Bạn đang ở: Trang chủ / Giọt mực, ... / Từ CẤM ĐÁI BẬY tới QUẢN LÝ BLOG

Từ CẤM ĐÁI BẬY tới QUẢN LÝ BLOG

- Nguyễn Huy Vũ — published 19/10/2007 01:09, cập nhật lần cuối 19/10/2007 01:09
Điều đáng nói ở đây là một cái văn bản như vậy ... nó chẳng mới là bao so với cái bảng Cấm Đái Bậy. Cái khác duy nhất ở đây là thay vì "cấm" thì là "quản".


Từ CẤM ĐÁI BẬY
tới QUẢN LÝ BLOG


Nhân đọc : Đã đến lúc cần có Luật Quản lý Blog?
http://vietnamnet.vn/cntt/2007/10/749382/


Cấm hút thuốc - phạt một ngàn đồng
cấm ăn, uống - phạt năm trăm đồngcấm đái - phạt một ngàn đồng... mỗi ngày từ nhà đến công ty tôi phải gặp những biển cấm như vậy ít nhất là tám lần. Đối với nhiều người, Singapore quả thật là một xã hội nghiêm khắc.

Tuy nhiên, sau hơn 4 năm ở đây, tôi chưa bao giờ thấy ai bị phạt vì những biển cấm như vậy (chắc hẳn mọi người tiếc tiền ?). Mọi người thực hiện với một thái độ tự giác chứ không phải cưỡng ép. Người ta thực hiện vì muốn giữ gìn một môi trường sạch đẹp chứ chẳng phải vì có một vị công an nào suốt ngày theo dõi dân chúng làm gì, nghĩ gì.... Cấm hút thuốc (nơi công cộng) để khỏi ảnh hưởng tới sức khỏe người chung quanh. Cấm đái, xả rác, hay ăn uống trên các phương tiện công cộng vì muốn giữ môi trường xanh sạch. Tất cả các biển cấm đều nhằm mục đích đánh thức ý thức của mọi người. Và có chỗ cấm thì cũng có chỗ để "xả".

Chuyện nước ngoài là vậy, còn chuyện của Việt Nam chúng ta thế nào? Cấm Đái Bậy, cái chữ thiệt to được vẽ lên tường, ngay tại nơi người ta thường đái bậy, mùi hôi thối bốc lên. Ba chữ này chỉ xuất hiện khi mà hậu quả đã xảy ra, nghĩa là có quá nhiều người đã đái tại đây, và chính quyền hay người dân gần đó hết chịu nổi. Hiểu theo nghĩa bình dân ở đây là cái gì không chịu nổi thì cấm. Chấm hết. Đái hôi quá. Cấm. Xả rác nhiều quá. Cấm. Trừ khi có các vị dân phòng hay công an túc trực, cấm đái, vẫn đái, cấm xả rác, vẫn xả rác. Chữ cấm gần như đã thể hiện sự bất lực. Cấm đã trở thành một giải pháp đơn giản, gọn nhẹ ít nhất là đối với người ra lệnh. Chỉ cần nhiều nhất là một văn bản. Xong. Tất cả những thằng nào phạm luật cứ thế mà bắt, cứ thế mà xử. Theo luật. Không có cãi cọ, lôi thôi. Cấm thì cấm, và người ta làm thì vẫn làm. Bổn cũ thực hiện. Nếu hiểu rằng một luật đưa ra, người dân không chấp hành: luật đó thất bại, thì trong những trường hợp như vậy, phản ứng của người dân là thước đo cho sự thành công của luật.

Cái dân Việt Nam chẳng có văn hóa gì cả, đụng đâu đái đó thôi. Có thể một ai đó chặc lưỡi qua đường khi thấy một vài kẻ "đái đường". Và nếu (lại thêm một chữ nếu) những nhà làm ra cái luật cấm kia hiểu rằng cái bảng Cấm Đái Bậy chỉ dành cho những kẻ chuyên đái bậy thì cách tốt nhất để "áp dụng" thành công cái "luật cấm đái" kia tốt nhất là nên tiếp xúc và tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của "nhân dân". Hãy hỏi họ thử vài câu đại loại như tại sao tụi mày khoái đái ở đây vậy ? chắc hẳn sẽ tìm được câu trả lời: còn chỗ nào đâu nữa mà đái.

Hết chuyện đái. Tới chuyện blog. "Sẽ có văn bản dưới luật quản lý (nó) và nước ngoài làm được thì mình làm được (sic)" – đó là một câu nói của một vị ở cơ quan làm luật của VN – làm tôi cũng thấy... ớn chè đậu. Số là tôi cùng là bờ-lốc-gờ, nên một cái văn bản như vậy đưa ra tức là cũng áp dụng cho tôi. Lơ tơ mơ, nói năng lôi thôi là có ...vấn đề. Ớn thiệt chứ chẳng chơi. Hãy khoan bàn về tính hợp lý của những văn bản như vậy vì blog là một môi trường không gian ảo. Điều đáng nói ở đây là một cái văn bản như vậy ... nó chẳng mới là bao so với cái bảng Cấm Đái Bậy. Cái khác duy nhất ở đây là thay vì "cấm" thì là "quản". Một giải pháp tốt nhất đưa ra là giải pháp win-win : cả hai cũng thắng hay cả hai cũng thoải mái. Một bên là chính quyền và một bên là người dân. Đến đây thì vấn đề được đặt ra ở một tầm cao hơn: vai trò của chính quyền là gì? Nếu hiểu rằng vai trò của chính quyền là bảo đảm sự công bằng trong xã hội, hỗ trợ và khuyến khích người dân phát triển, giữ gìn và bảo vệ tổ quốc, thì rõ ràng một văn bản kiểu như vậy bản thân nó không phản ánh nhiệm vụ của chính quyền. Thay vào đó, nên có một luật cho nó đàng hoàng về điện tử như thương mại điện tử, báo chí điện tử, bản quyền điện tử, giao dịch điện tử... để phân xử các tranh chấp liên quan đến điện tử và không gian ảo trong tương lai. Một lần nữa những nhà làm luật (cũng) nên tham khảo ý kiến các bờ-lốc-gờ vì (nếu một văn bản dưới luật như vậy xuất hiện thì) bản thân họ là những người chịu luật. Kẻo một khi văn bản đưa ra thì nó lại có tình trạng giống như cái bản Cấm Đái Bậy, có cũng như không.


16.10.2007

NGUYỄN HUY VŨ


Các thao tác trên Tài liệu

Các số đặc biệt
Các sự kiến sắp đến
MCFV: Lettre d’information – Newsletter Rentrée 2024 08/09/2024 - 29/11/2024
Galerie BAQ: Lêna Bùi 12/09/2024 - 02/11/2024 — 15 Rue Beautreillis, 75004 Paris
Exposition des oeuvreus artistiques et des produits en laque du Vietnam 15/09/2024 - 20/09/2024 — 19-19 bis rue Albert 75013 Paris
Thiên Thiên - Sân Khấu Hồng Hạc 17/09/2024 19:30 - 21:00 — Café La Rotonde - 185B Trần Hưng Đạo, Quận 1, Tp. HCM
YDA: Viet and Nam 22/09/2024 13:00 - 16:00 — MK2 Bibliothèque - 128 avenue de France, 75013 Paris
Các sự kiện sắp đến...
Ủng hộ chúng tôi - Support Us