Gặp hai đạo diễn Israel và Palestine của phim “No Other Land”
Gặp
hai đạo diễn Israel và Palestine
của phim “No
Other Land”:
“Tôi
sống dưới chế độ
dân luật
còn anh ấy dưới thiết quân luật”
Nicolas Rouger
Phóng
viên đặc biệt của báo Libération (Pháp)
tại
Masafer Yatta (Cisjordanie). Bài được đăng
trên
báo Thuỵ Sĩ “Le temps” ngày 08-04-2024.
Bản dịch : Đỗ Tuyết Khanh
Đoạt giải phim tài liệu hay nhất ở festival Berlinale, “No Other Land”, do hai đạo diễn Yuval Abraham, người Israel, và Basel Adra, người Palestine, đồng thực hiện, đã gây chấn động nơi người xem. Gặp gỡ ở Masafer Yatta, vài ngày trước khi bộ phim được trình chiếu ở festival Visions du Réel ở Nyon (Thuỵ Sĩ).
Hoàng hôn đến, chấm dứt ngày nhịn ăn ở At-Tuwani, trung tâm không chính thức của Masafer Yatta, một vùng gồm khoảng hai mươi làng nhỏ Palestine nằm trên các ngọn đồi khô cằn ở phía nam Hébron, trong lãnh thổ Cisjordanie bị chiếm đóng. Trong sân nhà của Basel Adra, 27 tuổi, các khách mời háo hức đợi ăn những đĩa cơm với thịt gà. Basel, khuôn mặt thanh tú, ánh mắt đanh lại, dỏng tai lên. Anh không tìm nghe tiếng bom dội ì ầm từ Gaza, cách đây 50 cây số đường chim bay, mà rình xem có chiếc máy bay không người lái nào, của quân đội hay của khu di dân Do Thái Ma’on, trong những năm gần đây đã bành trướng và lan tới phía trên của làng.
Đêm xuống, anh thở phào: “Sẽ không có tụi nó.” Hôm nay, ngày 14.3, bộ phim tài liệu “No Other Land” được chiếu lần đầu ở Palestine trong sân trường học, trước buổi chiếu ra mắt ngày 16.4 ở festival Visions du Réel ở Thuỵ Sĩ. Basel là đồng đạo diễn, với một người tranh đấu Palestine khác, Hamdan Ballal, và hai nhà báo Israel Rachel Szor và Yuval Abraham. Buổi chiếu được tổ chức cho dân chúng ở Masafer Yatta và các nhà hoạt động Israel ủng hộ họ.
Ở đây, từ bốn mươi năm nay, các khu di dân Do Thái dần dần trưởng giả hoá, được ưu tiên dùng đường xá đi lại và hưởng những dịch vụ do bộ máy quản lý của quân đội cung cấp, trong khi các cộng đồng Palestine và một ngàn cư dân có thể bị trục xuất bất cứ lúc nào ngày càng suy giảm. Người Palestine phải đối mặt với bạo lực trên thể xác, có khi thiệt mạng, và cả về mặt biểu tượng như cái giếng bị đổ đầy xi-măng, những ống dẫn nước bị cắt. Quân đội phá huỷ ban ngày, người dân xây dựng lại ban đêm.
Bộ phim cho thấy cách một thanh niên hoạt động Palestine ghi lại chứng cớ về những làng mạc trong vùng dần dần bị huỷ diệt .
Đối tượng công kích của phe dân tộc chủ nghĩa cực đoan
Những hàng ghế nhựa chủ yếu dành cho mấy trăm nhà báo và viên chức ngoại giao quốc tế quan tâm đến cuộc tranh cãi. Tháng hai, tại festival phim Berlinale, “No Other Land” đã đoạt hai giải phim tài liệu hay nhất, của khán giả và của ban giám khảo. Trên diễn đàn, Basel Adra lên án “sự thảm sát ở Gaza” và “việc cộng đồng của [anh]bị triệt hạ”. Yuval Abraham, người Israel, tố cáo “một tình trạng apartheid”. Sự đồng tình, hoà trong những tiếng vỗ tay khác, của bà Claudia Roth, bộ trưởng văn hoá Đức, đã gây phản cảm.
Bị buộc tội bài Do Thái, bà Roth vụng về biện minh là bà đã vỗ tay chỉ để ủng hộ “nhà báo và nhà đạo diễn Do Thái” thôi. Sự kiện đã được mọi báo chí nhắc đến. Yuval trở thành đối tượng công kích của những đồng hương theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan, đã phải dời lại ngày về từ châu Âu. Căn nhà cha mẹ anh bị phá hoại.
