Câu chuyện Pandora
Câu chuyện Pandora
Bùi Trọng Liễu
Câu
chuyện Pandora, là câu chuyện về cái
« hộp của Pandore » (tiếng
Pháp là « Boîte de Pandore ») ;
gọi là cái « hộp »,
nhưng có thuyết cho rằng khởi thuỷ
đây là cái vại hay cái chum.
Chum, vại hay hộp, thật ra không quan trọng
vì đã là chuyện thần thoại
Hy-lạp, thì sự thật ở đâu
có Trời mới biết ! Thôi cứ
gọi là nó là cái hộp cho có
vẻ hiện đại. Câu chuyện, tóm
tắt, đại khái như thế này :
Zeus, chúa tể của các thần, giận Prométhée đã ăn cắp « lửa » trên Thượng giới để mang xuống Trần gian cho Loài người đang bị chịu rét mướt, tối tăm. Vị đã giận, thì vị tìm cách trả thù. Vị sai chế biến ra một phụ nữ, sai các thần phù phép truyền cho nàng sắc đẹp và mọi tài, từ tài đàn giỏi hát hay, cho đến tài nói dối, thuyết phục, vv. Chủ ý của Zeus là để « bẫy » Prométhée, nhưng chàng này khôn ngoan đề phòng trước, và còn dặn cả em trai là Épiméthée, nên cẩn thận. Nhưng cậu em trai này không cưỡng được trước sự hấp dẫn của nàng Pandore, nên cưới nàng làm vợ. Nàng mang theo xuống trần gian, trong đám của hồi môn, một cái hộp và được thần dặn là chớ mở ra. Làm vợ Épiméthée rồi, một bữa nàng tò mò, mở cái hộp ra xem. Thế là bao nhiêu cái xấu, khổ ải, bệnh tật, đang nhốt trong đó, tuồn tuột theo nhau chui ra. Nàng hãi quá, vội đậy cái nắp lại, nhưng không kịp, chỉ còn nhốt lại trong cái hộp được một « sự »: sự «tiên tri» (1). Thế là Zeus đã trả được thù (2).
Ngày
nay, cụm từ « cái hộp của
Pandore » đôi khi được dùng
theo nghĩa «những nguyên nhân/hậu
quả » của một tai họa nào đó,
mở nó ra có thể được hiểu
là lấy một quyết định lộng
hiểm kéo theo tai họa đó.
« Phổ
» cái tích « hộp của
Pandore » vào thời nay, có lẽ là
như thế này : một xã hội
đang toàn những người không có
tài sản gì cả, bỗng dưng được
một chàng Prométhée mang cho ngọn
lửa « kinh tế thị trường ».
Đấng Tối Cao giận, nên mới sai
thần chế biến ra một nàng Pandore tân
thời, đây là một nhóm người
có đầy kho mỹ từ, có tài
tuyên truyền thuyết phục. Lại trao cho
nàng một phong bì, quà cưới,
dặn nàng chớ mở. Được phong
bì mà không mở thì vô lý
quá, nàng bèn mở ra xem, bao nhiêu
bệnh xã hội , và… khẩu hiệu, từ trong phong bì , chạy tuốt ra
ngoài :
thí dụ như – chỉ riêng trong
lĩnh vực giáo dục đào tạo
thôi – « xã hội hóa »,
« ngoài công lập », « học
giả bằng thật », « danh hiệu
dỏm », « đạo văn »,
« bệnh thành tích », « ngồi
nhầm lớp», « đứng nhầm
lớp », « ngồi nhầm ghế»,
« dùng số lượng đè
chất lượng », « công bằng
xã hội mà… để trò
nghèo bỏ học» (3), « bó
buộc đóng góp phí tự nguyện »,
« cổ phần hóa trường học»,
« trường công trường tư
cũng như nhau », vv.. Nàng sợ, vội
dán phong bì lại, nhưng quá chậm,
chỉ nhốt được « sự tiên
tri ». Cũng may, nhờ vậy mà Loài
người trong xã hội đó bớt
khổ, chứ nếu biết trước được
những hậu quả của những công
trình đang làm, thì càng đau
khổ biết bao nhiêu (4).
Tôi là kẻ không có niềm Tin, mà tại sao lại kể chuyện Thiên tào vậy ? Có lẽ tại ai đó đã có câu : « Thượng đế là cần thiết, dù Vị không có thật » (nguyên văn tiếng Pháp là : « Dieu est nécessaire, même s’ Il n’existe pas »).
Bùi Trọng Liễu
Chú
thích :
(1)
Có nguồn khác thì cho rằng « sự »
này là « niềm hy vọng ».
nhưng vậy thì khó hiểu cho đoạn
tiếp theo. Tôi dùng từ « tiên
tri » theo nghĩa « biết trước »
diễn biến của mọi sự việc ;
xin chớ hiểu theo nghĩa nhờ cô đồng
hay phủ thủy cầu « [thần] tiên »
hay gọi hồn ma cho biết [tri] sự việc
sẽ xảy ra. Vì tiếng Việt ngày
nay thiên biến vạn hóa nên tôi
xin nói cho rõ.
(2) Có người hỏi tôi : chuyện Ta chuyện Tàu thiếu gì mà không kể, lại cứ kể chuyện Tây. Tôi xin thưa rằng : vào thời hội nhập toàn cầu hóa, giao dịch với thiên hạ thì cũng cần biết phong tục tập quán của họ, chứ chỉ biết ngôn ngữ thôi cũng chưa đủ. Thí dụ : hồi tôi mới du học ở Pháp, cách đây đã gần 60 năm, có được dặn rằng, ở châu Âu, con trai với nhau, chớ có cầm tay, khoác tay tung tăng dạo phố. Khoảng hai chục năm sau, khi đã giảng dạy ở đại học, có lần tôi được mấy đồng nghiệp nước ngoài hỏi : sao có mấy thực tập sinh Việt Nam sang Pháp, đồng giới (nam với nam, nữ với nữ) lại nắm tay nhau di dạo ngoài đường như vậy, hay có họ « vấn đề » gì chăng ? Tôi phải giải thích: không phải là họ « đồng tính luyến ái » đâu, mà chỉ vì họ quen với nền văn hóa cổ ảnh hưởng từ Trung quốc (nam nữ thụ thụ bất thân), trai gái mà nắm tay nhau thì bị kết tội hủ hóa. Ngày nay, tất nhiên là tình hình đã khác về « chuyện đó », nhưng còn thiếu gì điều cần biết về phong tục tập quán nơi khác nước mình.
(3) Có thể đọc thêm : trên VietNamNet, ngày 04/09/2008, bài « Trẻ nghèo bỏ học vì tiền không đến đúng đối tượng », phỏng vấn Chủ nhiệm Uỷ Ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai, có đến 147 nghìn học sinh bỏ học ở cả 3 cấp, vv.
(4) Có thể đọc thêm: trên VietNamNet, ngày 31/08/2008, bài « Đề án ghi 20 tiến sĩ, thực tế chỉ có...1 ». Nếu coi « tỉ số » đó là sự bình thường, thì đề án đào tạo 2 vạn tiến sĩ trong non mười năm, đâu có phải chuyện hoang tưởng : 2 vạn chia cho 20 thì là 1000 ! Vậy thì hiện nay ta cứ lạc quan vui sống, hạ hồi sẽ phân giải. Có lẽ đó là ý nghĩa của « sự tiên tri bị nhốt trong phong bì ». Nếu nó chui ra sớm như những cái khác, thì ai dám chi tiền cho đề án ?
Các thao tác trên Tài liệu