 nhịp nhấn.

Ví dụ: Trích trong Wikipedia / The Raven.

nhip
(Dấu / là nhịp nhấn)

2. Triết Lý Sáng Tác


Năm 1946, ông viết tiểu luận The Philosophy of Composition, Triết Lý Sáng Tác. Cho biết bài Con Quạ bị ảnh hưởng một phần bởi con quạ biết nói trong tiểu thuyết Barnaby Rudge: A Tale of the Riots of Eighty của Charles Dickens. Ông sử dụng nhịp điệu phức tạp trong bài thơ Lady Geraldine's Courtship của thi sĩ Elizabeth Barrett, cùng với nhịp điệu ngầm và tứ lập lại để cấu trúc bài thơ.

The Philosophy of Composition giới thiệu ba lý thuyết của Poe về thi văn. Ông dùng bài thơ Con Quạ làm ví dụ để diễn giải lý thuyết.

Điểm nhấn của Poe về cấu trúc văn bản là phải tìm ra kết luận với phản ứng cảm xúc hoặc ảnh hưởng mà tác giả muốn trình bày, rồi mới viết bài thơ. Phương pháp này có tên gọi là Unity of effect, Hiệu lực nhất quán.

Trong tiểu luận, ông mô tả sáng tác một bài thơ như vấn đề toán học và châm biếm những nhà thơ tuyên bố sáng tác bằng động lực mê cuồng, trực giác xuất thần.

Một bài thơ phải ngắn đủ và phải đạt được hiệu quả nhất quán trong khoảng thời gian dùng để ngồi đọc. Ông độ chừng trung bình vào khoảng 100 câu. Bài Con Quạ gồm 108 câu. (Có lẽ, ý ông muốn nói, nếu dài quá, người đọc sẽ không thể ngồi lâu, sẽ ngưng lại hoặc bỏ cuộc. Sẽ mất đi sự chú tâm theo dõi và mất luôn cảm hứng để đọc.)

Điều quan trọng mà Triết Lý Sáng Tác đưa đến là những câu chuyện của Poe được viết ngược. Hiệu quả được xác định đầu tiên, rồi mới trình bày toàn bài. Chi tiết mọc ra từ một ý kết, để giữ sự thống nhất xuyên suốt. (Poe, 1850)

Trong bài Con Quạ, Poe cho biết, muốn tạo nên một hiệu năng thẩm mỹ kết hợp với không khí sầu muộn của thơ. Ý chính của bài là tâm sự của người đàn ông thất tình, đau khổ vì người yêu vừa qua đời. Nhưng ông đã dùng biểu tượng con quạ để cấu trúc câu chuyện và không trình bày theo lối kể chuyện thông thường như chuyện tình Lan và Điệp. Điệp khúc "nevermore" là chìa khóa để nhất quán toàn bài. Những đoạn sáu câu được xây dựng để lập lại lời con quạ. Nevermore được hiểu khác nhau tùy vào ý nghĩa của mỗi đoạn thơ.


3. Tóm lược bài thơ:


Truyện kể: Một đêm cuối mùa đông, lạnh lẽo, ảm đạm, một người đàn ông cô đơn, kiệt sức, mỏi mệt, buồn bã vì cái chết của người yêu, một thiếu nữ sáng sủa và khác thường, tên Lenore. Ông đang đọc những truyện truyền thuyết kỳ quái để lãng quên nỗi sầu, rơi dần vào giấc ngủ. Bổng nghe tiếng gõ cửa. Ông nghĩ rằng có người đến thăm nhưng khi mở cửa ra chỉ thấy đêm đen. Ông tự thì thầm, phải chăng là Lenore? Và nghe tiếng vọng lại thì thầm: Lenore.

Trở vào phòng, tiếng gõ lại tiếp tục. Lần này, khi mở cửa, một con quạ bay vào đậu lên tượng bán thân của nữ thần Pallas, nữ thần của sự thông thái, khắc trên đầu cửa phòng. Con quạ mang dáng dấp của một quái điểu, đến từ bờ địa ngục.

Ông hỏi con quạ tên gì, ngạc nhiên thay nó trả lời: Nevermore. Ông độc thoại và đối thoại cùng con quạ. Có khi xem nó như thiên sứ, nhà tiên tri; có khi xem nó như ác quỷ, chim gieo họa. mang đến điềm bất tường. Những lúc nghĩ thầm, những lần trò chuyện, con quạ đều kêu lên Nevermore. Thậm chí ông hỏi con quạ, có thể nào ông được gặp lại Lenore. Dĩ nhiên, chỉ nghe trả lời Nevermore.