Khi lần đầu gặp Basel và Hamdan năm 2018, Yuval và Rachel không thể ngờ cuộc gặp ấy sẽ dẫn dắt đến những gì. Rachel, cô nhiếp ảnh trẻ tuổi tay không rời máy quay phim, đã ghi lại thời điểm ấy: Yuval tự giới thiệu bằng tiếng Ả Rập trôi chảy, một nhà báo Israel ngập ngừng tỏ ý muốn khảo sát sự phá huỷ nhà cửa ở Masafer Yatta. Basel là người tiếp đón và hướng dẫn anh. Yuval, 23 tuổi, từ chối nghĩa vụ quân sự, dần dần mở mắt trước những bất công áp đặt nhân danh anh ở Cisjordanie. Basel, 21 tuổi, có bằng cử nhân luật nhưng quyết tâm ở lại làng để chống lại sư tan rã dường như tất yếu của làng. Từ bốn mươi năm, dân làng đã chọn con đường đấu tranh bất bạo động: Basel phải đối mặt với ngược đãi, tù đày, cũng như cha anh, Nasser, chủ nhân trạm xăng duy nhất của làng, đã phải chịu đựng trước anh.
Ít lâu sau đó, Hamdan là người đầu tiên có ý nghĩ đưa lên màn ảnh hành trình chung của họ. Basel giải thích: “Rachel nhìn thế giới qua ống kính máy quay phim: chúng tôi có hàng ngàn giờ phim”, một bề dày cho phép tiếp cận một cách không sỗ sàng không gian riêng tư của những cộng đồng mong manh này. Tác phẩm của Rachel Szor cho thấy vẻ đẹp tuyệt vời của những ngọn đồi bị mùa hè thiêu đốt sau cơn mưa xanh rì trở lại. Ống kính của cô ghi lại những cuộc cưỡng bức di chuyển, và cả tình bạn nảy nở trong sáu năm giữa Basel và Yuval.
Đi ngủ mặc quần jean và mang giày bát-két
Yuval và Basel chia sẻ viễn cảnh một tương lai chung, một chế độ bình quyền từ biển Méditerranée đến sông Jourdain, cho dù “khi lớn lên dưới chế độ chiếm đóng người ta trở thành thực tế. Hi vọng chỉ dẫn đến đau đớn”, Yuval kể lại lời của Basel. “Tình hình sẽ chỉ thay đổi với tác động từ bên ngoài, nếu áp lực của dân chúng buộc các chính quyền Mỹ và châu Âu phải ngưng ủng hộ Israel”, Basel giải thích. Bộ phim của hai nhà đạo diễn là một thông điệp vô vọng ngày nay cấp bách hơn bao giờ hết. “Ngày 7 tháng 10, người di dân Do Thái đã trở thành quân nhân dự bị. Trước đây họ với quân đội là cộng tác, bây giờ thì không còn khác biệt gì nữa.” Yuval giải thích. “Tới mức có những giây phút gần như khôi hài: có đời nào lại thấy một người lính chăn dắt một đàn dê?", anh hỏi, với nụ cười chua chát.
Cuốn phim không bao giờ rời Basel, cũng như anh rất hiếm khi có thể rời Masafer Yatta. Đối với Yuval, đằng sau những trạm kiểm soát còn có một thế giới khác. “ Hai đứa chúng tôi sống dưới hai chế độ khác nhau, tôi dưới chế độ dân luật còn anh ấy dưới thiết quân luật” Yuval khẳng định. “ Khi rốt cuộc tôi về lại sau Berlin, tôi nhận thấy là dù sao tôi còn được bảo vệ”, anh nói. “Sẽ không có lính tráng tới dựng cổ tôi giữa đêm. Còn Basel thường ngủ mang đầy đủ quần jean và giày bát-két, để phòng hờ.” Trên màn ảnh, hai người thanh niên bổ sung cho nhau, bề ngoài rụt rè của Yuval hoà đồng với cá tính cộc nhưng rộng lượng của Basel. Ngoại hình tương tự càng làm rõ nét sự tương đắc giũa hai người. Nhưng khác biệt vẫn còn đó, len lỏi trong mỗi câu chuyện, nhất là khi họ nói về tương lai, hôn nhân, sự nghiệp.
Bắn ở cự ly gần
Basel lớn lên trong một thế giới ngày càng khép kín lại, nơi đường xá trở thành hành lang, nơi không có cơ hội nào khác ngoài “đi làm việc trên công trường ở Israel”. Cho nên anh tham gia biểu tình, và gom góp tư liệu, không ngừng. “Tôi thường chỉ có duy nhất cái máy quay phim để tự bảo vệ. Nhưng ngay cả thẻ nhà báo cũng không thay đổi được gì. Khi họ bắt tôi, trước mắt bọn lính tôi chỉ là một người Palestine, không phải một nhà báo.” Basel giải thích.
