Bạn đang ở: Trang chủ / Nhân vật / HENRI VAN REGEMORTER À LA CITÉ UNIVERSITAIRE INTERNATIONALE DE PARIS, 1952-1954, SOUVENIRS

HENRI VAN REGEMORTER À LA CITÉ UNIVERSITAIRE INTERNATIONALE DE PARIS, 1952-1954, SOUVENIRS

- Pierre BROCHEUX — published 12/11/2022 08:00, cập nhật lần cuối 11/11/2022 11:55
Kỷ niệm về những năm ở Đại học xá Paris

Tưởng nhớ Henri Van Regemorter (1925-2002)


HENRI VAN REGEMORTER

À LA CITÉ UNIVERSITAIRE INTERNATIONALE DE PARIS, 1952-1954,

SOUVENIRS


Pierre BROCHEUX


Ma première rencontre avec Henri date de 1952 ; nous résidions tous les deux boulevard Jourdan, lui au pavillon franco-belge et moi-même à la maison de l’Indochine (aujourd’hui de l’Asie du Sud-Est). Henri avait commencé son doctorat d’astrophysique et je faisais une licence d’histoire à la Sorbonne. Nous fîmes connaissance dans l’action militante des trois cellules qui réunissaient les membres du Parti communiste français dans la Cité.

Mes souvenirs s’inscrivent dans un registre anecdotique mais ils sont nourris du contexte politique où nous fûmes impliqués avec d’autres étudiants. Dans ces années, lutte anticolonialiste, lutte contre la guerre d’Indochine et guerre froide s’enchevêtraient. A cet égard, la Cité offrait un terrain très propice aux étudiants d’extrême gauche. En effet, la maison d’Outre-mer qui rassemblait les étudiants d’Afrique noire, la maison de Tunisie et bientôt celle du Maroc, avaient une population réceptive à l’agit-prop du PCF. Est-il besoin de préciser que la DST avait la maison de l’Indochine dans le collimateur ; un matin de 1953, à « l’heure du laitier », ses agents firent une descente pour interroger des camarades vietnamiens et cambodgiens qui venaient de rentrer d’un voyage en Roumanie. Habituellement, la Maison était le théâtre d’affrontements verbaux acharnés mais où chaque camp se gardait d’en venir aux mains, sauf une exception lorsqu’un « baodaïste », futur ambassadeur de Ngo Dinh Diem, agressa physiquement un de nos camarades, futur ingénieur et cadre supérieur de la République Démocratique du Viet Nam.

Les règlements des pavillons de la Cité étaient sévères mais ils dépendaient de leur application c’est-à-dire de qui les appliquait ; sans parler de la ségrégation garçons-filles, il était interdit de tenir des réunions à caractère politique ou soupçonnées de l’être. C’est ainsi qu’un beau jour où nous étions réunis à cinq dans la chambre d’Henri, le directeur, au courant des activités de Van Regemorter, et qui avait suivi deux des invités depuis son bureau du rez-de-chaussée, fit irruption sans frapper et ne trouva rien d’autre à nous dire que : « Vous êtes assis à trois sur le lit et vous en dégradez le matelas et les ressorts ! »

La plupart d’entre nous étions des étudiants des premières années de fac ou d’écoles d’ingénieurs. Henri faisait figure d’aîné auquel nous reconnaissions une autorité intellectuelle et morale. Cette réputation avait certainement renforcé chez lui un penchant à être directif et protecteur. L’activité politique d’Henri était orientée dans deux directions principales : la formation théorique des étudiants communistes et la participation au Mouvement de la paix. A côté des réunions de cellules consacrées à l’analyse des situations et à la répartition des tâches pratiques, Henri organisait des séances de lecture et de discussion des écrits comme l’Anti-Dühring de F. Engels, Matérialisme et Empiriocriticisme de Lénine ; il portait la contradiction dans les réunions des cercles des étudiants catholiques avec lesquels il entretenait de bonnes relations, avec l’intention de les convaincre de participer aux actions en faveur de la paix, puis contre la Communauté européenne de défense (réarmement de l’Allemagne). La volonté unitaire très forte qui animait Henri nous frappait tous, surtout ceux qui étaient sectaires ; Henri n’avait rien d’un sectaire.

