Bạn đang ở: Trang chủ / KHKT / GS Bùi Huy Đường nhận bằng Tiến sĩ danh dự tại ĐH Tôn Đức Thắng

GS Bùi Huy Đường nhận bằng Tiến sĩ danh dự tại ĐH Tôn Đức Thắng

- Bùi Huy Đường — published 31/05/2013 14:25, cập nhật lần cuối 12/04/2016 22:21
Diễn Đàn trân trọng cảm ơn GS Nguyễn Đăng Hưng đã cung cấp tư liệu này.

Lời phát biểu của GS Bùi Huy Đường
khi nhận bằng Tiến Sỹ Danh Dự của trường ĐH Tôn Đức Thắng
 

(Bản dịch)


Nhân dịp Hội nghị quốc tế ACOME (International Conference on Advances in Computational Mechanics), được tổ chức trong ba ngày 14-15-16/8/2012, trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP. HCM) ra quyết định trao tặng bằng Tiến Sĩ Danh Dự liên quan đến sự nghiệp khoa học của hai nhà khoa học lừng danh quốc tế trong ngành cơ học, các giáo sư Giulio Maier, Milan, Hàn Lâm Viện Ý và Bùi Huy Đường, Paris, Hàn Lâm Viện Pháp.

Dưới đây là bài diễn văn nhận danh hiệu này của GS Bùi Huy Đường. Tư liệu do GS Nguyễn Đăng Hưng cung cấp.



Cám ơn Giám đốc Đại học Tôn Đức Thằng đã tặng thưởng tôi bằng Tiến Sỹ Danh Dự.


Thật là một niềm vui, một vinh dự lớn cho người nhận. Đây là lần thứ hai mà tôi được trải nghiệm về niềm vui và tự hào liên quan đến giáo dục tại Việt Nam. Lần thứ nhất đã xảy ra rất lâu rồi khi tôi còn là một cậu bé 7 tuổi sống ở đồng quê gần thành phố Thanh Hóa, bên dòng sông Mã.


Thời ấy mọi người đều được khuyến khích học và viết tiếng Việt. Người bộ hành đi đâu cũng vậy, thí dụ đi chợ, đều bị thanh ngang chắn lối đi nếu không đọc được vài chữ viết bằng phấn trên một bảng. Trong trường hợp đó, bạn sẽ được mời nán lại vài phút để học vài chữ, hay vài con chữ.


Tôi chỉ là cậu bé trẻ tuổi mà đã được bước qua ba-ri-e, vì ở tuổi đó tôi đọc được chữ Việt. Tôi rất hãnh diện về chuyện này. Có lẽ niềm tự hào này là động cơ giúp tôi đi xa trong học vấn?

Học vấn thật quan trọng, Nó mở ra đại lộ cho những ai muốc đi xa trong cuộc đời để giúp đỡ không những chính mình mà còn là người khác.

Tôi đã viết nhiều sách. Cuốn nào tôi cũng dành bản quyền miễn phí cho các đồng nghiệp Việt Nam.

Cuốn sách đầu tiên của tôi nói về “Cơ học vật rắn và bài toán ngược” đã được GSTS Nguyễn Đông Anh dịch ra tiếng Việt. Cuốn thứ hai về “ Cơ học rạn nứt” được GSTS Nguyễn Tiến Khiêm dịch ra tiếng Việt. Tôi rất vui như vậy đã có chút cống hiến cho khoa học và giáo dục Việt Nam. Tôi xin nồng nhiệt cám ơn các GS Nguyễn Đông Anh và Nguyễn Tiến Khiêm về việc này.


Cuốn sách thứ ba nói về bài toán ngược và áp dụng vào khảo cổ học và lịch sử Ai Cập. Tôi cũng đã dành bản quyền cho các bạn !


*****


Tôi xin cám Ông Hiệu Trưởng trường ĐH Tôn Đức Thắng đã tặng thưởng tôi bằng Tiến Sỹ danh dự của ĐH. Đây là một danh dự rất to lớn cho tôi.

Việt Nam có rất nhiều các anh các chị còn trẻ tuổi, có nhiều khả năng để đi rất cao, rất xa. Họ sẽ phát triển nhiều cho khoa học và công nghệ Việt Nam. Tôi mong rằng Việt Nam sẽ có nhiều điều kiện về tài chính để phát triển những ngành đó. Nhân tài thì không thiếu.


Một lần nữa tôi xin cám ơn ông Hiệu Trưởng trường ĐH và tất cả ban tổ chức hội nghị Quốc Tế. Tôi cám ơn GS Tiến sĩ Nguyễn Đăng Hưng đã là nguồn cảm hứng cho việc tổ chức Hội nghị quốc tế này.


Cám ơn.




Bản gốc bài nói bằng tiếng Anh:


Prof. Bui Huy Duong’s speech after receiving the title of Doctor Honoris Causa from the President of University of Ton Duc Thang


Thank you, Mr President of the Ton Duc Thang University, for granting me the Diploma of Honoris Causa of the University.


It is my great pleasure and honour to receive it. This is my second occasion to experience a pleasure and pride related to education in Vietnam. The first one was experienced long time ago, when I was 7 years old, living in the country side of Vietnam, near the town Thanh Hoa, at the Sông Mã area.


At this time, everybody was encouraged to read and write Vietnamese. When you went to somewhere, for example to the market, sometimes there was a barrier in the road you could not passed through if you were unable to read some Vietnamese words, written in a black board. If it was the case, you were invited to spend a few minutes, next to the barrier, to learn some words or alphabets


I was a young boy who passed through the barrier since I read Vietnamese at this age ! I was very proud of that! Maybe this pride was the motivation to go farther in education?

Education is very important. It opens large avenue to those who wish to go farther in their lives, in order to help, not only themselves but also other people.


I wrote many books in my topics. Each time I retained the free copyrights to my colleagues in Viet Nam

My first book in Solid Mechanics and Inverse Problems was translated into Vietnamese by Professor Dr Nguyễn Đông Anh.

My second one on Fracture Mechanics was translated into Vietnamese by Professor Dr Nguyễn Tiến Khiêm. I am very happy to make a little contribution to sciences and education in Vietnam. I warmly thank Professors Dr Nguyễn Đông Anh and Nguyễn Tiến Khiêm both of Vien Co Hoc Hanoi for that.

My third book on Inverse problems too, is also devoted to Egyptian Archaeology, History of Egypt, I already retained the free copyright for you!


[Đoạn cám ơn cuối được tác giả nói thẳng bằng tiếng Việt]

Các thao tác trên Tài liệu

Các số đặc biệt
Ủng hộ chúng tôi - Support Us