Cuốn phim chấm dứt với cảnh một toán người di dân và binh lính đổ bộ vào At-Tuwani. Basel quay cảnh một người di dân dí súng vào bụng Zakaria, em họ anh, và bắn. Trong sân trường, khán giả vỗ tay, khen ngợi đạo diễn. Vài người phụ giúp cất ghế. Rồi mọi người ai về nhà nấy. Sự quan tâm, chú ý có thay đổi được gì không? Yuval muốn tin là có. “Khi tôi còn nhỏ, những phim tài liệu về cuộc chiếm đóng như Les Enfants d’Arna hay Cinq Caméras brisées đã để lại ấn tượng sâu xa nơi tôi. Hình ảnh tác động nhiều hơn chữ viết”, Yuval nói. Anh mơ có ngày đoạt giải Oscar, đưa cái tên Masafer Yatta vào tâm trí hàng triệu người, dù chỉ trong vài tiếng đồng hồ.
«No Other Land», phim tài liệu của Basel Adra, Hamdan Ballal, Yuval Abraham và Rachel Szor sẽ được trình chiếu ở festival Visions du Réel thứ ba 16.4* lúc 16 giờ và thứ sáu 19.4 lúc 21 giờ
__________________________
* Diễn Đàn : chúng tôi đã chữa lại lỗi đánh máy có trong nguyên bản của báo mạng www.letemps.ch, như đăng lại dưới đây :
Nguyên tác
Rencontre
avec les deux réalisateurs israélien et palestinien de «No Other
Land»: «Moi, je vis sous loi civile, lui, sous loi martiale»
Sacré meilleur documentaire à la Berlinale, «No Other Land», coréalisé par l’Isralien Yuval Abraham et le Palestinien Basel Adra, a ébranlé tous ceux qui l’ont vu. Rencontre à Masafer Yatta, quelques jours avant sa diffusion à Nyon, au festival Visions du Réel
Le crépuscule apporte la rupture du jeûne à At-Tuwani, chef-lieu informel de Masafer Yatta, une vingtaine de hameaux palestiniens dans les collines arides au sud d’Hébron, en Cisjordanie occupée. Dans la cour de la maison de Basel Adra, 27 ans, des invités attendent impatiemment de se jeter sur des plats de riz et de poulet. Basel, le visage fin, les yeux durs, garde une oreille dressée. Il ne cherche pas le bruit sourd des bombes qu’on entend parfois tomber sur Gaza, à 50 kilomètres à vol d’oiseau, mais guette un survol de drones, ceux de l’armée, ou ceux de la colonie israélienne de Ma’on qui, ces dernières années, s’étend jusqu’à surplomber le village.
A la nuit tombée, il se détend: «Ils ne viendront pas.» Ce 14 mars, la cour de l’école accueille la première en Palestine du documentaire No Other Land, dont l’avant-première suisse aura lieu à Visions du Réel mardi 16 avril. Basel en est le coréalisateur, avec un autre militant palestinien, Hamdan Ballal, et les journalistes israéliens Rachel Szor et Yuval Abraham. Cette séance a été organisée pour les habitants de Masafer Yatta et les activistes israéliens qui les soutiennent.
Ici, depuis quarante ans, les colonies israéliennes s’embourgeoisent peu à peu, bénéficiaires prioritaires des routes et des services dispensés par l’administration militaire, pendant que les communautés palestiniennes, et le millier de résidents sous le couperet d’une expulsion imminente, s’estompent. Les Palestiniens font face à la violence physique, jusqu’à la mort parfois, mais aussi symbolique, comme ce puits rempli de ciment, comme ces canalisations d’eau coupées. Les soldats détruisent le jour, les habitants reconstruisent la nuit.
Le film montre la façon dont un jeune activiste palestinien documente la destruction progressive des villages de sa région
Cible
des ultranationalistes
Les chaises en plastique mises en rang attendent surtout des centaines de journalistes et diplomates étrangers attirés par la controverse. En février, à la Berlinale, No Other Land a reçu deux Prix du meilleur documentaire, celui du public et celui du jury. A la tribune, Basel Adra a condamné «le massacre à Gaza» et «l’élimination de [sa] communauté». L’Israélien Yuval Abraham a dénoncé «la situation d’apartheid». Dans les applaudissements, ceux de la ministre de la Culture allemande Claudia Roth ont choqué.
Accusée d’antisémitisme, elle s’est maladroitement justifiée en expliquant qu’elle avait exclusivement applaudi «le journaliste et réalisateur israélien juif». L’incident s’est frayé un chemin dans tous les journaux. Yuval, devenu la cible de ses concitoyens ultranationalistes, a été obligé de rallonger son séjour en Europe. La maison de ses parents a été vandalisée.