Se consacrer au combat pour la paix conduisit Henri à être la cheville ouvrière du journal du Comité de la paix du Quartier latin Propositions. Son ouverture au monde l’amena à fréquenter beaucoup d’étrangers du Proche-Orient, d’Haïti et surtout d’Indochine, plus précisément des Vietnamiens.  C’est sans aucun doute de ce moment-là que date son attachement au Viet Nam et un engagement qui ne fit que se renforcer par la suite. Les liens avec les Vietnamiens n’étaient pas confinés aux relations de camaraderie de parti mais avec certains d’entre eux, Henri tissa des liens personnels d’une amitié durable et solide car la dimension affective était importante chez lui, au-delà des apparences.

Dans cette période de guerre froide, les dirigeants du PCF (comme d’autres) étaient enclins à soupçonner la présence d’ennemis dans le Parti. C’est à ce moment-là qu’éclatèrent les affaires Marty et Lecoeur, deux dirigeants reconnus qui furent exclus du PCF. En 1953, Staline meurt et les ouvriers de la République Démocratique Allemande se révoltèrent à Berlin-Est. Les militants qui prenaient des initiatives, ceux qui étaient réticents ou opposés à la ligne du Parti étaient regardés avec méfiance. Les camarades du Proche-Orient, des Caraïbes et même les Vietnamiens passaient pour des gens « pas clairs » (Tran Ngoc Danh qui dirigeait la délégation de la République Démocratique du Viet Nam à Paris s’enfuit à Prague puis retourna au Viet Nam ; accusé de trotskisme pour avoir critiqué la politique nationale de Ho Chi Minh, il fut exclu du Parti des Travailleurs Vietnamiens. Henri, certes communiste convaincu, n’avait pas les doigts sur la couture du pantalon : il fut d’autant suspect que, si mes souvenirs sont exacts, il avait encore la nationalité belge, un étranger ! Une personne qui sévissait à l’époque dans le secteur des intellectuels et qui, plus tard, devint une historienne reconnue et une chroniqueuse du journal Le Figaro, le fit mettre à l’écart des responsabilités.

Cet épisode affecta Henri profondément et il nous demanda de faire une démarche auprès de la fédération de Paris. Un camarade, élève de l’ENSET et moi-même demandâmes à être reçus rue Lafayette au siège de la « fédé » ; une « permanente » fit un sermon maternel aux jeunots que nous étions pour dire que le Parti devait se défendre et nous recommander « d’être vigilants ». C’est sans doute à partir de ce moment-là qu’Henri, sans couper les ponts avec le PCF et sans se dégager politiquement, se consacra à sa thèse de doctorat et nous exhorta à nous occuper essentiellement de notre formation scientifique. En cela, sa recommandation rejoignait celle qu’une autre communiste, Jeanne Lévy, professeur de médecine et pharmacologie, me fit lorsque je fis sa connaissance à la section du XIVe-Montsouris du PCF. Bien des années plus tard, lorsque la coopération fut bien engagée avec les Vietnamiens, j’entendis Henri recommander à ceux-ci de ne s’occuper que de la science et de laisser tomber l’idéologie.

Pierre BROCHEUX



SOURCE :

VIETNAM UNE COOPERATION EXEMPLAIRE
Henri Van Regemorter (1925-2002) : un parcours militant

L’Harmattan, 2004

pp. 22-24



HENRI VAN REGEMORTER,

KỶ NIỆM THỜI KỲ 1952-1954

Ở CƯ XÁ QUỐC TẾ ĐẠI HỌC PARIS


Pierre BROCHEUX


Tôi gặp Henri lần đầu vào năm 1952 ; chúng tôi cùng ở đại lộ Jourdan, anh ấy ở Nhà Pháp-Bỉ, còn tôi ở Nhà Đông Dương (nay gọi là Nhà Đông Nam Á). Henri bắt đầu làm luận án tiến sĩ về vật lý học thiên văn, còn tôi học cử nhân văn chương ở Sorbonne. Chúng tôi gặp nhau trong khuôn khổ hoạt động của ba tổ chi bộ Đảng cộng sản Pháp ở đại học xá.