Cuối cùng ông xác định, con quạ chỉ biết nói một chữ này thôi. Có lẽ nó nghe và học được từ vị chủ nhân có cuộc đời bất hạnh. Khiến ông chủ luôn luôn than vãn: Nevermore.

Vào cuối bài thơ, người đàn ông trở nên giận dữ, biết rằng cuộc đối thoại với quạ sẽ chẳng đi về đâu. Ông quát đuổi con quạ ra khỏi phòng, đuổi về Diêm Vương, để ông được yên ổn với cô đơn.

Đoạn cuối cùng của bài thơ, đột biến, từ câu chuyện quá khứ bỗng trở thành hiện tại. Con quạ không bỏ đi, dường như đã trở thành tượng, vẫn ngồi im trên tượng bán thân của vị thần thông thái, với điềm gở ám ảnh. Bóng của nó in xuống sàn nhà. Hồn của ông bị giam cầm trong bóng chim. Hồn muốn chỗi dậy, muốn thoát ra nhưng Nevermore. ‒ Không bao giờ nữa.


4. Ý nghĩa ám chỉ của con quạ:


Con quạ là vật tượng trưng được chọn lựa cuối cùng. Poe cho biết, khi bắt đầu, ông chỉ muốn tìm một con vật vô tri nhưng có khả năng phát âm giống tiếng người. Sau đó, ông nghĩ đến con két biết nói. Cuối cùng, ông chọn con quạ. Ký ức của ông đã có một con quạ trong truyện của Charles Dicken. Con quạ thường tiêu biểu điềm xấu. Ông có thể dùng nó để ám chỉ những gì không may mắn xảy ra. Như ông đã giải thích, chủ nhân trước của con quạ đã gặp nhiều bất hạnh, họa vô đơn chí. Ngoài ra, ông còn đưa người đọc liên tưởng đến con quạ trong chuyện thần thoại. Con quạ đến từ cõi âm. Con quạ liên quan đến Lenore, người tình đã qua đời.

Điều ám chỉ sau cùng, đó là cuộc chuyện trò giữa người đàn ông và con quạ. Ông đã biết con quạ chỉ có thể nói một chữ Nevermore nhưng vẫn tiếp tục đặt câu hỏi. Thậm chí, hỏi cả việc có thể nào gặp lại người tình Lenore. Cuối cùng, ông đành chấp nhận sự thật về con quạ không biết gì. Chỉ nói một cách vô tình, ngẫu nhiên khi đúng khi sai. Nhưng đã muộn, vì hồn ông đã bị giam cầm trong bóng chim.

Phải chăng khi con người đau khổ, thất bại, mất mát, thường tìm đến niềm tin. Dù có khi cảm thấy niềm tin đó không thật, như người đàn ông bám víu con chim bình thường bằng niềm tin thần linh nhập vào con quạ. Con người đi tìm ý nghĩa cuộc sống trong một cõi không ý nghĩa, đó là nguồn cơn của đức tin. Dù đức tin cao lớn, mạnh mẽ đến đâu, cũng không thể chứng minh, đức tin có thật, một cách thực tế, phải chăng là bi kịch? Niềm tin phát sinh ra từ sự bất lực. Tận cùng, sát đáy của đức tin là nghi ngờ. Nghi ngờ phủ phục như con voi. Đức tin như cái thúng.


5. Edgard Allan Poe

(Tháng Giêng, 1809 - Tháng Mười, 1849.)


Nhà văn, chủ biên, nhà phê bình nhưng trên hết là thi sĩ.

Viết văn, ông nổi tiếng về truyện ngắn. Văn thơ đều mang tính bí ẩn và rùng rợn. Nhưng ông được xem là nhân vật trung tâm của phong trào văn chương lãng mạn tại Hoa Kỳ. Ông cũng được nhìn nhận là nhà văn tiên phong về tiểu thuyết trinh thám và tiểu thuyết khoa học. Ông sống bằng nghề viết cho đến khi qua đời.

PoeÔng ra đời tại tiểu bang Boston, Hoa kỳ, 1809. Mẹ mất sớm, ông được gửi đi học xa ở Anh Quốc. Năm 1826, 17 tuổi, trở về Hoa Kỳ theo học đại học Virginia. Một năm sau, nghiện rượu, bỏ học, đăng vào quân đội. Năm 1830, vào đại học quân sự West Point. Nhưng rồi ông lại bỏ ra vì vấn đề thiếu thốn tài chánh. Năm 1831, ông dời đến New York. bắt đầu sự nghiệp văn chương. Mặc dù khá giàu có nhưng khi qua đời, cha ông đã không nhắc đến tên ông trong di chúc. Poe lây lất một thời nghèo khó.

