Bạn đang ở: Trang chủ / Dịch thuật / THÁNG BA GÃY SÚNG của Cao Xuân Huy được dịch ra tiếng Pháp

THÁNG BA GÃY SÚNG của Cao Xuân Huy được dịch ra tiếng Pháp

- NNG — published 14/12/2021 22:15, cập nhật lần cuối 15/12/2021 15:23
Bản dịch của Emmanuel Poisson (Ed. Riveneuve)

Sách mới



THÁNG BA GÃY SÚNG

của Cao Xuân Huy

được dịch sang tiếng Pháp



CAO XUÂN HUY

EN MARS, FUSILS BRISES

traduit du vietnamien
par Emmanuel Poisson

Ed. Riveneuve, Paris 2021, 246p



Tủ sách văn học Việt Nam của nhà xuất bản Riveneuve (do Đoàn Cầm Thi phụ trách) đã ra được mười sáu tác phẩm, của những tác giả trẻ ở trong nước (Nguyễn Việt Hà, Phong Điệp, Nguyễn Bình Phương, Phan Hồn Nhiên) và những nhà văn sống ở nước ngoài (Đỗ Kh, Thuận).


Rất mừng là cuốn thứ 17 dành cho bản dịch tác phẩm Tháng ba gãy súng của Cao Xuân Huy.


bia    biaF


Bạn đọc quan tâm tới đời sống văn hóa và văn học Việt Nam nhưng không theo dõi dòng “ văn học hải ngoại ”, có thể nhầm tác giả với học giả cùng tên họ (1900-1983), thân phụ của nhà ngôn ngữ học Cao Xuân Hạo. Tác giả Cao Xuân Huy (1947-2010) ra đời gần nửa thế kỷ sau, không họ hàng gì với học giả – nếu tôi không lầm. Cha anh là nghệ sĩ Cao Nhị, năm 1956, tham gia phong trào Nhân văn & Giai phẩm, làm thư ký tòa soạn tạp chí điện ảnh Sáng Tạo (1). Năm 1954, Cao Xuân Huy (7 tuổi) theo mẹ vào nam, sống với gia đình bên ngoại. 19 tuổi, nhập ngũ, vào binh chủng “ác ôn” thiện chiến nhất của Quân lực Việt Nam cộng hòa : Thủy Quân Lục Chiến.


Động cơ là gì ? Chống Cộng chăng ? Tác giả viết trong lời tựa :


Trong lứa tuổi của tôi, lứa tuổi dưới mười khi theo gia đình di cư từ Bắc vào Nam, ngoại trừ những người có thân nhân ruột thịt bị giết bởi Việt Cộng, còn hầu hết, có bao nhiêu người thực sự căm thù Việt Cộng đâu, vì rõ rệt một điều là từ lứa tuổi tôi trở xuống, có đứa nào biết Việt Cộng là cái gì đâu. Cũng y như lứa tuổi dưới mười khi theo cha mẹ qua Mỹ từ năm 1975 ở đây bây giờ. Cũng thù ghét Việt Cộng vậy, nhưng chỉ là cái thù gia truyền, thù ghét theo thế thôi, chứ chẳng có gì là sâu đâm cả. Cho đến khi lớn lên, đầu óc đã tạm đủ để suy xét thì khổ một nỗi, hệ thống tuyên truyền của Việt Nam Cộng Hòa lại có giá trị phản tuyên truyền nhiều hơn là tuyên truyền. Cho nên khi vào quân đội, tôi tình nguyện vào đơn vị tác chiến thứ thiệt vì căm thù kẻ địch thì ít mà vì cái máu ngông nghênh của tuổi trẻ, vì bị kích thích bởi những cảm giác mạnh của chiến trường thì nhiều. ” (Tựa, Tháng ba gãy súng).