Hồi ức của tôi nặng về giai thoại, nhưng đó là những giai thoại nằm trong bối cảnh chính trị chung của giới sinh viên chúng tôi. Những năm tháng ấy, các cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, chống chiến tranh Đông Dương và cuộc chiến tranh lạnh đan xen với nhau. Về mặt này, đại học xá là môi trường thuận lợi đối với sinh viên cực tả. Thật vậy, Nhà Hải ngoại thì tập hợp sinh viên Châu Phi Đen, Nhà Tunisie rồi sau đó Nhà Maroc đều là môi trường dễ tiếp thu công tác tuyên truyền của ĐCS. Khỏi cần nói dài dòng, cơ quan an ninh DST theo dõi chặt chẽ Nhà Đông Dương. Một buổi sáng tinh mơ (giờ « đi bỏ sữa ») năm 1953, nhân viên an ninh đột nhập cư xá để tra hỏi những đồng chí Việt Nam và Campuchia vừa trở về từ Roumanie. Nhà Đông Dương là nơi diễn ra những cuộc đấu khẩu gay go nhưng hai bên tránh đi tới đụng độ tay chân, chỉ trừ một ngoại lệ là có lần một sinh viên « phe Bảo Đại » (sau này trở thành đại sứ của chính quyền Ngô Đình Diệm) đã xông vào đánh một đồng chí sau này là kỹ sư, cán bộ cao cấp của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Nội quy các nhà trong Đại học xá Paris rất nghiêm ngặt, nhưng cũng tuỳ cách áp dụng, nghĩa là tùy người áp dụng ; ngoài việc cách ly nam sinh / nữ sinh, nội quy cấm mọi cuộc hội họp  chính trị hay có hơi hớm chính trị. Cho nên một hôm, năm người chúng tôi đang họp ở căn phòng của Henri, thì tay giám đốc xông vào phòng mà không thèm gõ cửa : ông ta đi theo hai người trong chúng tôi từ ngoài đi ngang qua văn phòng của ông ; vào tới nơi tất nhiên không bắt bẻ được gì, bèn phán : « Các anh ba người ngồi trên giường như vậy là làm hỏng nệm và lò xo ! ».

Phần lớn chúng tôi là sinh viên mấy năm đầu đại học hay các trường kỹ sư. Henri được coi là người anh, chúng tôi nhìn nhận uy tín cả về học vấn lẫn tinh thần. Vị trí này chắc đã củng cố thiên hướng chỉ đạo và che chở có sẵn nơi anh. Hoạt động chính trị của anh tập trung vào hai hướng chính : đào tạo cho sinh viên cộng sản về lý luận và tham gia Phong trào hòa bình. Ngoài những buổi họp tổ để phân tích tình hình và phân chia công tác cụ thể, Henri tổ chức những buổi đọc và thảo luận những tác phẩm như Chống Dühring của F. Engels, Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa thực nghiệm phê phán của Lenin ; anh còn đứng ra phản biện trong các buổi sinh hoạt của sinh viên Công giáo – anh có quan hệ tốt với họ – với ý đồ tranh thủ họ tham gia các hoạt động đòi hòa bình, chống lại Cộng đồng Âu châu tự vệ (tái vũ trang Tây Đức). Tinh thần đoàn kết mạnh mẽ của Henri gây ấn tượng lớn đối với chúng tôi, nhất là những đồng chí có xu hướng bè phái. Henri hoàn toàn xa lạ với bệnh bè phái.

Để tâm trí vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, Henri đã trở thành cột trụ của Propositions,  tờ báo của Ủy ban hòa bình Khu Latinh. Là con người cởi mở, anh quan hệ rộng rãi với nhiều người nước ngoài, Cận Đông, Haïti, nhất là Đông Dương, cụ thể là người Việt Nam. Có lẽ chính từ đó mà anh gắn bó, ngày càng chặt chẽ với Việt Nam. Mối quan hệ của anh với người Việt không chỉ đơn thuần là quan hệ đồng chí, mà đối với một số người Việt, là mối tình bạn lâu bền : nhìn bề ngoài, không đoán được kích thước tình cảm ở nơi anh.

