Xì gà ký sự
Xì gà
kí sự
Nguyễn Hữu Động
Ai cũng biết là xì gà là đặc sản của nước này, đến nỗi ở Pháp người ta thường nói : anh ấy hút Havane.
Ở New York, có vài quán cigar/bar. Miễn bạn gọi một ly rượu mạnh loại cognac hay rhum hoặc whisky, bạn sẽ chọn xì gà bạn thích trong một "hút đơn" khoảng chục trang. Một hôm tôi đến đó và xin phép gọi rượu nhưng hút xì gà của tôi. Anh hầu bàn đồng ý. Một ông khách bàn bên cạnh đến bên tôi hỏi nhỏ : có phải ông hút xì gà cuba không ? Vâng. Ông nhường cho tôi một điếu được không ? Giá nào cũng được. Tôi không bán, nhưng nếu ông biết và thích Havane, để tôi tặng ông một điếu.
Từ đó chúng tôi thành bạn tốt.
Mới đây, chính phủ Mỹ cho phép mỗi người từ Cuba về có quyền đem tương đương với 100 đôla xì gà. Nói cách khác, trong tương lai, chắc giá xì gà Cuba sẽ vượt xa túi tiền của chúng ta.
Không có gì hút, ít nhất ta còn văn hoá xì gà. Một số nguyên tắc. Một là hút nhưng không nuốt khói. Hai là trước khi hút, bạn hãy bỏ cái "nhẫn" đi. Chỉ có người không biết mới khoe hút xì gà nhãn hiệu gì. Ba là không bao giờ châm lại một điếu mà mình đã dụi đi. Bốn là không gạt tàn thuốc mà để nó tự rơi.
Điểm cuối cùng này xuất phát từ truyền thống đấu tranh ở Mỹ Latinh. Khi một anh tướng giặc bị bắt và bị xử tử, anh ta được hút một điếu xì gà cuối cùng. Khi tàn thuốc rơi xuống đất, anh lấy chân dụi đi và lúc ấy sẽ hạ lệnh bắn mình. Tàn thuốc càng dài thì càng chứng tỏ là người hút vẫn bình tĩnh, hơi thở không thay đổi.
Hôm ông táo lên trời tôi đọc Mơ ước của anh
Cao Huy Thuần nói về tướng Arnaldo Ochoa. Tôi không biết nội dung tình
tiết, không hình dung nổi một ông tướng, chỉ đứng sau hai ông Castro,
lại tham nhũng đến mức trong nhà có tới 20.000 đô. Theo Wikipedia, ông được đặc ân là không
bị che mắt và tự mình ra lệnh bắn. Theo tin ở đây thì ông không
được đặc ân nào, kể cả điếu xì gà cuối cùng. Nếu tin này có thật thì
chuyện xì gà dễ hiểu thôi : đây là hàng cho thị trường, có thừa đâu mà
cho tử tù.
Những ngày cuối năm
Nguyễn Hữu Động
Các thao tác trên Tài liệu