Mãi đến 1835, ông mới nhận được công việc chủ biên trong một tòa báo, nhờ câu truyện thi giải, The Manuscript Found in a Bottle, (Bản Thảo Tìm Thấy Trong Chai.)

Năm 1836, ông lấy vợ, Viriginia, là người trong họ, cô mới tuổi mười ba; năm đó, Poe 27 tuổi. Qua nhiều khó khăn kinh tế và sự nghiệp, ông di chuyển nhiều tiểu bang, làm báo và viết văn nhưng không thành công về tài chánh dù truyện viết được ngưỡng mộ.

Vào ngày 3 tháng 10 năm 1849, người ta tìm thấy Poe nằm trước cơ sở xuất bản Gunner's Hall. Đưa vào bệnh viện, ông hôn mê từ đó và không ai biết được lý do chuyện gì đã xảy ra.

Ông qua đời tại bệnh viện ngày 7 tháng 10 năm 1849.



6. Con Quạ


poe&raven


Đêm khuya ảm đạm, suy tư, đuối sức mệt mỏi,
Đọc sách hiếu kỳ, quái lạ, truyền thuyết lãng quên,
Gật gà sắp ngủ, mơ màng, chợt nghe tiếng gõ,
Như ai đang gọi, từ tốn, bên ngoài cửa phòng,
Phàn nàn tự hỏi: " Có ai, đến thăm gõ cửa.
Hẳn vậy, không gì hơn."


Vẫn nhớ rõ ràng, lạnh lẽo, ừ, đêm tháng Chạp;
Mỗi than hồng tàn, trên sàn, tro hiện bóng ma.
Mong ước nữa mai, hão huyền, tìm trong sách vở
Phôi pha đau khổ, khó quên, sầu mất Lenore.
Sáng láng, khác thường, Lenore, gọi theo thiên sứ,
Mãi mãi, không còn tên.


Màn cửa lụa tím, buồn rầu, sột soạt hoang mang
Khiến tôi hồi hộp, kinh hoàng, chưa từng cảm thấy,
Tim vẫn đập mạnh, giờ đây, lập lại run lên
" Có người khẩn thiết, xin vào, đang chờ ngoài cửa,
Chờ trước cửa phòng, khẩn khoản, khách muộn nào đây,
Hẳn vậy, không thể khác."


Sau đó hoàn hồn, mạnh bạo, không còn đắn đo,
" Xin hỏi ai đó," tôi nói, " chân thành xin lỗi,
Thật tình đang ngủ, thiu thiu, bạn gõ cửa phòng,
Bạn gõ nhẹ nhàng, từ tốn, gõ cửa phòng tôi,
Tôi nghe không rõ, hoang mang." Mở toang cánh cửa,
Đêm đen, không thấy ai.


Nhìn mãi bóng tối, đứng lâu, băn khoăn lo lắng,
Nghi ngờ đang mơ, giấc mơ, chưa ai dám mơ,
Chìm đắm im lặng, Tĩnh mịch, không một dấu hiệu,
Chỉ còn một lời, thì thầm, có phải Lenore?
Lời hỏi thì thầm, vọng lại, thì thầm: Lenore
Vậy thôi, không gì khác.


Quay vào phòng ngủ, nóng sốt, hồn tôi bồn chồn,
Lát sau nghe lại, tiếng gõ, lần này lớn hơn.
" Nhất định đúng rồi, có gì, ngoài cửa sổ lưới;
Để tôi đến xem, chuyện gì, bí ẩn nào đây
Cho được yên tâm, bí mật, cần phải khám phá,
Có thể gió, chẳng có gì."


Vừa mở tung cửa, tiếng đập, nghe từ cánh vỗ,
Con quạ oai nghiêm, bay đến, tự thời hiển linh;
Không chút ngập ngừng; không cử chỉ nào, chào hỏi;
Bay đến đầu cửa, phong cách mệnh phụ vương tôn,
Nơi tượng bán thân, thần Pallas (1), con quạ đáp xuống,
Đậu im, không làm gì.


