Yếu tố di truyền trong thể thao
Yếu tố di truyền trong thể thao
Nguyễn Văn Tuấn
Thế vận hội Bắc Kinh 2008 đang diễn
ra. Dù lịch trình thi đấu vẫn
chưa kết thức, nhưng sự phân bố
huy chương giữa các nước qua một
số bộ môn thể thao không làm ai
ngạc nhiên. Các nước như Mĩ
và Úc vẫn dẫn đầu về bơi
lội, các nước Á châu và
Âu châu đứng đầu bảng vàng
bắn súng và thể dục thẩm mĩ.
Chúng ta cũng có thể tiên đoán
rằng đến môn điền kinh, các
vận động viên Phi châu sẽ dành
gần hết huy chương. Sự phân bố
theo sắc dân này không phải ngẫu
nhiên, mà có thể xuất phát từ
gien và di truyền.
Thể thao là một bộ môn hoạt động
mang tính tranh tài bằng thể lực. Và
điều này là yếu tố chính
thu hút sự chú ý của người
xem. Trong xã hội, các lĩnh vực hoạt
động khác như kinh doanh, nghệ thuật,
chính trị, quân sự, sự thành
công hay thất bại thường có yếu
tố ngẫu nhiên, nhầm lẫn, gàn dở,
hoặc thủ đoạn, mánh khoé, hoặc
tham nhũng. Nhưng trên sân vận động,
khả năng của người vận động
viên được đo một cách khách
quan bằng đồng hồ, một thước
đo với sự chính xác cao. Trong những
bộ môn tranh tài mà kết quả
được tính theo điểm của đồng
đội, chúng ta có thể phân biệt
rõ ràng giữa đội thắng và
đội thua. Thành ra, nếu chúng ta muốn
đo lường tính "nhân tài",
thể thao là một trong những môi trường
lí tưởng.
Nhìn qua kết quả các kì Thế vận hội (Olympic Games) trong vòng 30 năm qua, rất dễ ghi nhận một khuynh hướng chung : trong khi sự bình đẳng về cơ hội được thi thố tài năng trong các môn thể thao càng ngày càng được nâng cao và bảo đảm, thì kết quả tranh tài trong các bộ môn thể thao loại "tinh hoa" (elite sports) lại càng ngày càng tập trung theo sắc dân. Nói cách khác, trong một số bộ môn thể thao, vận động viên của một vài sắc dân có khuynh hướng thành công nổi trội hơn các sắc dân khác
Trật tự mới
Vào thời trước Thế chiến thứ
hai cho đến thập niên 70s, khi mà chính
sách kì thị chủng tộc và tình
trạnh kinh tế nghèo nàn còn là
hàng rào hạn chế sự tham gia của
người da đen trong các cuộc tranh tài
thể thao, danh sách vận động viên
đoạt huy chương và danh dự hầu
như chỉ có tên người da trắng
gốc Âu châu. Nhưng khi vấn đề
kì thị chủng tộc dần dần được
xóa bỏ, cộng với sự phát triển
về kinh tế trong những năm gần đây,
nhiều quốc gia Á châu và Phi châu
đã có thể gửi các đoàn
vận động viên đi tranh tài trong
Thế vận hội, và sự phân phối
huy chương trong Thế vận hội đã
thay đổi rõ nét. Điều đáng
kể là một số nước thuộc Phi
châu đã nhanh chóng trở thành
những trung tâm cung cấp vận động
viên hùng hậu, và đạt nhiều
thành tích ngoạn mục trong Thế vận
hội, mà nếu Adolf Hitler có sống lại
chắc cũng cảm thấy hỗ thẹn cho cái
thuyết "Người Aryan siêu việt"
của ông ta.
