Bạn đang ở: Trang chủ / Nhân vật / Công dân Nghiêm Xuân Thiện

Công dân Nghiêm Xuân Thiện

- Nghiêm Phong Tuấn — published 16/04/2021 11:55, cập nhật lần cuối 30/04/2021 11:17

Thư bạn đọc


Công dân Nghiêm Xuân Thiện


Trong Wikipedia tiếng Việt có một bài về Nghiêm Xuân Thiện, bố tôi. Đọc thấy buồn cười, hay chỉ muốn khóc. Ông Einstein xưa nói là chỉ có vũ trụ và cái ngu muội của con người là vô hạn.

Bố tôi không bao giờ học trường kỹ sư bên Anh rồi về được chính phủ Bảo Hộ cho một việc ở nhà máy nước Hà Nội. Thật ra là hồi trẻ học trường Bưởi rồi thi vào trường trung học Albert Sarraut. Nhất lớp, được một công ty tư nhân của Pháp ký hợp đồng cho sang Pháp học trường kỹ sư Institut Industriel du Nord (IDN), đồng thời thi một bằng cử nhân toán ở Đại Học Lille. Về nước, làm phó giám đốc một nhà máy ở Hải Dương.

Trong trường chính trị không bao giờ gia nhập một đảng phái nào, Đại Việt cũng như Việt Nam Quốc Dân Đảng. Tuy có quan hệ mật thiết với VNQDĐ (làm đại biểu VNQDĐ trong Quốc Hội lâm thời năm 1945-46, được sự ủng hộ nhiệt tình của VNQDĐ khi làm Tổng Trấn).

Không dính líu gì đến vụ Ôn Như Hầu mà cũng không bao giờ sống ẩn nấp. Hồi bấy giờ làm Tổng Thanh Tra Kỹ Nghệ với bộ trưởng Kinh Tế Chính phủ Liên hiệp Chu Bá Phượng rồi Phạm Văn Đồng, đồng thời dạy vật lý ở Đai Học Hà Nội, với bà Hoàng Thị Nga chủ nhiệm khoa. Trước đó còn có giai đoạn tình nguyện làm giám đốc nhà máy điện Hà Nội, đáp lời của bộ trưởng Nội Vụ Chính phủ Liên hiệp Võ Nguyên Giáp kêu gọi qua Hội Kỹ Sư Việt Nam. Luôn luôn sống đàng hoàng ở nhà chứ không chốn tránh nơi đâu. Cho đến ngày 19/12/1946 đi đi về về với Quảng Ninh, cho chạy lại nhà máy ở Sáu Kho (sau bị hải quân Pháp bắn tan), mở lại mỏ than ở Hòn Gai, Cẩm Phà, người Pháp đã bỏ đi.

Năm 1947 mở nhật báo Thời Sự, chủ trương một chính thể quân chủ lập hiến trong một nước Việt Nam độc lập. Có sang gặp riêng cựu hoàng Bảo Đại ở Hồng Kông, xin ngài đứng ra làm biểu tượng cho cuộc tranh đấu giành độc lập của những người không cộng sản, nhưng đừng về nước mà lọt vào tay thực dân. Điều này còn rành rành trong báo Thời Sự, có lưu ở Thư Viện Quốc Gia Pháp (Bibliothèque Nationale) ở Paris. Không bao giờ ủng hộ cái mà người ta gọi là "giải pháp Bảo Đại". Nếu có, sao sau khi thôi tổng trấn không tham gia vào bất cứ một chính phủ nào ?

Không biết những thông tin của Wikipedia xuất xứ từ đâu ?

Một bài sai bét từ đầu đến cuối như thế mà cũng dám đăng.

Nghiêm Phong Tuấn



Tác giả gửi ngày 13.4.2021



Bổ sung

(nhận được ngày 29.4.2021)


Nhiều người VNQDĐ chính thống, đặc biệt những người từng thuộc mạng tình báo của phủ Tổng Trấn, nói là chủ mưu vụ ám sát Nhượng Tống là Lê Ngọc Chấn, một đảng viên VNQDĐ. Điều này thực hư thế nào tôi không biết. Nhưng tôi tin chắc rằng thủ phạm, hay bè đảng, chính là những kẻ cố phao tin Tổng Trấn là người được thực dân đưa ra để làm việc cho chúng. Vì sao tin như vậy ? Vì buộc cho tội này thì dễ dựng lên cái thuyết là chính quyền Cộng Sản kết án tử hình Nhượng Tống vì tội cộng tác với Tổng Trấn và cho ám sát ông. Như thế che đậy cho thủ phạm thật.

Những ai ở Hà Nội hồi bấy giờ (1947-1949) mà theo dõi tình hình chính trị cũng biết là Tổng Trấn không làm cho thực dân. Nhà nước Cộng Sản cũng biết.  Nhưng quan trọng hơn hết là những tài liệu còn được lưu tại Thư Viện Quốc Gia Pháp (Bibliothèque Nationale) ở Paris, đặc biệt báo Thời Sự của Tổng Trấn và đồng chí, và báo chí Pháp ở Hà Nội trong những năm 1948-1949, công kích Tổng Trấn thậm tệ. Những "sử gia" Pháp hay Việt không đọc những tài liệu cơ bản này mà (nghe ai ?) viết ra là Tổng Trấn làm cho thực dân, đều là những người chưa học xong nghề : viết về sử, trước hết phải đọc những tài liệu liên quan đến chuyện mình viết chứ, bắc chõ nghe hơi đâu phải là một cách làm việc khoa học.


Các thao tác trên Tài liệu

Các số đặc biệt
Các sự kiến sắp đến
VIETNAM, DEUX DOCUMENTAIRES sur France 2 et France 5 05/03/2024 - 01/06/2024 — France 2 et France 5
Repas solidaire du Comité de soutien à Tran To Nga 22/03/2024 - 26/04/2024 — Foyer Vietnam, 80 rue Monge, 75005 Paris, Métro Place Monge
Nouvel Obs, soirée Indochine, la colonisation oubliée 25/04/2024 18:30 - 22:00 — 67 av. Pierre Mendès France, 75013 Paris
France-Vietnam : un portail entre les cultures 17/05/2024 10:00 - 11:30 — via Zoom
CONFÉRENCE DÉBAT 24/05/2024 19:00 - 23:00 — la Médiathèque JP Melville (Paris 13e)
Ciné-club YDA: Bố già / Papa, pardon. 25/05/2024 16:00 - 18:15 — cinéma le Grand Action, 5 rue des Ecoles, 75005 Paris
Các sự kiện sắp đến...
Ủng hộ chúng tôi - Support Us
Kênh RSS
Giới thiệu Diễn Đàn Forum  

Để bạn đọc tiện theo dõi các tin mới, Diễn Đàn Forum cung cấp danh mục tin RSS :

www.diendan.org/DDF-cac-bai-moi/rss