Bạn đang ở: Trang chủ / Nhân vật / Nụ cười Dương Tường

Nụ cười Dương Tường

- Nguyễn Ngọc Giao — published 30/05/2020 18:45, cập nhật lần cuối 25/02/2023 15:16


Nụ cười Dương Tường




Tháng hai 2020, một trong những việc đầu tiên của chúng tôi khi ra đến Hà Nội là đến phố Phan Huy Chú thăm anh Dương Tường và chị Trinh. Mấy ngày trước, Phạm Xuân Nguyên gọi vào Thành phố, nói đang ngồi với anh Dương Tường, và chuyển máy cho anh. Dương Tường  nói ngày rằm tháng giêng sẽ không thể nào xuống Bát Tràng để cùng nhau gửi tro cốt Boudarel xuôi dòng Sông Hồng. « Mình yếu quá rồi, không đi đâu được nữa ».

Đúng là anh Dương Tường yếu lắm. Đôi mắt chỉ còn thấy lờ mờ, chân đi không vững. Ngày đêm, có lẽ chỉ di chuyển trong cái tam giác là bàn máy, giường ngủ, và ghế nệm phòng khách. Từ mấy năm nay, anh lại bị zona nặng, ngày đêm đau nhức. Chị Trinh khoẻ hơn, tiền đình rối loạn, thi thoảng choáng váng, nhưng đi đứng còn vững vàng, vẫn là chỗ dựa cho anh, như chị vẫn là từ mấy chục năm nay, nhất là những năm đen tối.

Đến ngạc nhiên là nụ cười rạng rỡ của Dương Tường.

Mười hai năm mới gặp nhau, chúng tôi vui, đã đành. Anh hỏi thăm tình hình bạn bè Paris, nhất là gia đình Thận Ngọc, "con Chó", "con Dê" và Mimi... Càng vui hơn, khi chúng tôi hỏi anh : Anh làm sao chống trả với cơn đau zona hành hạ ? Mình phải bày cuộc chơi. Và anh say sưa kể cuộc chơi. Mấy người bạn trẻ thiết kế cho anh một dàn máy tính màn ảnh lớn, anh có thể đọc mờ mờ những dòng chữ cỡ to trên màn ảnh. Mình học thuộc lòng bàn phím để có thể đánh máy. Ngồi bên cạnh, chị Trinh nói nhỏ với tôi : Cũng còn nhầm nhiều chỗ đấy. Mình bỏ ra ba năm dịch Truyện Kiều ra tiếng Anh. Bản dịch đang in, cuối tháng sau, in xong mình sẽ nhờ gửi sang cho các bạn.


Về lại Paris cuối tháng ba, tôi lại nhận được điện thoại của Phạm Xuân Nguyên gọi từ nhà Dương Tường. Kiều, bản tiếng Anh của Dương Tường vừa in xong. Bản đầu tiên được đặt lên ban thờ hai cụ thân sinh. Xuân Nguyên được tặng bản thứ ba hay thứ tư. Còn mấy bản cho bạn bè ở Paris, phải đợi sau cơn đại dịch.


kieu
Nhà thơ Dương Tường và bản dịch Kiều vừa xuất bản
(tháng 3.2020, ảnh Phạm Xuân Nguyên)


Tiếng Anh của tôi không cho phép tôi đánh giá bản dịch của anh. Nhưng tôi biết chắc đây là bản Kiều qua cảm nhận của Dương Tường, không của ai khác. Anh say sưa nói về hai từ ghét nhau ngay trong những dòng đầu Truyện Kiều : Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau. Chữ nhau ở đây không réciproque, không đối xứng. Mệnh ganh ghét tài, chứ tài hơi đâu mà ghét mệnh ? Thế thì tại sao lại nhau ? Anh giải thích : A gây sự đánh B, B không đánh lại, nhưng trách A : "Sao lại đánh nhau thế ?". Tài và mệnh ghét nhau là như thế . Tôi chợt nhớ tới việc anh dịch L'étranger của Camus là Người dưng, chứ không dịch Người xa lạ như có người đã làm, Dương Tường đã từng bị một nhà phê bình nghĩ là mình rành tiếng Pháp (và tiếng Việt),  đã chê anh dịch sai. Cách hiểu chữ nhau, cũng như chữ étranger, người ta có thể đồng ý hay không đồng ý với Dương Tường, nhưng bảo là sai, thì... không đúng. Nói thế, để tỏ ý nóng lòng đọc bản dịch tiếng Anh của anh, dù không đủ tiếng Anh để thưởng thức, phê bình, nhưng ít nhất để khám phá cách đọc, cách hiểu áng văn Nguyễn Du của Dương Tường.

