Sự phàn nàn của kẻ tự xưng mình yếu : một cạm bẫy
Sự phàn
nàn của kẻ tự xưng mình yếu:
một cạm bẫy
Claudio Magris
Vũ Ngọc Thăng dịch.
August Macke, At the Garden Table (1914)
– Anh không hiểu tôi.
Giọng nói khá đanh tai trong nhà hàng từ cặp đôi phía sau lưng chúng tôi, không thể không nghe lỏm. Câu đáp trả, không chần chờ:
– Cô mới chả khi nào hiểu tôi ...
Âm giọng trong cả hai câu đối chát thì thấm đẫm cay đắng và oán giận mà mặt khác được hòa trộn trong một niềm mãn nguyện thỏa dạ. Mỗi bên đều bị tổn thương, song hơn hết, họ hài lòng với tình trạng và cái mối tự cảm: mình-không-được-thấu-hiểu. Không chỉ là vì khi người ta phải, hoặc cho rằng mình phải chịu đựng một sự sai-trái, họ sẽ có lợi thế so với đối thủ, mà còn là vì điều đó tự cho phép họ đặt mình ở vị trí tố cáo, chứ không ở vị trí bị cáo. Giữa tiếng rầm rào của cả hai giọng nói, lỗ tai kẻ lạm dụng tự động bồi thêm tiếng dội của một niềm sướng khoái chát đắng, lòng tin tưởng móc ngoặc, và cuộc phô trương tự-cảm-mình-là-nạn-nhân, mình là một tâm hồn nhạy cảm, và do đó yếu-hơn, bị gây tổn thương bởi một người mạnh-hơn, và cho nên là kẻ bắt nạt.
Một cảnh diễn tối thiểu trong cái nhà-hát-lớn-thế-giới vốn ngoạn mục hóa âm mưu của những kẻ yếu vờ, thậm chí một cách thành thực và tin tưởng, nhằm chiếm ưu thế trước kẻ-mạnh, hoặc những ai nỗ lực hành xử đúng như thế, đang đổ mồ hôi dưới nỗi nhọc nhằn của cuộc sống, nhưng không phô diễn mồ hôi nhằm đạt được lòng thương hại và tiếng vỗ tay của công chúng – tại gia đình, ở nơi làm việc, bên trong cái cuộc chiến thường nhật tất-cả-chống-chọi-tất-cả điếc đặc. Cái sự-yếu-đem-ra-tuyên-cáo trở nên một vũ khí, một nước đi để quàng quang gánh cuộc sống lên những ai không-phàn-nàn, và có lẽ vì vậy bị coi là những người kém nhạy cảm, đích đáng phải gánh chịu sức nặng và thậm chí không hề được biết ơn.
Âm-mưu-kẻ-yếu đấy, Nietzsche nói, người tất có ý thức về bạo lực giáng xuống những người thực sự yếu, cái "xung lực tiêu diệt" tàn nhẫn, như ông gọi, của Lịch sử, hoặc thậm chí chỉ là bạo lực của gã lái xe ngựa quất roi không thương xót con ngựa kiệt sức của gã, như trên con phố ở Torino khi ông chứng kiến sự tàn nhẫn ấy, và nỗi đau đã nhấn chìm ông trong một cuộc sụp đổ tâm thần vốn còn là một cuộc tan-vỡ-tấm-lòng. Về âm-mưu-kẻ-yếu, có lẽ ông hàm ý sự phô trương cái yếu của chính mình, hệ tư tưởng về nó, cuộc khai thác nó, biến nó thành trung tâm của thế giới, áp đặt những người khác, có lẽ không kém nỗi đau và móc ngoặc, cũng làm như thế.
Có nhiều người thì lại tuyên bố mình quá nhạy cảm để mà chịu đựng cảnh tượng đau đớn và, Bernanos nói, họ đè bẹp một con vật nhỏ đang đau đớn để mà không trông thấy nó bị đau đớn. Kẻ-yếu mà sống trải cái yếu của chính mình như là duy nhất hoặc quan trọng nhất, thì muốn người khác mà họ chẳng mảy may quan tâm, cũng nghĩ như thế. Cặp đôi ở phía sau lưng chúng tôi đã rời khỏi bàn ăn và đang ở đủ xa; giọng nói của họ còn văng vẳng, song lời lẽ thì không nghe ra được. Âm điệu của giọng nói gợi ý rằng mỗi người đang trình bày cái phiếu-tính-tiền cho người kia, song trong đầu của cả anh lẫn chị ta đều không nảy ra ý nghĩ thanh toán, ít ra là cho phần mình.
Nguồn:
È
una trappola il lamento di chi si dice debole - Coriere
della Sera
29/09/2017
Các thao tác trên Tài liệu