Bạn đang ở: Trang chủ / Giọt mực, ... / Thủ tướng

Thủ tướng

- Huy Đức — published 05/10/2007 12:53, cập nhật lần cuối 05/10/2007 14:45
Trách nhiệm thảm hoạ sập cầu, cứu trợ và phát biểu của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng


Thủ tướng


Huy Đức

Ngoại trừ việc giao cho Bộ Lao Động “quản lý các nguồn cứu trợ”, những tuyên bố của Thủ tướng về vụ cầu Cần Thơ hôm qua, 4-10, đã chứng minh, ông đang hành xử chính trị ở đây, với vai trò nổi bật. Ông Dũng ra lệnh, điều tra trước, biết rõ nguyên nhân nằm ở đâu, mới quyết định tiếp tục thi công. Cơ quan đảm trách điều tra được lập ở quy mô “Ủy ban Quốc gia” cũng chứng tỏ ông coi việc sập cầu là nghiêm trọng lắm.

Khi cầu Cần Thơ sập, ông đang ở New York, việc ở bên ấy hệ trọng, ông không thể bỏ dở chuyến công du như đã từng làm. Cơn bão Lekima xuất hiện, ông cắt ngắn chuyến thăm Pháp mà thực ra những hội đàm quan trọng đã đựơc tiến hành rồi. Ông trở về không quá trễ để bàn cả vụ cầu Cần Thơ và bão. Ông có thời gian để cân nhắc, để lắng nghe người ta chỉ trích những tuyên bố hấp tấp của người đồng nhiệm. Nhưng không chỉ có vậy, hôm qua, trên truyền hình, ông đã xuất hiện rất bản lĩnh và chứng tỏ ông đang có những người tư vấn tốt

Sẽ là hoàn hảo, nếu bước tiếp theo, ông cho gọi Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng tới nhà uống trà và gửi thông điệp tới ông ấy: “Đây là thởi điểm để anh từ chức”. Điều tra là để xem xét việc ông Hồ Nghĩa Dũng và các quan chức khác có phải ngồi tù hay không. Ví dụ như có phải họ đã tiêu cực hay là đã tắc trách làm ngơ các khuyến cáo về kỹ thuật để xảy ra thảm họa ấy. Còn trách nhiệm chính trị thì không cần phải điều tra nữa. Hậu quả đã thấy rõ rồi. Ai đó cần phải hy sinh để uy tín chính trị của một Nhà nước được thêm phần khôi phục.

Hôm qua Thủ tướng khẳng định : “Tôi chịu trách nhiệm này”. Nhưng, cho dù kết quả điều tra thế nào, thì ông cũng không phải là người nên đứng ra từ chức. Khi xưa, Tào Tháo đã từng gọi viên quan coi kho lương lên để mượn của ông ta cái… đầu. Quân đang làm loạn vì đói, lỗi chính không phải ở viên quan coi kho, nhưng chém đầu Tào Tháo thì sự nghiệp ai lo cho cả một triều đại !

Nếu ông Bộ trưởng từ chức thì chẳng những ông ấy sẽ được tiếng thơm. Mà Chính phủ cũng sẽ chứng minh được với nhân dân, từ nay, bất cứ điều gì xảy ra, sẽ có một ai đó phải nhận lãnh trách nhiệm trước nhân dân về phương diện chính trị. Tất nhiên nhân dân hiểu, cho dù Thủ tướng có ý tưởng, cơ chế quản lý cán bộ cũng sẽ ràng buộc rất nhiều. Ông Hồ Nghĩa Dũng còn có nhiều chỗ dựa khác.

Nhưng chuyện cứu trợ thì cũng phải nói lại. Bộ Lao động không có quyền gì để “thống nhất quản lý các nguồn tài trợ”. Cho dù, cũng sẽ là tai họa nếu thân nhân của người bị nạn bỗng dưng có được một số tiền lớn rồi không biết làm gì. Nhưng cho ai, cho bao nhiêu là quyền được pháp luật bảo vệ của những nhà từ thiện. Xài tiền đó như thế nào cũng là quyền của những người được cho. Các nhà từ thiện mang tiền đến đó với tình thương và trách nhiệm chứ không phải để mà ghi tên, ghi tuổi.

Bộ Lao động có rất nhiều việc để làm. Bộ phải rà soát các chính sách hiện hữu, để xem: quyền lợi của người lao động liệu có đảm bảo khi các nhà thầu sử dụng lao động tắc trách thế kia; gia đình các nạn nhân liệu có đuợc hưởng nguồn tài trợ nào từ ngân sách; nhân đây, Bộ có nên nghiên cứu để bổ sung chính sách, hầu giúp được gì đấy cho người dân, mỗi khi gặp tai họa như vậy. Chính phủ cũng có thể chi ngân sách để lập ngay những cơ quan tư vấn: tư vấn cho người cho, tư vấn cho người nhận, để làm sao đồng tiền cứu trợ không khiến cho, trong các góa phụ trẻ xuất hiện những nhu cầu bất thường; đồng tiền ấy có được giữ, để mai đây, có thể giúp ích cho con cái của các nạn nhân khi chúng đến ngày đi học.

Thực ra nếu chú ý, các tổ chức vận động từ thiện như Tuổi Trẻ, như Sài Gòn Tiếp Thị và các nhà từ thiện cũng đã nghiên cứu và thay đổi cách làm. Họ đã không mang từng cọc tiền tới các gia đình nạn nhân, kêu họ ra, đứng xếp hàng rồi quay phim chụp ảnh nữa. Hàng loạt các phương thức giúp đỡ có trách nhiệm đang được nghiên cứu áp dụng. Kính thưa Thủ tướng, việc các nhà từ thiện lâu nay không lựa chọn các định chế có sẵn để chuyển tiền vào là do lòng tin. Không phải chỉ một lần, tiền cứu trợ đã bị những cơ quan này nhũng lạm. Thủ tướng nên tin tưởng rằng, nếu người dân có thể tự bày tỏ tình thương và trách nhiệm của mình với cộng đồng, vốn xã hội sẽ được huy động, không chỉ về phương diện tiền bạc.

NGUỒN : Osin's Blog ngày 5.10.2007


Các thao tác trên Tài liệu

Các số đặc biệt
Các sự kiến sắp đến
VIETNAM, DEUX DOCUMENTAIRES sur France 2 et France 5 05/03/2024 - 01/06/2024 — France 2 et France 5
Repas solidaire du Comité de soutien à Tran To Nga 22/03/2024 - 26/04/2024 — Foyer Vietnam, 80 rue Monge, 75005 Paris, Métro Place Monge
France-Vietnam : un portail entre les cultures 17/05/2024 10:00 - 11:30 — via Zoom
CONFÉRENCE DÉBAT 24/05/2024 19:00 - 23:00 — la Médiathèque JP Melville (Paris 13e)
Ciné-club YDA: Bố già / Papa, pardon. 25/05/2024 16:00 - 18:15 — cinéma le Grand Action, 5 rue des Ecoles, 75005 Paris
Các sự kiện sắp đến...
Ủng hộ chúng tôi - Support Us
Kênh RSS
Giới thiệu Diễn Đàn Forum  

Để bạn đọc tiện theo dõi các tin mới, Diễn Đàn Forum cung cấp danh mục tin RSS :

www.diendan.org/DDF-cac-bai-moi/rss