Phổ lời
Phổ lời
Nam Dao
Con
ơi nhớ lấy lời cha
Môt đêm đi phổ bằng ba năm làm
Theo truyền thống, lấy thơ phổ nhạc (Phạm Duy vốn vô địch). Nay, tôi lấy nhạc, phổ lời. Nói thế, ăn gian. Lời là thơ Prévert ( les feuilles mortes). Và thơ chàng, hay bởi hồn nhiên, như hơi ta thở. Không luyến láy điệu đàng như thơ Mới Việt Nam ta (ôi, ngôn ngữ ta nhiều dấu [, ?, `, ~, . ] tạo ra nhạc rồi), và cũng chẳng jazz như thơ hiện (và hậu hiện) đại, chống lại vần điệu bằng…gãy khúc, xuống hàng bất tử, không cần (tí ti) văn phạm, chửi tục, dâm dục… rất không gợi cảm, hè hè!
Tôi lấy hứng từ ông bạn già họ Phan rửng tình yêu thơ, và ông Hàn Thủy phổ lời Prévert cho nhạc Kosma. Phần này, tôi khoái 50%, phần 50% còn lại tôi không hẳn ưng vì tính ‘’ lyrique’’ của ngôn từ văn chương Ziao Chỉ hơi bị ‘’ thiếu’’ hồn nhiên. Ôi, đây là một vấn đề văn hoá.
Riêng phần mình, tôi vui chơi, thế thôi. Già rồi mà! Và ngâm nga một câu thơ Luân Hoán : "sao đêm chẳng cứ đêm dài, cho ta hưởng hết cái tài hoa ta’’.
Và lại hơi bị buồn vì ta chẳng có cái tài hoa cóc gì mà bảo là của ta cả.
Than ôi!!! Trời sinh ra muôn loài sao lại chọn ta cà?
Ngàn lá chết(đoạn 1)Này,
em nhớ giùm...em
nhé đừng quên Ngàn
chiếc lá vàng như bướm trong
chiều bay (đoạn 2)Rồi
cơn gió
bắc (đoạn 3)Bài
ca năm đó (đoạn kết)Rồi
đời chia cắt
Và
biển sóng lời 2 đoạn1Này,
em nhớ giùm...xin nhé, đừng quên Ngàn
chiếc lá vàng tơi tả trong chiều
bay
Nghe
Nguyễn Trọng Khôi phối âm và hát, |
Post
scriptum
chuyện
phổ lời
Bây giờ cũng bắt chước Phan đại nhân xin tán phét về thơ. Thơ hay ở hồn thơ, và Prévert hay ở chỗ thật tự nhiên, lời thơ như lời thủ thỉ, gần gũi, không dramatique cải lương kiểu trăng rụng xuống cầu, không luyến láy du dương như các ngài Huy Cận Xuân Diệu thời thơ Mới đang nhập thơ Tây vào ngôn ngữ Ta. Tính hồn nhiên trong ngôn ngữ thơ Việt Nam ( thì dụ các cụ Tế Xương, N Khuyến) thoắt một cái thành '' nhaque'', và sau thì ta cứ rong đường ''cách tân'' , chỉ trừ 1 ngoại lệ là Nguyển Nhược Pháp, với Hôm nay đi chùa Hương, thơ kể chuyện, rất hồn nhiên, và chính thế mà người ta còn nhớ. Nét hồn nhiên trong thơ Việt thỉnh thoảng thấy lóe lên ở Bùi Giáng, khi ông ta bất chấp chữ, làm thơ cho sướng cái đã. Hoặc Nguyễn Đức Sơn, cũng gần như thế, phá cách (nhưng giữ được chất, được hồn). Vậy, bài thơ của Prévert hay ở chỗ giữ được hồn, không du dương, không phức tạp (như bệnh các vị Phú Lăng Xa, trừ (có lẽ) Verlaine), và nếu có nhà thơ nào gần với Prévert thì hẳn phải kể chàng Apollinaire mà tại hạ hợp tạng.
Vì thế, khi tại hạ phổ lời, là nhắm cái đích giữ được hồn thơ, và đồng thời, cố làm sao cho hình tròn ra hình tròn, hình vuông ra hình vuông, nhưng quả là thiên vạn nan thiên vạn nan (Hàn Thuỷ tiên sinh chứng giám) chứ chẳng là mì ăn liền.
ND
Các thao tác trên Tài liệu