Thực vậy, các vận động viên
Âu châu ngày nay không còn là
lực lượng duy nhất chiếm huy chương
trong các cuộc tranh tài. Phân tích
kết quả các kì Thế vận hội
trong vòng 3 thập niên qua cho thấy một
vài xu hướng thú vị Như sau :
-
trong những môn thể thao đòi hỏi thể lực của phần trên cơ thể như cử tạ và ném lao, các vận động viên người da trắng hay Âu châu dẫn đầu ;
-
trong những môn thể thao đòi hỏi thể lực của phần dưới cơ thể và sự nhanh nhẹn như điền kinh, các vận động viên gốc Phi châu thống lĩnh;
-
trong những môn nhảy cao như bóng rổ, người da đen miền tây Phi châu lại hầu như làm chủ; và
-
trong những môn thể thao cần sự dẽo dai và thẩm mĩ như nhảy lộn xuống nước, một số môn trượt băng, và thể dục thẩm mĩ, người Á châu, đặc biệt là người Đông Á, thường đứng đầu danh sách huy chương vàng.
Nhận xét trên đây chỉ là
xu hướng chung, vì trong một số trường
hợp cá biệt, người da trắng (hay
Âu châu nói chung) cũng có mặt
trong các môn thể thao, chẳng hạn như
thể dục thẩm mĩ và nhảy lộn.
Tuy nhiên sự "phân chia" rõ nét
nhất có thể thấy trong các bộ
môn điền kinh. Trong bộ môn chạy
nước rút (dưới 400 thước),
đại đa số [nếu không muốn nói
là tất cả] các vận động
viên vô địch đều là những
người -- hoặc sinh trưởng, hoặc có
gốc gác -- ở các nước thuộc
vùng Tây Phi châu. Trong ba thế vận
hội vừa qua, tất cả các vận động
viên được vào vòng chung kết
bộ môn chạy đua 100 thước dành
cho nam đều là người gốc Tây
Phi châu. Các kỉ lục trong bộ môn
chạy 200 thước, tất cả đều
dưới 10 giây, cũng đều do các
vận động viên gốc Tây Phi đạt
được.
Đông Đức đã từng bỏ ra
cả 20 năm cố gắng phá kỉ lục
chạy đua 100 thước bằng cách tuyển
chọn vận động viên từ lúc
còn trong nôi, nôi dưỡng họ trong
các môi trường thuận tiện nhất,
huấn luyện họ bởi các chuyên gia
số một, và bơm steroid cho họ, nhưng
cuối cùng cũng chỉ mang lại một
kỉ lục duy nhất với một vận động
viên. Thực ra, không có một người
Á châu, Âu châu, hay Phi châu nào
(ngoại trừ người Tây Phi) phá
được kỉ lục 10 giây trong môn
chạy đua nước rút.
Tuy nhiên, trong bộ môn chạy đường
dài, một xu hướng khác xuất
hiện. Trong bộ môn này, các vận
động viên gốc Phi châu cũng "làm
chủ" trên sân vận động, nhưng
không phải Tây Phi, mà là Đông
Phi. Thế vận hội năm 1960 tại Roma (Ý),
thế giới đã sửng sờ nhìn
Abebe Bikila, một vận động viên của
Ethiopia, chạy chân không (không mang giày)
trong bộ môn điền kinh và chiếm
huy chương vàng. Tại Thế vận hội
lần thứ 25 ở Seoul (1988), các nam vận
động viên người Kenya đoạt các
giải chạy đua 800, 1500, 3000 và 5000 m.
Trong Thế vận hội lần thứ 27 tại
Sydney, các vận động viên Đông
Phi châu cũng chiếm giải vô địch
trong bộ môn chạy 1500 m (Kenya), 3000 m (Kenya),
5000 m (Ethiopia), v.v... Nếu tính trên dân
số (Kenya có một dân số khoảng
28 triệu), xác suất cho một kết quả
như thế là 1 trên 1.6 tỉ.
