Bạn đang ở: Trang chủ / KHKT / Kinh tế học, hai ghi chú ngắn

Kinh tế học, hai ghi chú ngắn

- Phan Huy Đường — published 08/07/2015 22:50, cập nhật lần cuối 12/04/2016 22:21

Nhân đọc báo Le Monde Diplomatique


Kinh tế học, hai ghi chú ngắn


Phan Huy Đường



Tư duy hình thức và tư duy biện chứng trong lĩnh vực kinh tế học


Trong Le Monde Diplomatique tháng 7-2015, có một bảng biểu mô tả những trường phái kinh tế học từ thủa "khai thiên lập địa" tới ngày nay, theo ba trục tiếp cận : thời gian (lịch sử), nội dung (lý thuyết), chính trị (tả-hữu, kiểu PhuLăngXa ngày nay). Khá chính xác. Đáng nể.


kinhte-tomtat
(bấm chuột nút phải để xem rõ)


Il suffit, suggère une plaisanterie bien connue, de mettre trois économistes dans une même salle pour obtenir quatre points de vue différents. Fort de cette leçon, ce schéma ne prétend pas décrire l’ensemble des courants de la pensée économique. Il propose en revanche trois axes de représentation synthétique. Le premier, du centre vers la périphérie, est chronologique : des pères fondateurs (XVIII e-XIX e siècle) vers les écoles contemporaines. Le deuxième oppose orthodoxes (bleu) et hétérodoxes (jaune) : les premiers considèrent les agents économiques comme des êtres séparés, rationnels et calculateurs évoluant sur des marchés ; les seconds replacent leur réflexion dans le cadre des sciences sociales et/ou de la philosophie politique. Le troisième axe de lecture s’organise sur l’arc de cercle : la critique du capitalisme s’accroît à mesure que l’on se déplace vers la gauche ; la défense du libéralisme, à mesure que l’on avance vers la droite.

Có câu nói đùa quen thuộc : chỉ cần ba nhà kinh tế học ngồi chung một chỗ, là có ngay bốn quan điểm khác nhau. Rút kinh nghiệm từ bài học đó, biểu đồ này không có tham vọng mô tả toàn bộ các trào lưu tư tưởng trong kinh tế học. Ngược lại, nó đề nghị ba trục biểu diễn tổng hợp. Trục thứ nhất, từ tâm điểm hướng ra ngoài, theo lịch đại : từ các nhà sáng lập (trong các thế kỷ 18-19) đến các trường phái đương đại. Trục thứ hai đối lập chính thống (màu xanh da trời) và phi chính thống (màu vàng): phái chính thống coi các tác nhân kinh tế như những thực thể độc lập, duy lý và có tính toán, hoạt động trên các thị trường ; phái phi chính thống chuyển dịch suy nghĩ của họ vào trong khung cảnh của khoa học xã hội hay/và của triết học chính trị. Trục biểu diễn thứ ba cần đọc theo các đường vòng đồng tâm : sự phê phán chủ nghĩa tư bản tăng lên về phía tả ; sự bảo vệ chủ nghĩa tự do tăng lên về phía hữu.


Một nhận xét lý thú : trong bảng biểu ấy, Karl Marx là tác giả duy nhất vận dụng phương pháp lý luận "duy vật biện chứng" để tiếp cận, phân tích, suy luận về đề tài này.

Với phương pháp lý luận ấy, bản thân "kinh-tế" là một quan-hệ xã-hội có tính lịch-sử, tức là có chiều kích văn-hoá1, ngay từ khái niệm cơ bản đơn sơ nhất của nó, thí dụ, ở đời nay, trong phương thức sản xuất tư-bản : giá-trị của hàng hoá là một quan-hệ xã-hội, bất kể hình thái cụ thể hoá của nó như vàng, bạc, đồng, kẽm, giấy $ hay €, hay một ký hiệu điện tử2.

Trong bảng biểu này, thiếu một màu sắc, đặc thù Marx, màu đỏ đậm : kinh tế học mácxít, dựa trên phương pháp suy luận biện chứng.

Bạn nào muốn hiểu rõ điều tôi viết ở đây, có thể đọc Tư-duy tự-do, chương 6 :

http://amvc.fr/PHD/TDTD/TuDuyTuDoTable.htm

Đương nhiên, đó là một quyển sách triết. Nhưng khi tôi muốn minh hoạ những khái niệm triết của Marx, tôi đã dùng những gì chàng đã công bố trong các tác phẩm "kinh tế học" lừng danh của chàng.


2015-07-02



Kinh tế học, cười ra nước mắt PhuLăngXa


Ở nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Ziao Chỉ, có 2 môn "trò không muốn học, thầy không muốn dạy" : triết lý duy vật biện chứngKinh tế chính trị học, đương nhiên Mác-Lênin.

Dường như là một bệnh cố hữu của các chế độ "xã hội chủ nghĩa" ở thế kỷ 20.

Thật không ngờ, hôm nay, tại PhuLăngXa cũng có hiện tượng ấy.