Giải sầu nghĩ ngợi, nhìn quạ, khiến tôi mỉm cười,
Bởi sắc diện nó, nghiêm trang, trông quá trầm trọng,
" Dù ngươi cạo tóc (2), nghệ thuật nhất định không thua,
Quạ xưa hung tàn, lai vãng từ bờ đêm tối,
Hãy nói tên ngươi kiêu hãnh, trên bờ Diêm Vương."
Quạ xưng tên: " Không bao giờ nữa."


Vô cùng kinh ngạc, rõ ràng, chim nói vô tâm,
Trả lời nông cạn, thắc mắc, không chút thích hợp;
Phải đồng tình rằng, xưa nay, chưa có một ai
May mắn được thấy, con quạ đậu cửa phòng ngủ,
Chim hay ác điểu, trên cửa, nơi tượng bán thân,
Mang tên " Không bao giờ nữa."

Lẻ loi điềm tĩnh, quạ ngồi, trên tượng im lìm,
Thốt lên một chữ, hồn chim nhập vào lời nói.
Rồi không tiếng nào, vỗ cánh, không cọng lông rơi,
Trầm tư tự nhủ, " Bay mất (3), những người bạn cũ
Mai chim bỏ ta, hy vọng, rồi cũng bay xa."
Quạ nói, " Không bao giờ nữa."

Phá tan tĩnh mịch, giật mình, trả lời thích đáng,
" Chắc chắn con quạ," tôi nghĩ, " chỉ biết chữ này,
Học từ chủ nhân, một người gặp nhiều bất hạnh,
Họa vô đơn chí, đời ông, bài ca chán chường,
Đến khi hy vọng, phiền hà, trở thành truy điệu,
Vang lên, 'Không bao giờ, không bao giờ nữa.' "

Giải sầu nghĩ ngợi, nhìn quạ, khiến tôi mỉm cười,
Đẩy ghế đối diện, ngồi xem, quạ trên tượng cửa;
Dựa lưng ghế nhung, mông lung, chìm vào suy tư
Tưởng tượng truy lùng, điềm xấu, tiêu biểu chim quạ
Quạ xưa hiểm ác, kinh sợ, ý nghĩa bất tường
Tiếng kêu ám chỉ, " Không bao giờ nữa."

Miên mang dự đoán, lặng lờ, không nói một lời
Cho chim mắt lửa, thiêu đốt, cháy tận tâm khảm
Ngả đầu ra sau, thư giãn, đoán già đoán non
Trên đệm lót nhung, ánh đèn, chiếu lên khao khát,
Nhưng nhung tím cũ, của ai, đèn xưa thèm thuồng (4)
Nàng sẽ quả quyết, a, không bao giờ nữa.

Không khí ngột ngạt, mùi thơm, bình hương vô ảnh
Như thiên thần lắc, leng keng, tiếng chân trên sàn.
"Thằng khốn," tôi gào, " Chúa gửi cho ngươi thiên sứ
Mang thuốc giải sầu, hoãn phạt, thương nhớ Lenore,
Uống quên Lenore, thuốc lú, một hơi uống cạn."
Qụa kêu, "Không bao giờ nữa."

" Nhà tiên tri! Đồ hãm tài! quạ hay ác quỷ,
Dù ma vương gửi, hay bão trôi ngươi đến đây
Sa mạc mê này , bơ vơ, ta không nản chí
Trong nhà ma ám, nài nỉ, hãy nói thật lòng,
Xin cho ta biết, có chăng mùi hương Gilead? (5)
Quạ kêu, "Không bao giờ nữa."

"Nhà tiên tri! Đồ hãm tài! quạ hay ác quỷ,
Vì thiên đàng cao, vì Chúa chúng ta tôn thờ
Nói với hồn sầu, trĩu nặng, nếu Trời xa cách,
Ta có thể ôm, thánh nữ, thần gọi Lenore,
Thiếu nữ sáng ngời, khác lạ, thánh gọi Lenore."
Quạ kêu, "Không bao giờ nữa."

" Dứt lời chia tay," tôi quát, " dù chim hay bạn,
Ngươi hãy trở về, theo bão, bờ đêm Diêm Vương!
Đừng để lông đen, điềm xấu, từ hồn dối trá,
Rời tượng trên cửa, cho ta yên ổn cô đơn!
Lấy mỏ khỏi tim, lấy bóng hình ngươi khỏi cửa!
Qụa kêu, "Không bao giờ nữa."