Trong các vận động viên gốc Đông
Phi châu, đặc biệt các vận động
viên người Kalenjins thuộc vùng thung
lũng Great Rift, bên cạnh Thác Victoria, với
một dân số khoảng nửa triệu,
nhưng lại chiếm 40% các huy chương
trong bộ môn điền kinh trong các kì
tranh tài quốc tế. Nếu bộ lạc
này tranh tài như một quốc gia, số
lượng huy chương họ đạt được
sẽ gấp 3 lần nước Mĩ.
Mà chẳng phải riêng gì trong Thế
vận hội, trong các môn thể thao chuyên
nghiệp ở Mĩ, sự có mặt của
người da đen cũng rất cao. Người
Mĩ gốc Phi châu chỉ chiếm khoảng
13% tổng dân số Mĩ, nhưng họ chiếm
gần 90% trong lực lượng vận động
viên bóng rổ chuyên nghiệp. Cần
nói thêm là khoảng 40 năm về
trước, khi mà sự kì thị chủng
tộc còn là một vấn đề,
người Mĩ da đen chỉ chiếm khoảng
10% trong tổng số vận động viên
bóng rổ. Ngoài ra, trong bộ môn bóng
bầu dục (American Football), vài mươi
năm trước đây 100% cầu thủ là
người da trắng; nhưng nay, 70% cầu thủ
là người da đen.
Ở Âu châu, các vận động viên gốc Phi châu đang tràn ngập các câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp tại Pháp, Anh, Hòa Lan, Đức, v.v… Dĩ nhiên, chúng ta cũng không nên quên rằng Nigeria và Cameron đang trên đường trở thành hai cường quốc về bóng đá.
Lí do
Có nhiều nguyên nhân kinh tế và
xã hội cho xu hướng trên đây.
Phi châu không giàu có như các
nước Âu Mĩ, nên họ phải chú
trọng vào những bộ môn thể thao
mà họ có thể tận dụng được
với chi phí thấp nhất. Điền kinh
và bóng đá là hai môn thể
thao không cần đầu tư cao vào cơ
sở vật chất, và do đó, rất
phù hợp với kinh tế của các
quốc gia nghèo. Vì thế, người
Phi châu xuất sắc trong hai bộ môn này
cũng không phải là điều quá
ngạc nhiên.
Nhưng còn có lí do sinh học mà
có lẽ ít ai muốn đề cập
đến. Mỗi bộ môn thể thao đòi
hỏi một khả năng về sinh-cơ lực
(biomechanics) và khí lực (aerobics). Hàng
trăm nghiên cứu về nhân chủng học
trong vài thập niên qua cho thấy rằng
các đặc điểm then chốt của
người vận động viên như cấu
trúc của cơ thể, sự phân bố
các cơ bắp, hệ thống nội tiết,
công suất của phổi, khả năng sử
dụng năng lực, v.v... đều có liên
quan tới khả năng và kết quả
trong các kì tranh tài. Căn cứ trên
các dữ kiện về thân thể, người
ta có thể đặt giả thuyết là
người da đen có nhiều lợi thế
hơn người da trắng trong các môn
thể thao như chạy đua và nhảy cao.
Tính trung bình, các sắc dân Phi
châu ở vùng sa mạc Sahara có chung
một số đặc tính về cơ thể
: mật độ xương cao, tỉ lệ mỡ
thấp, chân dài, mông nhỏ, và
háng hẹp. Những đặc điểm
sinh lí này giúp cho họ những ưu
điểm quan trọng trong bộ môn điền
kinh. Những dữ kiện này còn giải
thích tại sao các sắc dân khác,
như người Á châu chẳng hạn,
hầu như vắng bóng trong một số bộ
môn điền kinh và bóng rổ, vì
so với người da trắng và da đen,
người Á châu có mật độ
xương thấp, chân và tay ngắn, tỉ
trọng mỡ thấp, và mông nhỏ.
