Bóc đi thì lại để vào như chơi
Bóc đi thì nó vẫn còn trơ trơ
Sáng 24.7.2008 chúng tôi giời thiệu trên mục THẤY TRÊN MẠNG bài báo Bức ảnh đoạt giải Press Photo năm 1989. Đó là bức ảnh chụp vài giờ trước cuộc tàn sát ở Thiên An Môn. Chúng tôi viết : << Chúng tôi đã chép bài này trong kho lưu trữ, phòng hờ VNN bóc nó đi vì cấp trên ra lệnh : "vấn đề nhạy cảm, cấm !">>. Buổi chiều, một bạn đọc cho biết bài báo đã bị bóc đi rồi. Khi bấm vào địa chỉ http://vietnamnet.vn/vanhoa/tinanh/2008/07/794993/ thì thấy xuất hiện dòng chữ "Địa chỉ này không tồn tại".
Vậy Diễn Đàn xin giữ lời hứa, đăng lại bài báo để bạn đọc VNN khỏi thắc mắc, và để cho các vị trong "Ban tuyên giáo Trung ương" hiểu rằng ở thời đại Internet, ra lệnh "bóc" thì dễ, nhưng hiệu quả thì hơi bị có vấn đề đấy.
.
NGUỒN : http://vietnamnet.vn/service/printversion.vnn?article_id=1081196
Bức ảnh đoạt giải World Press Photo năm 1989
Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày mùng 4 tháng 6 năm 1989. Một người biểu tình đứng chặn trước một đoàn xe tăng của quân đội đàn áp cuộc biểu tình đòi dân chủ diễn ra tại quảng trường Thiên An môn.
Tác giả : Charlie Cole, Mỹ, phóng viên tờ Newsweek.
Bức ảnh : Cuộc xô xát ngày 4/6, hay Tình trạng náo động từ mùa Xuân tới mùa Hè năm 1989 theo chính phủ Trung Quốc, là một loạt những vụ biểu tình do sinh viên, trí thức và những nhà hoạt động công nhân lãnh đạo ở Cộng hoà nhân dân Trung Hoa từ 15 tháng 4, 1989 đến 4 tháng 6, 1989, (theo chính quyền Trung Quốc).
Cố gắng nín thở để vững tay bấm máy, Cole nghĩ rằng “Nếu người trẻ tuổi đó định hy sinh, xả thân vì lý tưởng của mình như vậy thì nhiệm vụ của tôi là phải chụp một bức ảnh chân thực.”
Charlie Cole kể lại câu chuyện ông đã chụp được tấm hình đầy kịch tính hồi năm 1989 :
Tháng Năm 1989, là một nhiếp ảnh gia
của tạp chí Newsweek,
tôi được gửi đi Bắc Kinh. Khi đó, các cuộc biểu tình của sinh viên ngày
càng nhiều lên.
Hai nhà nhiếp ảnh khác của tạp chí là
Peter Turnley và Andy Hernandez đã có mặt ở đó từ trước. Vài ngày sau
khi tôi tới nơi, các cuộc biểu tình dường như đã qua giai đoạn đỉnh
điểm.
Từng đám người biểu tình và các hoạt
động giảm xuống tới mức rất nhiều phóng viên, các nhiếp ảnh gia bắt đầu
quay trở về văn phòng của họ đặt rải rác ở các nơi trong vùng á châu. Newsweek bảo tôi cứ
ở lại.
Chiều tối ngày 3 tháng 6, sau
một ngày đương đầu căng thẳng giữa phía quân đội và những người biểu
tình, quân đội bắt đầu bao vây trung tâm thành phố và cuối cùng, họ cho
xe tăng và xe bọc thép vào ngay giữa Quảng Trường Thiên An Môn. Phía
trên quảng trường, ở ngay trước Tử Cấm Thành, một chiếc xe bọc thép bị
xé lẻ khỏi đội hình.
Trong lúc hoảng loạn tìm cách thoát
khỏi đám đông, chiếc xe này đã cán lên một số người biểu tình. Ngay lập
tức, điều đó đã làm dấy lên tình trạng bạo lực. Đám đông chặn chiếc xe,
lôi những người lính ra, giết chết rồi phóng hoả đốt xe.