Và con quạ đó, ngồi im, chưa bao giờ rời
Trên tượng Pallas tàn phai nằm trên đầu cửa;
Mắt như mắt quỷ, có vẻ, đang say cơn mơ,
Dưới ánh đèn soi, trên sàn, bóng quạ in xuống;
Giam trong bóng chim, hồn tôi, lăn trên sàn nhà
Muốn bay lên -"Không bao giờ nữa."


Ghi:


Chuyển dịch theo thể thơ, 10 chữ câu dài và 5-8 chữ trong câu kết của mỗi đoạn. Ngôn ngữ Việt đơn âm, không dùng dấu nhấn như đa âm nên dùng chữ làm đơn vị. Sở dĩ, chọn 10 chữ thay vì 8 chữ theo 8 nhịp nhấn vì nếu đếm chữ trong bài Con Quạ, mỗi câu dài thường có trung bình khoảng 10 chữ. Câu ngắn mang khoảng 5 đến 8 chữ.

Nhịp dùng dấu ngắt trong câu dài:

4,2,4
6,4
4,6

và câu ngắn:

2,3 hoặc ngắt lơi.

(1) Pallas, nữ thần trong thần thoại Hy Lạp. Đại diện cho sự thông thái.

(2) Cạo tóc là một hành động của các hiệp sĩ thời xưa, tự làm nhục mình hoặc quyết tâm chiến đấu.

(3) Những người bạn bỏ đi hoặc đã chết.

(4) Người đâu, chuyển dịch theo ý nghĩa văn cảnh.

(5) Balm in Gilead: Một loại hương từ vùng Gilead, theo Thánh Kinh. Có nghĩa, ' Mai sau, tôi còn có hy vọng?


The Raven


Once upon a midnight dreary, while I pondered, weak and weary,
Over many a quaint and curious volume of forgotten lore—
While I nodded, nearly napping, suddenly there came a tapping,
As of some one gently rapping, rapping at my chamber door.
“’Tis some visitor,” I muttered, “tapping at my chamber door—
Only this and nothing more.”

Ah, distinctly I remember it was in the bleak December;
And each separate dying ember wrought its ghost upon the floor.
Eagerly I wished the morrow;—vainly I had sought to borrow
From my books surcease of sorrow—sorrow for the lost Lenore—
For the rare and radiant maiden whom the angels name Lenore—
Nameless
 here for evermore.

And the silken, sad, uncertain rustling of each purple curtain
Thrilled me—filled me with fantastic terrors never felt before;
So that now, to still the beating of my heart, I stood repeating
“’Tis some visitor entreating entrance at my chamber door—
Some late visitor entreating entrance at my chamber door;—
This it is and nothing more.”

Presently my soul grew stronger; hesitating then no longer,
“Sir,” said I, “or Madam, truly your forgiveness I implore;
But the fact is I was napping, and so gently you came rapping,
And so faintly you came tapping, tapping at my chamber door,
That I scarce was sure I heard you”—here I opened wide the door;—
Darkness there and nothing more.

Deep into that darkness peering, long I stood there wondering, fearing,
Doubting, dreaming dreams no mortal ever dared to dream before;
But the silence was unbroken, and the stillness gave no token,
And the only word there spoken was the whispered word, “Lenore?”
This I whispered, and an echo murmured back the word, “Lenore!”—
Merely this and nothing more.

Back into the chamber turning, all my soul within me burning,
Soon again I heard a tapping somewhat louder than before.
“Surely,” said I, “surely that is something at my window lattice;
Let me see, then, what thereat is, and this mystery explore—
Let my heart be still a moment and this mystery explore;—
’Tis the wind and nothing more!”

Open here I flung the shutter, when, with many a flirt and flutter,
In there stepped a stately Raven of the saintly days of yore;
Not the least obeisance made he; not a minute stopped or stayed he;
But, with mien of lord or lady, perched above my chamber door—
Perched upon a bust of Pallas just above my chamber door—
Perched, and sat, and nothing more.

Then this ebony bird beguiling my sad fancy into smiling,
By the grave and stern decorum of the countenance it wore,
“Though thy crest be shorn and shaven, thou,” I said, “art sure no craven,
Ghastly grim and ancient Raven wandering from the Nightly shore—
Tell me what thy lordly name is on the Night’s Plutonian shore!”
Quoth the Raven “Nevermore.”

Much I marvelled this ungainly fowl to hear discourse so plainly,
Though its answer little meaning—little relevancy bore;
For we cannot help agreeing that no living human being
Ever yet was blessed with seeing bird above his chamber door—
Bird or beast upon the sculptured bust above his chamber door,
With such name as “Nevermore.”