Để có hiệu quả tối ưu trong
các môn thể thao như chạy nước
rút và đường dài, vận động
viên cần có một hệ thống cơ
tốt. Cơ là loại mô có chức
năng tạo ra sự chuyển động của
cơ thể, giữ vững vị trí cơ
thể chống lại trọng lực, tạo
chuyển động ở các cấu trúc
bên trong cơ thể và làm thay đổi
áp suất hay sức căng của các cấu
trúc bên trong cơ thể. Trong cơ có
các cơ chế chuyển năng lượng
hóa học thành năng lượng cơ
học. Có thể chia cơ thành hai loại
xơ (fibres) : xơ có độ co dãn chậm
(được gọi là xơ loại I) và
xơ có độ co dãn nhanh (xơ loại
II). Xơ loại I có chức năng quyết
định mức độ chịu đựng,
trong khi xơ loại II giúp cho các động
tác cần sức mạnh như chạy nước
rút hay nhảy cao.
Các vận động viên chạy nước
rút có đến 75% (hay cao hơn) xơ
loại II (co dãn nhanh). Ngược lại, các
vận động viên chạy đường
trường thường có đến 75% xơ
loại I (co dãn chậm). Người da trắng,
tính quân bình, có tỉ lệ xơ
loại I ít hơn người da đen gốc
Tây Phi châu khoảng 30%.
Thực ra, mô hình về xơ co dãn nhanh hay chậm khá đơn giản. Dựa theo hiệu quả trong qui trình chuyển hóa nội tiết tố, người ta có thể chia các loại xơ co dãn nhanh thành hai loại khác nhau: một loại có hiệu quả cao, và một loại có hiệu quả thấp. Xơ có hiệu quả cao có khả năng thích ứng tốt với môi trường luyện tập; ngược lại, xơ loại có hiệu quả thấp rất "lười biếng", không phản ứng nhạy trong môi trường chuyển hóa. Điều này giải thích tại sao trong một số người dù tập dợt rất nhiều nhưng kết quả chẳng có gì đáng kể. Chẳng hạn như khi vận động viên chạy cực nhanh, oxygen không tiêu hóa kịp, và vì thế bắt buộc các cơ phải dùng oxygen một cách hữu hiệu hơn. Tuy nhiên, tập dợt không thể biến các loại co dãn nhanh thành xơ co dãn chậm, hay ngược lại (mặc dù con người có thể mất dần dà và vĩnh viễn các xơ co dãn nhanh vì quá trình lão hóa).
Yếu tố gien
Tại sao sự phân phối mật độ
xương và cơ khác nhau giữa người
Phi và Âu châu? Câu trả lời đơn
giản là do di truyền. Thực vậy, sự
khác biệt về các đặc điểm
trên giữa các dân tộc trên thế
giới không thể giải thích đơn
thuần bằng sự khác biệt về môi
trường sống, mà là còn ở
yếu tố di truyền. Một số nghiên
cứu của người viết bài này
và nhiều đồng nghiệp trên thế
giới cho thấy các yếu tố di truyền
có thể giải thích khoảng 65% tới
85% những khác biệt về mật độ
xương giữa các sắc dân trên
thế giới. Ngoài ra, một số nhà
nghiên cứu nhân chủng học còn
ước đoán là các yếu tố
di truyền có thể quyết định
khoảng 45% sự khác nhau về mức độ
phân phối các loại cơ, các yếu
tô môi trường quyết định
khoảng 40% và phần còn lại (15%) là
do các yếu tố liên quan đến các
sai số ngẫu nhiên.
Dựa vào sự phân phối của mật
độ xương trong dân số, người
ta có thể ước đoán là có
khoảng 70 đến 100 gien có ảnh hưởng
đến sức mạnh của xương. Trong
các gien đó, Vitamin D receptor gene (còn
gọi ngắn là VDR) giữ một vai trò
quan trọng trong việc duy trì xương.
