Bạn đang ở: Trang chủ / Nhân vật / Nguyễn Phú Phong (1934-2007)

Nguyễn Phú Phong (1934-2007)

- Lê Thị Xuyến — published 07/02/2007 18:07, cập nhật lần cuối 12/04/2016 22:21
Những công trình nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt và các ngôn ngữ Việt-Mường của Nguyễn Phú Phong
   

Nguyễn Phú Phong, nhà ngôn ngữ học

Lê Thị Xuyến *



Anh Nguyễn Phú Phong, Tiến sĩ Quốc gia Ngôn ngữ học, Giám đốc Nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Ngôn ngữ học Đông Á (CRLAO/EHESS-CNRS), Giáo sư phụ trách học trình đệ tam cấp Ban Việt Học, trường Đại học Paris 7 (Denis Diderot) là một gương mặt quen thuộc trong giới nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ học ở Pháp, ở Việt Nam cũng như ở nhiều nước trên thế giới.

Anh Nguyễn Phú Phong sinh năm 1934 tại Đà Nẵng. Năm 1973, anh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về « Le syntagme verbal en vietnamien » (Ngữ đoạn động từ trong tiếng Việt) dưới sự hướng dẫn của Giáo sư A.G.Haudricourt, nhà ngôn ngữ học và dân tộc học lớn của nước Pháp.

Sau nhiều năm làm việc miệt mài tìm kiếm những giá trị mới về ngữ pháp tiếng Việt, năm 1992, Anh đã bảo vệ xuất sắc luận án Tiến sĩ Quốc gia với đề tài “Le syntagme nominal en vietnamien - les classificateurs et les déictiques” (Danh ngữ trong tiếng Việt - Các loại từ và các chỉ thị từ) dưới sự hướng dẫn của Giáo sư A. Culioli, nhà ngôn ngữ học đại diện cho trường phái ngôn ngữ học hình thức (linguistique formelle) và ngôn ngữ học phát ngôn (linguistique énonciative) ở Pháp.

Chính vì vậy, các công trình nghiên cứu của anh Phong ít nhiều đều có ảnh hưởng sâu sắc từ những phương pháp, quan điểm cũng như tư tưởng học thuật của hai nhà ngôn ngữ nổi tiếng này.

Sự nghiệp nghiên cứu và giảng dạy của anh Nguyễn Phú Phong gắn bó trọn vẹn với ngành ngôn ngữ học của Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học Pháp, của Đại học Paris 7 suốt từ những ngày đầu thành lập Ban Việt Học (1970) đầy khó khăn về hành chính cho đến lúc Anh được nghỉ hưu (2000).

Ngoài công tác giảng dạy chuyên về các cấu trúc danh ngữ và ngữ đoạn động từ trong tiếng Việt, lí thuyết loại từ, từ láy xét theo phương diện hình thái học, sự hình thành và đối chiếu hai thứ chữ viết của tiếng Việt (chữ nôm theo mô hình chữ Hán và chữ quốc ngữ theo hệ chữ cái La Tinh), về đại từ chỉ ngôi trong tiếng Việt, anh Nguyễn Phú Phong đã công bố sáu cuốn sách và một số lượng lớn về các bài nghiên cứu được đăng trên các tạp chí khoa học trong và ngoài nước.

Trong các công trình của anh như : Le vietnamien fondamental (Tiếng Việt cơ bản) Klinksieck, 1975, Le vietnamien par les textes (Tiếng Việt qua văn bản), Sudestasie, Paris, 1984 và một số cuốn sách khác thì hai cuốn chuyên khảo về ngữ pháp tiếng Việt được nhắc tới nhiều nhất là :

  1. Le syntagme verbal en vietnamien (Ngữ đoạn động từ trong tiếng Việt), do nhà xuất bản Mouton, La Haye - Paris in ra năm 1976. Cuốn sách này vốn là luận án tiến sĩ cấp 3, có sửa đổi và bổ sung.

  2. Questions de linguistique vietnamienne - Les classificateurs et les déictiques (Những vấn đề ngôn ngữ học tiếng Việt - Các loại từ và các chỉ thị từ). Đây nguyên là luận án Tiến sĩ Quốc gia đã được tác giả hiệu chỉnh và được Trường Viễn Đông Bác cổ in ra năm 1995.

Tác phẩm này gồm hai phần: Phần thứ nhất đề cập đến “Các loại từ” (tr.9-121) và phần thứ hai đề cập đến “Các chỉ thị từ”(tr.123-268). Vấn đề định lượng (quantification) hay đúng hơn là khả năng định lượng hoá (quantifiabilisation) được tác giả phân tích, miêu tả thấu đáo trong toàn bộ phần đầu.

Phần II của tác phẩm thì tác giả đề cập tới vấn đề về các đại từ trong tiếng Việt, nghiên cứu trên phương diện tu từ học, cú pháp và ngữ dụng học.