But the Raven, sitting lonely on the placid bust, spoke only
That one word, as if his soul in that one word he did outpour.
Nothing farther then he uttered—not a feather then he fluttered—
Till I scarcely more than muttered “Other friends have flown before—
On the morrow
 he will leave me, as my Hopes have flown before.”
Then the bird said “Nevermore.”

Startled at the stillness broken by reply so aptly spoken,
“Doubtless,” said I, “what it utters is its only stock and store
Caught from some unhappy master whom unmerciful Disaster
Followed fast and followed faster till his songs one burden bore—
Till the dirges of his Hope that melancholy burden bore
Of ‘Never—nevermore’.”

But the Raven still beguiling all my fancy into smiling,
Straight I wheeled a cushioned seat in front of bird, and bust and door;
Then, upon the velvet sinking, I betook myself to linking
Fancy unto fancy, thinking what this ominous bird of yore—
What this grim, ungainly, ghastly, gaunt, and ominous bird of yore
Meant in croaking “Nevermore.”

This I sat engaged in guessing, but no syllable expressing
To the fowl whose fiery eyes now burned into my bosom’s core;
This and more I sat divining, with my head at ease reclining
On the cushion’s velvet lining that the lamp-light gloated o’er,
But whose velvet-violet lining with the lamp-light gloating o’er,
She shall press, ah, nevermore!

Then, methought, the air grew denser, perfumed from an unseen censer
Swung by Seraphim whose foot-falls tinkled on the tufted floor.
“Wretch,” I cried, “thy God hath lent thee—by these angels he hath sent thee
Respite—respite and nepenthe from thy memories of Lenore;
Quaff, oh quaff this kind nepenthe and forget this lost Lenore!”
Quoth the Raven “Nevermore.”

Prophet!” said I, “thing of evil!—prophet still, if bird or devil!—
Whether Tempter sent, or whether tempest tossed thee here ashore,
Desolate yet all undaunted, on this desert land enchanted—
On this home by Horror haunted—tell me truly, I implore—
Is there—
is there balm in Gilead?—tell me—tell me, I implore!”
Quoth the Raven “Nevermore.”

Prophet!” said I, “thing of evil!—prophet still, if bird or devil!
By that Heaven that bends above us—by that God we both adore—
Tell this soul with sorrow laden if, within the distant Aidenn,
It shall clasp a sainted maiden whom the angels name Lenore—
Clasp a rare and radiant maiden whom the angels name Lenore.”
Quoth the Raven “Nevermore.”

Be that word our sign of parting, bird or fiend!” I shrieked, upstarting—
“Get thee back into the tempest and the Night’s Plutonian shore!
Leave no black plume as a token of that lie thy soul hath spoken!
Leave my loneliness unbroken!—quit the bust above my door!
Take thy beak from out my heart, and take thy form from off my door!”
Quoth the Raven “Nevermore.”

And the Raven, never flitting, still is sitting, still is sitting
On the pallid bust of Pallas just above my chamber door;
And his eyes have all the seeming of a demon’s that is dreaming,
And the lamp-light o’er him streaming throws his shadow on the floor;
And my soul from out that shadow that lies floating on the floor
Shall be lifted—nevermore!



Các thao tác trên Tài liệu

được sắp xếp dưới: Xuân Bính Thân
Các số đặc biệt
Các sự kiến sắp đến
VIETNAM, DEUX DOCUMENTAIRES sur France 2 et France 5 05/03/2024 - 01/06/2024 — France 2 et France 5
Repas solidaire du Comité de soutien à Tran To Nga 22/03/2024 - 26/04/2024 — Foyer Vietnam, 80 rue Monge, 75005 Paris, Métro Place Monge
Nouvel Obs, soirée Indochine, la colonisation oubliée 25/04/2024 18:30 - 22:00 — 67 av. Pierre Mendès France, 75013 Paris
France-Vietnam : un portail entre les cultures 17/05/2024 10:00 - 11:30 — via Zoom
Ciné-club YDA: Bố già / Papa, pardon. 25/05/2024 16:00 - 18:15 — cinéma le Grand Action, 5 rue des Ecoles, 75005 Paris
Các sự kiện sắp đến...
Ủng hộ chúng tôi - Support Us
Kênh RSS
Giới thiệu Diễn Đàn Forum  

Để bạn đọc tiện theo dõi các tin mới, Diễn Đàn Forum cung cấp danh mục tin RSS :

www.diendan.org/DDF-cac-bai-moi/rss