Theo nghiên cứu của người viết bài
này, có đến 70-75% trong người
Phi châu có gien này; trong khi đó,
tỉ lệ này trong người Âu châu
là 60% và người Á châu chỉ
10%. Những dữ kiện này có lẽ
giải thích tại sao người da đen
rất kém trong môn bơi lội. Họ
thường được mệnh danh là
"sinkers" (người chìm). Họ có
một bộ xương nặng và hệ
thống cơ bắp tương đối dày,
làm cho họ khó mà bồng bềnh
trên mặt nước được như
người da trắng hay Á châu. Trong lịch
sử Thế vận hội, chỉ có một
người da đen duy nhất chiếm huy chương
vàng trong bơi lội: đó là
Anthony Nesty (Mĩ) vào năm 1988.
Một số nhà khoa học ở Úc, trong
khi tìm di truyền tố gây ra bệnh loạn
dưỡng cơ (muscular dystrophy), phát hiện
rằng khoảng 20% người gốc Á châu
và Âu châu có một loại gien mà
họ gọi là "wimp gene" (gien yếu
đuối). Gien này có chức năng ngăn
chận cơ thể sản xuất ra chất
alpha-actinin-3, một nội tiết tố cung cấp
sức mạnh trong các cơ co dãn nhanh.
Các mẫu máu lấy từ bộ tộc
Zulu thuộc dân tộc Bantus (Tây Phi) cho thấy
chỉ có 3% mang "gien yếu đuối"
này. Phát hiện này có thể
giải thích tại sao một số người
dù luyện tập cả đời mà vẫn
mãi mãi là “người yếu
đuối”, trong khi đó có một
số người có mức độ phát
triển cơ rất nhanh! Có người suy
luận rằng nhu cầu cho một "speed gene"
("gien chạy nhanh") càng ngày càng
mất đi, vì tốc độ đi săn
thú vật hay chạy thoát kẻ thù
để duy trì sự sống còn không
cần thiết nữa!
Nhưng dù cho có đủ thành phần xơ cũng chưa chắc đem lại một sự vận động bền bỉ, bởi vì các gien chỉ quyết định khoảng 25% tính bền bỉ. Như vậy, luyện tập vẫn là một yếu tố quan trọng -- nhưng càng quan trọng cho người da đen hơn là cho người da trắng. Nhiều thí nghiệm cho thấy một kết quả chung: chỉ cần tăng cường độ luyện tập khoảng 5%, thể lực của người da đen có thể tăng theo cấp số nhân đến 50%; trong khi đó, dù có tăng cường độ luyện tập ở mức độ tối đa 50%, thể lực trong người da trắng tăng chỉ 5%! Cần nói thêm là mức độ khác biệt giữa các vận động viên trong các bộ môn thể thao tinh hoa như chạy nước rút cực kì nhỏ; nhỏ đến nổi nếu một vận động viên có một cơ thể hay khả năng dùng các cơ xơ (muscles fibres) hữu hiệu hơn thì kết quả sẽ cực kì quan trọng. Một phần phút hay thậm chí một phần giây đồng hồ có thể quyết định một huy chương vàng hay bạc.
Ý nghĩa
Sự thành công của các vận động
viên người Phi châu, dù ở Phi
châu hay Mĩ hay bất Âu châu thường
là con dao hai lưỡi. Nếu họ thắng,
họ trở thành mục tiêu của một
suy luận thiếu logic như sau : thể lực
và trí lực liên hệ với nhau
theo tỉ lệ nghịch ; và người da
đen có thể lực tốt do trời sinh
ra như vậy (đồng nghĩa với di
truyền) ; suy ra, người da đen không
thông minh bằng người da trắng ! Cái
thông điệp ngầm và thâm hơn
là : đứng trên quan điểm di truyền
và cơ thể học, người da đen
gần gũi với thú vật hơn người
da trắng. Nhưng nếu họ không thắng
trong một cuộc thi đua, sẽ có người
cho rằng vì họ là sắc dân thấp
kém, không chịu nổi sự thách
thức của cuộc tranh tài, và kém
trí lực để đối xử với
tình thế căng thẳng.
