Bạn đang ở: Trang chủ / Giọt mực, ... / Năm nay đào lại nở...

Năm nay đào lại nở...

- Bát Thạch Kiều — published 22/01/2009 01:00, cập nhật lần cuối 24/01/2009 12:14


Năm nay đào lại nở...



Nhân xem Dùi cui & Cây bút lông tại  Blog Mai Ký.



ongdo-viet

Ông đồ vẫn ngồi đấy




trungta

Trung tá quát : dẹp ngay



don dep

Xua công an bóc giấy




ong do vai

Ông đồ vái ! khóc ai ?


Bát Thạch Kiều



Chú thích : "ông đồ" trong ảnh là cụ Cung Khắc Lược, được nhiều người coi là một trong “tứ trụ Thư pháp Việt Nam” (cùng các bậc lão thành về thư pháp: Lê Xuân Hoà, Nguyễn Văn Bách, Lại Cao Nguyện). Mỗi năm cụ đều cùng các nhà thư pháp khác như Trịnh Tuấn, Vũ Xuân Hợp... ngồi bên tường Văn Miếu viết chữ cho đồng bào. Năm nay họ bị dẹp vì thành phố đã "tổ chức" "phố ông đồ" và bắt họ vào ngồi trong các gian hàng tại đó mà không được họ đồng ý. Lý do tại sao việc tổ chức này thất bại thảm hại còn cần được tìm hiểu thêm. Nhưng người ta có thể đoán được ngay phần nào từ những hành động đàn áp rất vô văn hoá này và từ ban tổ chức : ông Phạm Đức Hân, Giám đốc Công ty cổ phần Bảo tồn di sản văn hóa Việt - đơn vị tổ chức - cho biết, dự tính ban đầu là xin tài trợ để tổ chức phố Ông Đồ, nhưng sau đó do không xin được nên đề nghị các nhà thư pháp cùng góp sức (*). Người trách nhiệm dẹp các ông đồ ở đây là trung tá Lê Quý Luận, đội trưởng đội trật tự Công an Phường Quốc Tử Giám - Quận Ba Đình.

(*) Chú thích của chú thích : Đây gọi là "xã hội hoá" hoạt động văn hoá. Với các bạn đọc đã quen hiểu chữ "xã hội hoá" theo kinh điển xã hội học, kể cả của chủ nghĩa Mác, thì xin giải thích thêm : với tângôngữ (hãnh diện dịch "novlangue" của Orwell và hiện đang thời thượng, thí dụ như câu nói trên của ông Giám đốc) thì "xã hội hoá" ở đây là ngược lại như thế này : tư nhân hoá. Vậy mô hình "xã hội hoá" của tângôngữ có năm thành phần : nhà nước (dĩ nhiên chi ra càng ít càng tốt, chỉ cần có vai trò bảo đảm), nhân viên nhà nước (dĩ nhiên phải được lại quả), nhà kinh doanh (dĩ nhiên phải có lời), người bán sức lao động (ông đồ, ở vỉa hè văn miếu hay trong trường học thì cũng rứa), và cuối cùng là người khách hàng. Đồng tiền đi như thế nào thì cũng rất rõ rồi. Ở trường hợp này các ông đồ phải nộp tô, xin lỗi, góp sức đến 50% khi ngồi vào sạp viết chữ. Thế thì kết luận khoa học rút ra ở đây là, trong "mô hình xã hội hoá văn hoá" phải có vai trò bảo đảm của nhà nước, tiền không có, nhưng dùi cui rất sẵn sàng.

Các thao tác trên Tài liệu

Các số đặc biệt
Ủng hộ chúng tôi - Support Us