Trong giai đoạn chiến tranh lạnh này, lãnh đạo ĐCS (cũng như các chính đảng khác) có xu hướng nghi ngờ kẻ địch lọt vào hàng ngũ của Đảng. Cùng lúc đó, bùng nổ vụ Marty và Lecoeur, hai nhà lãnh đạo chủ chốt đã bị khai trừ. Năm 1953, Stalin từ trần, rồi công nhân Cộng hòa Dân chủ Đức nổi dậy ở Đông Berlin. Những đảng viên có óc sáng kiến chủ động, những người thắc mắc hay đối nghịch với đường lối của Đảng lập tức bị nghi ngờ. Các đồng chí gốc Trung Đông, quần đảo Caribe, thậm chí các đồng chí người Việt cũng bị coi là « không rõ ràng » (Trần Ngọc Danh, tổng đại diện VNDCCH ở Paris, phải trốn sang Praha rồi trở về Việt Nam ; sau đó bị phê bình là một phần tử trốt-kít chống lại đường lối đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh, và bị khai trừ khỏi Đảng Lao động Việt Nam). Cộng sản trung kiên, Henri không phải là người nhắm mắt theo kỷ luật : thêm một tội nữa, nếu tôi nhớ không lầm, anh vẫn giữ quốc tịch Bỉ. Lại một người ngoại quốc ! Một bà phụ trách ban trí vận của Đảng – sau này trở thành một sử gia tên tuổi và viết cho báo (phái hữu) Le Figaro – ra chỉ thị loại Henri ra khỏi những vị trí trách nhiệm [nhân vật này là bà Annie Kriegel, chú thích của người dịch].

Việc này tác động mạnh tới anh. Henri yêu cầu chúng tôi xin gặp thành ủy Paris. Một đồng chí, sinh viên trường ENSET (Trường sư phạm kỹ thuật) và tôi đến trụ sở của Thành ủy, phố Lafayette ; người tiếp chúng tôi là một nữ cán bộ thường trực, bà ta giảng đạo cho hai chú đảng viên non choẹt một chập, nào là Đảng phải tự vệ, nào là chúng tôi phải hết sức « cảnh giác ». Có lẽ từ ấy Henri không « làm chính trị » nữa, tuy không bao giờ cắt cầu đối với ĐCS, anh tập trung làm luận án tiến sĩ và khuyên chúng tôi tập trung vào lãnh vực khoa học. Một đảng viên khác, cũng khuyên tôi như vậy : Jeanne Lévy, giáo sư y học và dược khoa, mà tôi làm quen ở chi bộ quận 14 – Montsouris. Nhiều năm về sau, khi mà sự hợp tác khoa học Pháp-Việt phát triển mạnh, tôi lại nghe Henri khuyên các bạn Việt Nam hãy tập trung làm khoa học, bỏ qua ý thức hệ chính trị.

Pierre BROCHEUX

(Nguyễn Ngọc Giao dịch)



NGUỒN :

VIETNAM UNE COOPERATION EXEMPLAIRE
Henri Van Regemorter (1925-2002) : un parcours militant

L’Harmattan, 2004, tr. 22-24.

Các thao tác trên Tài liệu

Các số đặc biệt
Các sự kiến sắp đến
VIETNAM, DEUX DOCUMENTAIRES sur France 2 et France 5 05/03/2024 - 01/06/2024 — France 2 et France 5
Repas solidaire du Comité de soutien à Tran To Nga 22/03/2024 - 26/04/2024 — Foyer Vietnam, 80 rue Monge, 75005 Paris, Métro Place Monge
Nouvel Obs, soirée Indochine, la colonisation oubliée 25/04/2024 18:30 - 22:00 — 67 av. Pierre Mendès France, 75013 Paris
France-Vietnam : un portail entre les cultures 17/05/2024 10:00 - 11:30 — via Zoom
CONFÉRENCE DÉBAT 24/05/2024 19:00 - 23:00 — la Médiathèque JP Melville (Paris 13e)
Ciné-club YDA: Bố già / Papa, pardon. 25/05/2024 16:00 - 18:15 — cinéma le Grand Action, 5 rue des Ecoles, 75005 Paris
Các sự kiện sắp đến...
Ủng hộ chúng tôi - Support Us
Kênh RSS
Giới thiệu Diễn Đàn Forum  

Để bạn đọc tiện theo dõi các tin mới, Diễn Đàn Forum cung cấp danh mục tin RSS :

www.diendan.org/DDF-cac-bai-moi/rss