Hầu hết các luận án được bảo vệ tại Pháp của cán bộ giảng dạy tại các trường Đại Học Hà nội, Huế, Sài gòn và thực tập sinh Việt Nam đều phải kể đến hai cuốn sách có giá trị này.

Anh Nguyễn Phú Phong là một nhà giáo và một nhà khoa học mẫu mực.

Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc của Diễn Đàn những công trình của G.S-T.S Nguyễn Phú Phong mà Anh đã đóng góp và cống hiến cho ngành ngôn ngữ học nói chung và ngành ngôn ngữ học Việt Nam nói riêng.

Các tác phẩm :

  1. Le vietnamien fondamental. Klincksieck, Paris, 1975, 155p.

  2. Le syntagme verbal en vietnamien. Mouton, La Haye, Paris, 1976, 140p.

  3. Le vietnamien par les textes. Sudestasie, Paris, 1984, 170p.

  4. Questions de Linguistique Vietnamienne. Les classificateurs et les déictiques. Presse de l’EFEO, Paris, 1995, 286p.

  5. Le parler Nguồn. Introduction linguistique, Lexique et Contes. Cahiers d’Etudes Vietnamiennes 13, Université Paris 7, 1997, 107p.

  6. Việt Nam - Chữ viết, Ngôn ngữ và Xã hội. Đại học Sư Phạm TP.Hồ Chí Minh, 2005,144 tr.

Các bài báo :

  1. La phrase interrogative en vietnamien, Cahiers d’Etudes Vietnamiennes 1, Université Paris 7, 1974: 4-13.

  2. La terminologie grammaticale en vietnamien, Travaux de linguistique japonaise, Université Paris 7 : Problèmes terminologiques, 1975: 59-65

  3. Le problème des classificateurs en vietnamien, Cahiers d’Etudes Vietnamiennes 2, Université Paris 7, 1975: 68-81.

  4. A propos de certains homonymes en vietnamien, ASEMI, vol.VI, 4, 1975 : 57-61

  5. Về vấn đề láy từ trong tiếng Việt (Sur le redoublement en vietnamien), Tập san Khoa Học Xã Hội (Revue des Sciences Sociales) n°1, 1976 :73-81. Paris. Repris dans Ngôn Ngữ (Revue Langages), 2, 1977: 61-68. Hanoi, Vietnam

  6. Vietnamese literatuur, Moderne Encyclopedia Wereld-litteratuur. Belgique, Evergem, 1977

  7. Vài chuyển biến trong phụ âm đầu tiếng Việt và các từ láy liên hệ (Quelques mutations consonantiques en vietnamien et les dérivations correspondantes), Tập san Khoa Học Xã Hội (Revue des Sciences Sociales) n°3, 1977 :73-81. Paris

  8. A propos du Nôm, écriture démotique vietnamienne, Cahiers de linguistique Asie Orientale 4, 1978: 43-55

  9. Deux types d’interrogatives en vietnamien, Cahiers de linguistique Asie orientale 6, 1979: 75-89

  10. Vài nhận xét về ngữ âm lịch sử tiếng Việt (Remarques sur les mutations de quelques initiales en vietnamien), Tập san Khoa Học Xã Hội (Revue des Sciences Sociales) n°6, 1979: 87-89.Paris

  11. Nhận xét về phủ định (Sur la négation en vietnamien), Tập san Khoa Học Xã Hội (Revue des Sciences Sociales) n°7, 1980. Paris

  12. Vietnam : de la sculturaction china a la emancipation (Acculturation et émancipation des pays sinisés), dans Historia Universal Salvat, Tome V. Barcelone, Espagne : Salvat Editors, 1981

  13. Division del pais y llegada de los europeos (Partition du pays entre les Nguyen et les Trinh - Arrivée des Européens), dans Historia Universal Salvat, Tome VII. Barcelone, Espagne : Salvat Editores, 1982

  14. Le travail lexicologique au Vietnam, Sudestasie magazine 24, 1952 :42-43. Paris

  15. Formation et standardisation du vocabulaire scientique et technique en vietnamien, in I.Fodor et C.Hagège (éds.), La réforme des langues. Histoire et avenir, Vol.III. Hamburg : Hulmut Buske Verlag, 1984 :1-21

  16. Les questions oui-non en vietnamien, in P.Valentin (éd.), L’interrogation. Presse de l’Université de Paris-Sorbonne, 1984 : 243-256

  17. L’avènement du quôc ngu et l’évolution de la littérature vietnamienne. Quelques considérations linguistiques, Cahiers d’Etudes Vietnamiennes 9, Université Paris 7, 1988 :3-18.