Ngược lại, có người dùng lá
bài kì thị chủng tộc để
chế giễu những nghiên cứu về di
truyền học như là một trò chơi
phản trí thức. Thực vậy, những
bàn tán quanh chủ đề di truyền
và thể thao dễ đem lại nhiều hiểu
lầm đáng tiếc. Trong bài diễn
văn đọc tại Hội nghị của Hiệp
hội khoa học tiên tiến (Association for the
Advancement of Science, Mĩ) vào năm 1955, Roger
Bannister, một nhà tâm thần học danh
tiếng, đề cập đến sự liên
hệ giữa di truyền và thể thao khi ông
cho rằng sự khác biệt về cơ thể
của người da đen và da trắng có
thể là một yếu tố quan trọng
trong các cuộc tranh tài điền kinh.
Ngay sau đó, ông ta bị đồng nghiệp
chế giễu và xa lánh. Có người
cho rằng vì người da trắng thất
bại trong môn điền kinh, nên họ
tìm cách chạy trốn thực tế bằng
cách mang khoa học ra giải thích !
Tất nhiên, những mỉa mai trên đây
chỉ là những phản ứng đơn
giản hoá vấn đề. Sự thực là
phần lớn các sắc dân có những
đặc tính sinh lí khác nhau. Tất
cả những chỉ số về nội tiết,
mật độ xương, cấu trúc của
cơ, v.v... có liên hệ mật thiết
đến mỗi bộ môn thể thao. Đó
là sự thật. Những đặc tính
sinh lí trên đây là do các gien
quyết định. Đó cũng là sự
thật. Tuy nhiên, không có lí do gì
để tin rằng các gien làm việc
độc lập với môi trường. Theo
tôi, bí mật cần được khai
thác là gien nào hợp (hay không hợp)
với môi trường nào để người
vận động viên có một năng
suất tối đa trong vận động. Tức
là, có trong mình những loại cơ
và xơ tốt chưa chắc bảo đảm
được chức vị vô địch,
nếu người vận động viên không
tập dượt.
Thực ra, trong bất cứ hoạt động
nào, bộ não (chứ không phải tim
hay phổi) mới là cơ quan đóng vai
trò chủ đạo. Di truyền học không
phải là một trò chơi với tổng
số 0, với thể lực và trí lực
ở hai thái cực đối nghịch nhau.
Chỉ có một số gien liên quan đến
thể lực, nhưng gần 50% trong số 25.000
gien tạo nên cái cơ quan phức tạp
nhất của con người: bộ não. Như
vậy, giả thuyết về kém trí lực
trong thể thao xem ra khó có thể tin cậy
được.
Do đó, chúng ta có thể làm
một dự đoán cho kết quả Thế
vận hội Bắc Kinh 2008 mà xác suất
đúng có thể khoảng 99%: tất cả
các vận động viên sẽ vào
vòng chung kết của môn chạy đua
100 thước sẽ là những người
được sinh trưởng tại, hay có
gốc gác ở, các nước thuộc
miền Tây Phi châu. Một dự đoán
khác: không ai ngoài các vận động
viên Tây Phi sẽ giữ danh hiệu không
chính thức "Người nhanh nhất thế
giới" trong tương lai.
Điều này cũng có nghĩa là nếu chúng ta, người Việt, muốn lập thêm thành tích trong các kì Thế vận hội, tôi nghĩ rằng chúng ta nên tập trung nhân lực và cơ sở vật chất vào những bộ môn như bơi lội, võ thuật, hay những môn hợp với cơ thể của chúng ta hơn : chân tay tương đối ngắn, mật độ xương thấp so với các sắc dân, nhưng bù lại ta có cơ thể dẻo dai, có thể chịu đựng bền bỉ hơn và trí lực khá. Tất nhiên, chúng ta không nên tập trung tài nguyên vào các bộ môn cần lực mạnh cấp thời như chạy đua hay phóng lao !
Nguyễn Văn Tuấn
Các thao tác trên Tài liệu