Hiện nay, hệ tư tưởng "tân kinh điển" (néo-classique) thống trị đại học kinh tế PhuLăngXa, tạo nguy cơ làm tê liệt khả năng đa nguyên trong nghiên cứu và giảng dạy kinh tế học. (Coi Le Monde Diplomatique, tháng 7-2015).

Kết quả ? Rất Ziao Chỉ xã hội chủ nghĩa ! Cười ra nước mắt.

http://www.monde-diplomatique.fr/2015/07/RAIM/53196

« Ils [phe tân kinh điển, phđ] craignent surtout de voir les étudiants déserter les cours de microéconomie, à mourir d’ennui, et s’inscrire dans des licences “Institutions, économie, territoire et société” », estime Florence Jany-Catrice, professeure à Lille-I. De fait, les effectifs sont en chute libre : d’après le rapport Hautcœur, le nombre d’inscrits en première année a baissé de 64 % entre 2002 et 2012 (5). Au point que les facultés d’économie sont obligées de fusionner avec celles de gestion, jugées plus professionnalisantes, pour essayer de retenir les élèves.

" Họ [phe tân kinh điển, phđ] sợ nhất là sinh viên trốn chạy những lớp dạy kinh tế vi mô, vốn ngán muốn chết, và ghi tên học những bằng cử nhân "Tổ chức (Institutions), kinh tế, lãnh thổ và xã hội", theo Florence Jany-Catrice, giáo sư ở đại học Lille-I. Thực tế, số sinh viên ghi tên học [môn kinh tế học, phđ] đang sập xuồng : theo báo cáo Hautcœur, số sinh viên ghi tên vào năm 1 đã giảm 64% giữa 2002 và 2012. Tới mức các phân khoa (faculté) kinh tế học đã buộc phải hoà nhập với các phân khoa quản lý được coi như chuyên nghiệp hơn để níu kéo học trò.

Kinh tế học vi mô là phần nền tảng của môn kinh tế học. Ở đó, người ta định nghĩa những khái niệm cơ bản của môn kinh tế học như : hàng-hoá, giá-trị của hàng-hoá, lao-động (sản xuất), giá-trị-lao-động (valeur-travail), giá-trị của sức-lao-động-(valeur de la force de travail), thị-trường, cạnh-tranh, tác-nhân kinh-tế (agent économique), e tutti quanti.

Tất cả các lý thuyết kinh tế học vĩ mô đều dựa vào giá trị – cực kỳ bấp bênh – của những định nghĩa ấy. Nếu chúng sai, chẳng phương trình toán nào cứu vãn được. Hè hè.

Thanh niên PhuLăngXa trốn chạy món kinh tế học vi mô của trường phái tân kinh điển đang thống trị môn kinh tế học ở đại học PhuLăngXa, chẳng khác mấy thanh niên Ziao Chỉ chạy mặt môn triết lý duy vật biện chứng và môn chính trị kinh tế học Mác-Lê ở Ziao Chỉ Quận !

Họ chứng tỏ :

- Họ thông minh. Mất thời giờ cho những lý thuyết linh tinh ấy làm gì ?

- Họ thực dụng : nên học thứ khác dễ kiếm tiền hơn.

- Họ – mặt nào đấy, ta xin lỗi, ta rất đau – tuyệt vọng ngay khi bước vào lĩnh vực kiến thức này : không thể hiểu được.

Sẽ có ngày có người khẳng định và chứng minh bằng hành-động : hiểu được, chí ít ở mức cơ bản hữu dụng.

2015-07-03




1 trong nghĩa nhân văn rộng nhất ; không có văn hoá, làm quái gì có lịch sử ? Con người khác con thú ở chỗ này : nó là một con thú có văn hoá, vì thế, như Aristote nói, nó là một con thú chính trị, animal politique.

2 con người cũng là vật thể và cũng chỉ có thể tác động vào nhân giới xuyên qua vật thể thôi, trong một số quan hệ quyết định sự tồn vong của nó, duy vật đấy.



Các thao tác trên Tài liệu

Các số đặc biệt
Các sự kiến sắp đến
VIETNAM, DEUX DOCUMENTAIRES sur France 2 et France 5 05/03/2024 - 01/06/2024 — France 2 et France 5
Repas solidaire du Comité de soutien à Tran To Nga 22/03/2024 - 26/04/2024 — Foyer Vietnam, 80 rue Monge, 75005 Paris, Métro Place Monge
Nouvel Obs, soirée Indochine, la colonisation oubliée 25/04/2024 18:30 - 22:00 — 67 av. Pierre Mendès France, 75013 Paris
France-Vietnam : un portail entre les cultures 17/05/2024 10:00 - 11:30 — via Zoom
Ciné-club YDA: Bố già / Papa, pardon. 25/05/2024 16:00 - 18:15 — cinéma le Grand Action, 5 rue des Ecoles, 75005 Paris
Các sự kiện sắp đến...
Ủng hộ chúng tôi - Support Us
Kênh RSS
Giới thiệu Diễn Đàn Forum  

Để bạn đọc tiện theo dõi các tin mới, Diễn Đàn Forum cung cấp danh mục tin RSS :

www.diendan.org/DDF-cac-bai-moi/rss