Dịch giả Chu Trung Can
Chu Trung Can (1949-2012)
Tôi chưa hân hạnh
quen anh nhiều. Một lần gặp gỡ ở
Hà Nội và vài lần trao đổi
ngắn trên Facebook về những chuyện linh
tinh, nhân một bài viết, một suy nghĩ
hay phát biểu của ai đó, cho những
cảm nhận về một vài tính cách
chứ chưa thể đủ để biết
về một con người. Qua những lời
chia tay anh của nhiều bạn viết trên
FB, tôi thấy càm nhận của mình
không đến nỗi sai lầm lắm : Thông
minh, nhân hậu, hài hước... nằm
trong số những tính cách ấy. Hôm
nay, anh đột ngột ra đi, đột ngột
từ bỏ cuộc chơi, để lại rất
nhiều tiếc thương cho gia đình, bè
bạn, cho Nhà xuất bản Tri Thức mà
anh là một cộng tác viên đắc
lực.
Giám đốc Nxb Tri Thức, GS Chu
Hảo, cũng là người anh ruột của
Anh cho biết Anh là người đứng đầu
"nhóm dịch Karl Popper" của nhà
xuất bản : « Cuối đời chú
ấy chỉ còn một niềm vui duy nhất
là dịch sách "khó dịch"
thôi. »1.
Chia tay anh, nhiều bạn bè thân của anh đã viết những lời cảm động2, về phần mình Diễn Đàn xin đăng lại dưới đây hai « notes » ngắn của anh trên FB, để chia sẻ với bạn đọc. Cùng với lời thành kính chia buồn với Anh Chu Hảo và gia đình.
HDT
Happy
by Trung Can Chu on Thursday, 3 March 2011 at 04:11
Tối qua coi chương trình thời sự trên TV thấy khi được hỏi lý do chấm dứt hợp đồng, ông HLV đá banh người brasilia có nói chủ yếu vì ông ấy “not happy”, tức là ông ta chẳng thấy hài lòng, nhưng nhà đài lại dịch là vì ông “không thấy hạnh phúc”. Vậy là có chút sai sót trong lúc dịch, nhưng cũng chẳng có gì đáng trách, vì làm thời sự phải nhanh nhậy để cập nhật, đôi khi còn phải dịch trực tiếp nữa, mà trong hoàn cảnh ấy happy dịch nhanh là hạnh phúc cũng là quá được rồi. Điều đáng bàn là cái “nghề” dịch, một nghề chẳng có gì là hàn lâm, chẳng phải khoa học cũng chẳng phải nghệ thuật, chẳng có mấy trường lớp mà cũng không có bằng cấp, thù lao lại vô cùng ít ỏi, ai ai ít nhiều cũng làm được. Ấy vậy mà cái nghề nhiêu khê này lại là một nghề vô cùng khó. Nếu cố chấp coi nó có chút dây dưa với nghệ thuật thì cũng đến như một lần lúc còn sinh thời cố dịch giả nghèo Phạm Mạnh Hùng cao hứng nói rằng “ Dịch phải được xem là một nghệ thuật biểu diễn. Không ai có quyền so sánh hơn thua giữa một bản sonate viết cho violon của Beethoven và một bản sonate của Mozart, nhưng người ta có quyền so sánh hai nghệ sỹ violon cùng chơi một bản sonate nào đó.”
Trong cái nghề này thật khó biết thế nào là chuẩn mực, âu phải như viên thông ngôn trong câu chuyện kể của Livingstone (nhà truyền giáo nổi tiếng thế kỷ 19 người Scotland) dưới đây mới là siêu đẳng.
Khi được viên thông ngôn tiến cử với một vị vua xứ Phi Châu, Livingstone đã hỏi “long thể Bệ hạ ra sao ạ?”. nhà vua đáp lại bằng một từ và viên thông ngôn bắt đầu nói tràng giang đại hải trong chừng mười phút để dịch từ đó ra cho Livingstone hiểu dưới dạng một câu chuyện dài dòng về những nỗi phiền muộn của nhà vua. Đặng, khi Livingstone hỏi xem nhà vua có cần mời bác sỹ tới thăm bệnh không thì nhà vua lại bắt đầu kể lể tràng giang đại hải. Viên thông ngôn sau đó chỉ dịch thành có một từ duy nhất là: “Không.”
Một bài thơ cũ
by Trung Can Chu on Friday, 16 December 2011 at 14:12
Nhân đọc sách của T. X. Thuận, nhớ lại một bài thơ của nhà thơ Mihai Eminescu (1850 – 1889) người Romania mình đọc hồi còn sinh viên, cũng nhắc nhở chút xíu tới thiên văn học. Mời các bạn thưởng thức tạm bản dịch tiếng Anh rất dễ thương kèm với bản dịch tiếng Việt quá tồi của mình.
TO THE STAR
So
far it is athwart the blue |
ĐƯỜNG TỚI VÌ SAO
Tới
cõi ấy nơi vì sao lấp lóe |
1 Chu Trung Can đã dịch các tác phẩm "Nhập môn tư duy phức hợp" (Edgar Morin), "Cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học" (Thomas Kuhn), và "Tri thức khách quan" (Karl Popper) sắp xuất bản.
2 Như bài Khóc Cò của Hoài Thu, được đăng lại trên tạp chí mạng Nhịp cầu thế giới.
Các thao tác trên Tài liệu