Yuval et Rachel n’auraient jamais imaginé les retombées qu’aurait leur première rencontre avec Basel et Hamdan, en 2018. La jeune femme, toujours la caméra à la main, l’a documenté: Yuval se présente dans un arabe lissé, journaliste israélien timide voulant enquêter sur les démolitions de maisons à Masafer Yatta. C’est Basel qui l’accueille et le guide. Yuval a 23 ans, a refusé de faire son service militaire, ouvre progressivement les yeux sur les injustices commises en son nom en Cisjordanie. Basel a 21 ans, est titulaire d’une licence de droit, mais est décidé à rester dans son village pour lutter contre sa disparition programmée. Cela fait quarante ans que les habitants ont choisi la lutte non violente: Basel fait face aux brimades et à la prison, comme son père, Nasser, fier propriétaire de la seule pompe à essence du village, avant lui.
Plus tard, c’est Hamdan qui aura en premier l’idée de mettre leur chemin commun à l’écran. «Rachel voit le monde à travers sa caméra: nous avions des milliers d’heures de film», explique Basel, une profondeur qui permet d’accéder sans voyeurisme à l’intimité de ces communautés fragiles. Le travail de Rachel Szor traduit la beauté époustouflante de ces collines calcinées par l’été qui se recouvrent de vert à la faveur de la pluie. Sa caméra témoigne des déplacements forcés, mais aussi de l’amitié qui se développe pendant six ans entre Basel et Yuval.
Dormir en jean et en baskets
Ils partagent une vision d’un futur commun, d’un régime de droits égaux entre la Méditerranée et le Jourdain, même si «quand on grandit sous l’occupation, on devient réaliste. Basel dit que l’espoir ne mène qu’à un cœur brisé», rapporte Yuval. «La situation ne changera que par l’étranger, si la pression de la rue persuade les gouvernements des Etats-Unis, des Etats européens, de ne plus soutenir Israël», explique Basel. Leur film est une bouteille à la mer dont l’urgence a été décuplée. «Le 7 octobre, les colons sont devenus des réservistes. Avant ils travaillaient main dans la main avec les soldats, maintenant on ne peut tout simplement plus faire la différence», explique le jeune homme. «Cela mène à des moments presque comiques: qui a déjà vu un soldat mener un troupeau de chèvres?» demande-t-il, un sourire pincé aux lèvres.
Le film ne quitte jamais Basel, comme Basel peut rarement quitter Masafer Yatta. Pour Yuval, un autre monde existe, derrière les check-points. «Nous vivons sous deux régimes différents, moi, sous la loi civile, et lui, sous la loi martiale, répète Yuval. Même quand je suis finalement rentré après Berlin, je me suis rendu compte que j’étais quand même protégé» dit-il. «Les soldats ne viendront pas me tirer du lit au milieu de la nuit. Alors que Basel dort souvent en jean et baskets, au cas où.» A l’écran, les deux jeunes hommes se complètent, la timidité trompeuse de Yuval se fondant dans le caractère bourru mais généreux de Basel. Leurs physiques se répondent, ajoutant à leur complicité. Mais la différence reste, s’insère dans toutes leurs conversations, surtout quand ils parlent du futur, de mariage, de carrière.
Tir à bout portant
Basel a grandi dans un monde qui chaque jour se referme un peu plus, où les routes deviennent des couloirs, où la seule opportunité, «c’est d’aller travailler sur un chantier en Israël». Alors il manifeste et il documente, encore et encore. «Ma caméra est souvent ma seule protection. Mais même la carte de presse ne change rien. Quand ils m’arrêtent, les soldats voient d’abord un Palestinien, pas un journaliste», explique le jeune homme.
Le film s’achève sur une descente de colons et de soldats dans At-Tuwani. Basel filme un colon tirant à bout portant dans l’abdomen de son cousin Zakaria. Dans la cour de l’école, le public applaudit, félicite les réalisateurs. Certains aident à ranger les chaises. Puis tout le monde rentre chez soi. Est-ce que cette attention changera quelque chose? Yuval veut croire que oui. «Quand j’étais jeune, j’ai été marqué par des documentaires sur l’occupation, comme Les Enfants d’Arna ou Cinq Caméras brisées. L’image a plus d’impact que l’écrit», dit le journaliste, qui se prend à rêver d’Oscars, de mettre, au moins pendant quelques heures, le nom de Masafer Yatta dans des millions d’esprits.
«No Other Land», de Basel Adra, Hamdan Ballal, Yuval Abraham et Rachel Szor, sera présenté au festival Visions du Réel le mardi 16 avril à 16h et le vendredi 19 avril à 21h.
Các thao tác trên Tài liệu