Bạn đang ở: Trang chủ / Nhân vật / NGUYỄN TÀI CẨN (1926-2011)

NGUYỄN TÀI CẨN (1926-2011)

- Diễn Đàn — published 26/02/2011 11:54, cập nhật lần cuối 12/04/2016 22:22


Học giả
NGUYỄN TÀI CẨN
từ trần


docsach

Chúng tôi được tin Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn đã từ trần tại Moskva (Liên bang Nga) ngày thứ sáu 25 tháng hai 2011, sau một thời gian dài trọng bệnh, thọ 85 tuổi.

Diễn Đàn xin thành thực chia buồn với chị Nona Stankevich, gia quyến và Trường Đại học Quốc gia Hà Nội.

ntc


Hình bên : Năm 2000, nhân dịp Nguyễn Tài Cẩn được giải thưởng Hổ Chí Minh, Đại học Quốc Gia Hà Nội tặng ông một cái đĩa men men trắng ghi dòng chữ men lam trích từ Luận ngữ : Học nhi bất yếm, hối nhân bất quyện (học không biết chán, dậy người không biết mỏi)



TIỂU SỬ

Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn sinh ngày 2/5/1926 (năm Bính Dần) tại làng Thượng Thọ (nay thuộc xã Thanh Văn), Thanh Chương, Nghệ An.

Lúc nhỏ, ông tiếp thụ Hán học trong một gia đình Nho học, sau đó theo học các trường Quốc học Vinh và Quốc học Huế.

Sau Cách mạng Tháng Tám, ông đã tham gia các công tác kháng chiến tại Nghệ An, gia nhập Đảng cộng sản  năm 1949.

Ông bắt đầu dạy học từ năm 1949. Năm 1952, ông được bổ nhiệm làm trợ lí Đại học lớp đầu tại Liên khu Bốn, năm 1953–1954 là Trưởng phòng chuyên môn của Khu Giáo dục Liên khu Bốn.

Từ năm 1955 đến năm 1960 ông được Bộ Giáo dục cử làm chuyên gia Việt ngữ học đầu tiên của nước ta tại Liên Xô (Trường Đại học Tổng hợp Leningrad). Năm 1960 ông bảo vệ thành công luận án Phó Tiến sĩ Ngữ văn đầu tiên của Việt Nam tại Liên Xô về Ngôn ngữ học với đề tài Từ loại Danh từ tiếng Việt. Từ năm 1961 đến năm 1971 ông làm Chủ nhiệm Bộ môn Ngôn ngữ học, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Năm 1980 ông được Nhà nước phong học hàm Giáo sư. Trong các năm 1982, 1988–1990, ông được mời thỉnh giảng tại Trường Đại học tổng hợp Paris 7, năm 1991 tại Viện Đại học Cornell (Hoa Kì).

Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn là một trong những chuyên gia đầu ngành của Ngôn ngữ học nước ta, ông đã đào tạo rất nhiều thế hệ sinh viên, nghiên cứu sinh chuyên ngành Ngôn ngữ học, Việt ngữ học, Hán Nôm, bồi dưỡng rất nhiều cán bộ chuyên môn nay đã trưởng thành. Ông có công lớn trong việc xây dựng chuyên ngành Ngôn ngữ học tại Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, nay là Khoa Ngôn ngữ học của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.

Trong lĩnh vực nghiên cứu, Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn là một chuyên gia Ngôn ngữ học am hiểu sâu sắc nhiều lĩnh vực, đặc biệt là Việt ngữ học và Hán-Nôm, ông là người thông thái các phương diện đồng đại và lịch đại trong nhiều địa hạt (ngữ pháp, ngữ âm, từ nguyên, văn tự) và đã dành nhiều thời gian để viết các giáo trình và chuyên khảo. Trong những năm cuối đời, mặc dầu sức khỏe yêú kém, ông dành nhiệu tâm lực để tiếp nối công trình của học giả Hoàng Xuân Hãn, đi tìm nguyên tác Truyện Kiều của Nguyễn Du.

Ông là tác giả nhiều công trình khoa học và bài báo đã đăng tên các tạp chí và báo chí trong nước và quốc tế. Trong nhiều năm cuối đời, ông là cộng tác viên của báo Diễn Đàn.

Sách xuất bản :

1. Từ loại Danh từ trong tiếng Việt hiện đại,  Nxb Khoa học Xã hội, 1975.

2. Ngữ pháp tiếng Việt : Tiếng – Từ ghép – Đoản ngữ,  Nxb Đại học và Trung học Chuyên nghiệp, 1975. Nxb Đại học Quốc gia (tái bản nhiều lần).

3. Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt, Nxb Khoa học Xã hội, 1979. Nxb Đại học Quốc gia (tái bản nhiều lần).

4. Một số vấn đề về chữ Nôm, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1985.

5. Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt (sơ thảo), Nxb Giáo dục, 1995.

6. Ảnh hưởng Hán văn Lí Trần qua thơ và ngôn ngữ thơ Nguyễn Trung Ngạn, Nxb Giáo dục, 1998.

7. Tìm hiểu kĩ xảo hồi văn liên hoàn trong bài Vũ trung sơn thuỷ của Thiệu Trị, Nxb Thuận Hoá, 1998.

8. Một số chứng tích về ngôn ngữ, văn tự và văn hoá, Nxb Đại học Quốc gia, 2001.

9. Tư liệu Truyện Kiều : Bản Duy Minh Thị 1872,  Nxb Đại học Quốc gia, 2002.

10. Tư liệu Truyện Kiều: Từ bản Duy Minh Thị đến bản Kiều Oánh Mậu, Trung tâm Nghiên cứu Quốc học. Nxb Văn học, 2004.


Các thao tác trên Tài liệu

Các số đặc biệt
Các sự kiến sắp đến
VIETNAM, DEUX DOCUMENTAIRES sur France 2 et France 5 05/03/2024 - 01/06/2024 — France 2 et France 5
Repas solidaire du Comité de soutien à Tran To Nga 22/03/2024 - 26/04/2024 — Foyer Vietnam, 80 rue Monge, 75005 Paris, Métro Place Monge
Nouvel Obs, soirée Indochine, la colonisation oubliée 25/04/2024 18:30 - 22:00 — 67 av. Pierre Mendès France, 75013 Paris
France-Vietnam : un portail entre les cultures 17/05/2024 10:00 - 11:30 — via Zoom
CONFÉRENCE DÉBAT 24/05/2024 19:00 - 23:00 — la Médiathèque JP Melville (Paris 13e)
Ciné-club YDA: Bố già / Papa, pardon. 25/05/2024 16:00 - 18:15 — cinéma le Grand Action, 5 rue des Ecoles, 75005 Paris
Các sự kiện sắp đến...
Ủng hộ chúng tôi - Support Us
Kênh RSS
Giới thiệu Diễn Đàn Forum  

Để bạn đọc tiện theo dõi các tin mới, Diễn Đàn Forum cung cấp danh mục tin RSS :

www.diendan.org/DDF-cac-bai-moi/rss