Tháng ba gãy súng được xuất bản tại Mỹ năm 1986, ba năm sau khi tác giả vượt biển và tới Mỹ, kể lại những ngày tháng ba 1975 ở mặt trận Thừa Thiên, khi quân đội VNCH “ triệt thoái Tây Nguyên ” rồi bỏ chạy từ Quảng Trị, qua Huế, về Đà Nẵng. Đơn vị của Cao Xuân Huy chiến đấu những ngày chót trên bãi biển Thuận An, chiến hạm cấp cứu không bao giờ cặp bến, cuối cùng bị bắt và “ Học tập cải tạo ” : “ quyển sách này chỉ là một câu chuyện, câu chuyện thật một trăm phần trăm được kể lại bằng chữ. Tôi viết những điều mà những thằng lính chúng tôi đã trực tiếp tham dự nhưng không ai viết lại, trong khi nhiều người đã viết về những chuyện chiến trường thì hình như chẳng có ai dự ” (lời Tựa).

Quả thật, Tháng ba gãy súng tương phản hẳn với những hồi ký xuất bản tại Mỹ từ 1975 tới nay của những cựu sĩ quan VNCH, một số là nhà văn có tên tuổi, mà ấn tượng đầu tiên và duy nhất của người đọc là “ lên gân ” và “ phường tuồng ”. Mặc dầu Cao Xuân Huy nhấn mạnh nó không phải là tiểu thuyết, nhưng người đọc có quyền đánh giá đó là một tiểu thuyết giá trị. Những ai theo dõi văn học Việt Nam đương đại, không thể không nghĩ tới Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh. Mọi lời bình đều thừa thãi : tốt hơn cả, chúng tôi xin đăng lại nguyên tác (trong trang báo này, với sự cho phép của tác giả) bài viết năm 2011 của Bảo Ninh : Nhớ về nhà văn Cao Xuân Huy (đã được Emmanuel Poisson dịch ra tiếng Pháp, cùng đăng với Lời bạt, viết thẳng tiếng Pháp, của Đỗ Khiêm).

Bản dịch của Emmanuel Poisson hoàn chỉnh, chuyển ngữ được giọng văn độc đáo, ngang tàng mà chân thực của Cao Xuân Huy. En mars,  fusils brisés là một dịp may để bạn đọc tiếng Pháp (nhất là các bạn trẻ Việt Nam không thạo tiếng Việt) tiếp cận một tác giả, và qua đó, văn học Việt Nam đương đại.


N.N.G.




(1) Trùng tên với tạp chí văn học Sáng Tạo xuất bản tại Sài Gòn (1956-1960) của nhóm Mai Thảo. Tạp chí điện ảnh Sáng Tạo ra được hai số tháng 11.1956, do nhà điện ảnh Trần Thịnh làm giám đốc. Tham gia : Trần Thịnh, Phạm Kỳ Nam, Trần Công, Phan Tại, Cao Nhị, Phan Vũ, Chu Ngọc (theo Lại Nguyên Ân, Đi tìm dấu tích tờ báo ‘Sáng Tạo’ (Hà Nội, 1956).









Các thao tác trên Tài liệu

Các số đặc biệt
Các sự kiến sắp đến
VIETNAM, DEUX DOCUMENTAIRES sur France 2 et France 5 05/03/2024 - 01/06/2024 — France 2 et France 5
Repas solidaire du Comité de soutien à Tran To Nga 22/03/2024 - 26/04/2024 — Foyer Vietnam, 80 rue Monge, 75005 Paris, Métro Place Monge
Nouvel Obs, soirée Indochine, la colonisation oubliée 25/04/2024 18:30 - 22:00 — 67 av. Pierre Mendès France, 75013 Paris
France-Vietnam : un portail entre les cultures 17/05/2024 10:00 - 11:30 — via Zoom
CONFÉRENCE DÉBAT 24/05/2024 19:00 - 23:00 — la Médiathèque JP Melville (Paris 13e)
Ciné-club YDA: Bố già / Papa, pardon. 25/05/2024 16:00 - 18:15 — cinéma le Grand Action, 5 rue des Ecoles, 75005 Paris
Các sự kiện sắp đến...
Ủng hộ chúng tôi - Support Us
Kênh RSS
Giới thiệu Diễn Đàn Forum  

Để bạn đọc tiện theo dõi các tin mới, Diễn Đàn Forum cung cấp danh mục tin RSS :

www.diendan.org/DDF-cac-bai-moi/rss