Tự do mà nhẹ
Tự do mà nhẹ
Emanuele
Severinoi
Bản
dịch Vũ Ngọc Thăng
Glissez, Mortels, n'appuyez pas. Đây là câu thơ của nhà thơ Pháp Pierre-Charles Roy sống ở thế kỷ 18: « Trượt đi, Phàm nhân, đừng tựa chân », nhẹ thôi các bạn ơi. Giọng điệu dường như vui đùa; song là để kêu gọi các « Phàm nhân ». Đúng ra đây là câu cuối của bài thơ ngắn nổi tiếng này:
Trên mặt pha lê mong manh, mùa đông dẫn bước người
Vực
đá ở bên dưới lớp băng
Đấy, của chúng ta cái
bề mặt hoan lạc nhẹ bâng:
Trượt đi, Phàm nhân,
đừng tựa chân
Này các Trượt thủ, đừng tựa chân, vực đá mở toang ngay bên dưới mặt băng mong manh là Thần chết; thế nên, bạn là « Phàm nhân ».
Một chiếc bóng lớn phủ lên các niềm hoan lạc của con người. Dẫu sao việc nhẹ chân đã cứu vớt họ được một lúc. Cho phép họ không trông thấy vực thẳm. Tuy nhiên, sớm muộn gì băng cũng tan, cũng vỡ. Trong văn hóa hiện đại sự nhẹ cũng là tự do: bung phá các trói buộc mà lơ lửng trên không. Nói về sự nhẹ, Italo Calvino nhắc đến đôi dép có cánh của Perseus, người giết nữ thần Medusa. Nhưng ông dường như không nhận ra rằng thần thoại này là điềm báo về « cái chết của Chúa », vốn cũng được Nietzsche loan báo cho thế giới hiện đại. Sau khi là đấng bảo hộ con người, Chúa làm hòn đá ii – như vị Thần nữ (trong tiếng Hy Lạp cổ, «Medusa» có nghĩa là « Người bảo hộ ») – đá hóa con người. Chúa là sự nặng, là « tinh lực hấp dẫn ». Và con người, để sống, diệt sự nặng, trở nên tự do. Nhưng sau khi giết Chúa, con người hoàn là « Phàm nhân ».
Dường như đối với Leopardi, câu thơ cuối của nhà thơ Pháp « bao hàm toàn bộ trí khôn của con người » và là « hoa trái của một triết lý sâu sắc và cao siêu nhất », khuyên nhủ sự nhẹ: hãy ngoảnh mặt khỏi tính hư vô của mọi sự. Leopardi nhận dạng sự nhẹ mà Roy mời gọi và « các ảo tưởng » vốn cho phép con người sống sót một thời gian. Có điều, trong lúc đối với nhà thơ Pháp, các trượt thủ có thể tự do chấp nhận hay không lời mời gọi, thì đối với Leopardi, không thể, bởi con người là bầy tôi của các ảo tưởng. Nhanh chóng chinh phục sự nhẹ của mình, song cũng không thể cứu vớt nó. Vậy nên sự nhẹ của họ sớm tự vén mở là « khôn kham », như Milan Kundera nghĩ. Đấy là trong số các suy tư sâu lắng của nền văn hóa chúng ta. Thẩm tra tính nhất quán của chúng hoàn toàn là một diễn ngôn khác.
Emanuele
Severino
Bản
dịch Vũ Ngọc Thăng
Nguồn: Corriere della Sera, 31/5/2018
_______________________________
i Emanuele Severino (1929 – 2020): Triết gia lớn người Ý.
ii Xem Kinh thánh: I Phi-e-rơ 2: 4-8.
Các thao tác trên Tài liệu