  18. Le vietnamien : un cas de romanisation inachevée, Cahiers d’ d’Etudes Vietnamiennes 10, Université Paris 7, 1989-90 :25-32

  19. Vietnamese Démonstratives Revisited, Mon-Khmer studies 20, 1992:127-136

  20. La deixis en vietnamien, in M.-A.Morel et L.Danon-Boileau (éds.), La deixis. Paris, PUF, 1992 : 167-176

  21. Deux organisations de la personne en vietnamien ; Fait de Langues 3 : 1994 : 193-201

  22. Quelques aspects de la négation en vietnamien, Cahiers de linguistique Asie Orientale, vol.23, 1994 :231-240

  23. Le démonstratif indéfini en vietnamien, Faits de Langues 3, 1994 : 57-64

  24. Vô định, nghi vấn và phủ định [Indéfini, interrogatif et négatif], in Ngôn ngữ (Revue Langages) 2, 1994, 8-13. Hanoi, Vietnam

  25. (Traduction et adaptation de Vuong Huu Lê), Sur les rimes du parler vietnamien da Quang Nam à Hôi An, Cahiers d’Etudes Vietnamiennes 11, Université Paris 7, 1995 : 3-7

  26. Personal pronouns and Pluralization in Vietnamese, Mon-Khmer Studies 25, 1995: 7-14

  27. Negation in Vietnamese and in some of the Viet-Muong languages, Pan-Asiatic Linguistics, Proceeding of the Fourth International Symposium on Languages and Linguistics, vol.II, 1996:563-8. Institute of Language and Culture for Rural Developpement, Mahidol University at Salaya, Bangkok, Thailand.

  28. Đại từ nhân xưng tiếng Việt [Les pronoms personnels en vietnamien], Ngôn ngữ [Revue Langages] 1, 1996 : 8-19. Hanoi, Vietnam

  29. Từ chỉ biệt trong tiếng Việt (L’article défini cái en vietnamien}, Ngôn ngữ [Revue Langages] 1, 1996 : 8-19. Hanoi, Vietnam

  30. The Nguôn language of Quang Binh, Vietnam, Môn-Khmer Studies 26, 1997: 179-190

  31. Reduplication and Affixation in Vietnamese, in B.Caron (éd.) Actes du 16è Congrès International des Linguistes (Paris 20-25.7.97). Oxford, Elsevier Sciences. CD Rom

  32. Personal pronouns in Vietnamese and in Muong, Cahiers d’ d’Etudes Vietnamiennes 16, Université Paris 7, 2003 : 86-93

  33. Aspect de morphologie vietnamienne, Cahiers d’ d’Etudes Vietnamiennes 17, Université Paris 7, 2004 : 45-59

G.S- T.S Nguyễn Phú Phong, đồng tác giả trong các bài viết về ngôn ngữ và báo cáo khoa học

với Giáo sư M.Ferlus :

Analyse de quatre articles d’ethno-linguistique Việt - Mường, Cahiers d’Etudes Vietnamiennes 3, Université Paris 7,1977 : 3-16

với hai Giáo sư M.Ferlus và Trần Trí Dõi :

Lexique Vietnamien-Rục-Français.Université Paris 7, Sudestasie,1988, 93p.

với hai Giáo sư M.C.Paris và I.Tamba-Mecz :

L’espace : sa structuration linguistique dans trois langues d’Asie Orientale, Action Interdisciplinaire Programmée, Université paris 7, 1988

A contrastive study of interrogative/indefinite forms in Vietnamese and Chinese. 12 th International Conference on Sino-Tibetan Languages and Linguistics. Paris, 1979

Colloque sur la « La deixis », Université Sorbonne 4, Paris, 1990

* Ban Việt học, Trường đại học Paris 7 (Denis Diderot)


Các thao tác trên Tài liệu

Các số đặc biệt
Các sự kiến sắp đến
VIETNAM, DEUX DOCUMENTAIRES sur France 2 et France 5 05/03/2024 - 01/06/2024 — France 2 et France 5
Repas solidaire du Comité de soutien à Tran To Nga 22/03/2024 - 26/04/2024 — Foyer Vietnam, 80 rue Monge, 75005 Paris, Métro Place Monge
Nouvel Obs, soirée Indochine, la colonisation oubliée 25/04/2024 18:30 - 22:00 — 67 av. Pierre Mendès France, 75013 Paris
France-Vietnam : un portail entre les cultures 17/05/2024 10:00 - 11:30 — via Zoom
Ciné-club YDA: Bố già / Papa, pardon. 25/05/2024 16:00 - 18:15 — cinéma le Grand Action, 5 rue des Ecoles, 75005 Paris
Các sự kiện sắp đến...
Ủng hộ chúng tôi - Support Us
Kênh RSS
Giới thiệu Diễn Đàn Forum  

Để bạn đọc tiện theo dõi các tin mới, Diễn Đàn Forum cung cấp danh mục tin RSS :

www.diendan.org/DDF-cac-bai-moi/rss