Cảnh tượng diễn ra ngay trước mắt một
số tiểu đội lính đứng cách đó khoảng 150 mét. Tôi nhìn quanh, định tìm
chỗ nấp nhưng không có. Nơi duy nhất có thể trú ẩn được là đi ngược lên
Đại Lộ Trường An, gần với Khách Sạn Bắc Kinh. Khi tôi vừa đến gần những
tán cây trên phố thì quân đội nổ sung vào đám đông ở phía trên quảng
trường.
Trời rất tối nên tôi không thể chụp
ảnh, mà khi đó lại không thể dùng đèn flash được.
Tôi nhình quanh và phát hiện ra là chỉ
có một nơi duy nhất có thể chụp hình. Đó là mái của một toà nhà, nơi có
thể chứng kiến được quang cảnh quảng trường cùng tình trạng lộn xộn ở
đó.
Tôi vào khách sạn Bắc Kinh, nơi có thể
nhìn được quang cảnh phía trên của quảng trường, nhưng bị cảnh sát mật
thuộc Phòng An ninh Công cộng Trung Quốc chặn lại. Họ tước lấy
túi ảnh của tôi và lấy đi tất cả những cuốn phim tôi chụp chiều hôm đó.
Họ định giữ những chiếc máy ảnh nhưng tôi nói với họ rằng máy ảnh sẽ
chả làm được tích sự gì khi không có phim. Họ trả máy lại và tôi nói
tôi sẽ đi lên phòng riêng. Các cảnh sát mật đã bỏ sót ba cuốn phim chưa
rửa mà tôi cất ở túi trong.
Vào khoảng 4 - 5 giờ sáng, hàng đoàn xe
tăng chạy vào quảng trường nghiền nát xe buýt, xe đạp và người dưới
bánh xích. Khi trời hửng sáng, chúng tôi thấy nhiều xe bọc thép tiến
vào quảng trường cùng hàng ngàn binh lính. Ngày hôm sau, ngày 5 tháng
Sáu, tôi và Stuard lại ra ban công theo dõi tình hình.
Vào khoảng trưa, chúng tôi nghe tiếng
xe bọc thép nổ máy và bắt đầu rời quảng trường. Để giải tán đám đông ở
Đại lộ Trường An, một số súng máy đã nhả đạn vào đám đông. Mọi người bỏ
chạy vì hoảng loạn.
Ngay sau đó, khoảng 25 xe tăng xếp hàng
bắt đầu lăn bánh theo cùng hướng dọc theo đại lộ. Đột nhiên, chúng tôi
thấy một thanh niên bước ra từ lề đường, một tay cầm chiếc áo khoác,
tay kia cầm túi siêu thị bước vào lối đi của những chiếc xe tăng với ý
định chặn đoàn xe lại.
Thật là chuyện không thể tin được, nhất
là sau tất cả những gì đã xảy ra. Không thể tin được điều đó, tôi vừa
tiếp tục chụp ảnh, vừa dự đoán về số phận bất hạnh của anh. Và tôi ngạc
nhiên khi thấy chiếc xe tăng đi đầu dừng lại rồi tìm cách đi vòng quanh
người thanh niên.
Thế nhưng anh lại tiếp tục chặn đầu xe.
Tôi và Stuart nhìn nhau, cùng kinh ngạc về những gì mình vừa mới chứng
kiến và ghi lại được bằng hình ảnh.
Tôi đã kịp cất cuốn phim có chụp hình
xe tăng trong hộp nhựa rồi giấu trong bể chứa nước của bồn
cầu. Với thời điểm đó, có thể nói, anh hùng đã tạo nên thời
thế, chứ không phải là thời thế tạo anh hùng.
Khi họ bỏ đi, tôi đã lấy ra và mang tới
Hiệp Hội Báo Chí tráng rửa và chuyển về cho Newsweek ở New York.
Ba nhiếp ảnh gia khác cũng đã chụp được
hình ảnh này từ những góc độ khác nhau. Rất nhiều cơ quan và các tạp
chí đã tìm cách xác định danh tính người thanh niên và những gì đã xảy
ra với anh sau đó. Một số người nói anh tên là là Vương Nguỵ Lâm, nhưng
không chắc chắn lắm.
Ngày nay, hình ảnh này được sử dụng như
một biểu tượng của cuộc đấu tranh vì dân chủ.
Một bài mới đây trong tời nhật báo Hong-Kongais Apple Daily đã cho rằng Wang hiện nay đang sinh sống tại Đài Loan.
-
ST: Nguyễn Văn Dững - Lê Tùng - Long Bình
Các thao tác trên Tài liệu