Tôi hỏi anh, bây giờ bản dịch đã hoàn tất, anh chơi gì để quên cơn đau zona ? Anh cười : Mình tiếp tục dịch thơ. May thay, trí nhớ của anh tốt hơn hẳn đôi mắt và cặp chân. Không biết anh thuộc bao nhiêu bài thơ, và trong đó, bao nhiêu bài anh thích. Nhưng chắc đủ, để ngày ngày, Dương Tường ngồi vào bàn máy, dịch sang tiếng Anh một bài anh thích, trên bàn phím mà ngón tay anh thuộc lòng từng phím. Cuộc chơi để làm chủ tuổi già, để thắng bệnh zona, và cách li với đại dịch Covid-19...

Nguyễn Ngọc Giao



Dương Tường dịch Màu tím hoa sim



The colour of myrtle flowers

by Hữu Loan


Her three elders were in the people's army
the youngest of her siblings still a babbling urchin
when her hair was at its greenest

A soldier away from home I loved her
with that love one devotes to one's younger sister
The wedding day she did not claim for a bridal robe
I came straight back from camp
my soldier's boots coated with dust from marches
She smiled nicely beside her original man
I rejoined my regiment right after the wedding
From the battled area I pitifully thought of her
To get married in war-time
if I'd never be back... it pained me
picturing up my young wife
desperately awaiting at home
                         each sun-setting

Yet it was not the warring man but
his beloved in the rear that got killed.

I got back
too late to see her alive
Her mother seated herself by her daughter's tomb
wrapped in darkness
The vase for flowers on the wedding day
now served as incense urn
with cold ashes all around
Dearest
your hair was still too short
to be knotted into a full chignon
Dearest
the last moment
we're not given the mere chance
to cross eyes once nor to exchange one word
dearest...

The early autumn wind pappled the shivering surface of the river
The little one growing up
gazed at his sister's photo-portait, bewildered,
when the early autumn wind rose
withering up the grass about the tombstone

In a forest doused with rain one afternoon
the three soldiers on the northeastern front heard of
their sister's death before news of her wedding reached them
In days not long ago
she loved violet myrtle flowers
she wore violet blouses the color of myrtle flowers
In days not long ago...

The sun was settling and we kept marching
through hills upon hills of myrtles
unending hills covered with those violet blossoms
which dyed the sylvan dusk in an infinite violet
Somewhere someone sang out :
My shirt came unsewn at one side
I've taken no wife and my mum is too old to mend it yet ” (*)
Glancing at my shirt torn at the shoulder
bathed in the color of the blossoms I echoed in petto :
My shirt came unsewn at one side
I'm away from mum and orphaned of wife.


(*) from a Vietnamese folk song.


(Việt Nam News, Feb. 9, 2020, p. 6)

Các thao tác trên Tài liệu

Các số đặc biệt
Các sự kiến sắp đến
VIETNAM, DEUX DOCUMENTAIRES sur France 2 et France 5 05/03/2024 - 01/06/2024 — France 2 et France 5
Repas solidaire du Comité de soutien à Tran To Nga 22/03/2024 - 26/04/2024 — Foyer Vietnam, 80 rue Monge, 75005 Paris, Métro Place Monge
Nouvel Obs, soirée Indochine, la colonisation oubliée 25/04/2024 18:30 - 22:00 — 67 av. Pierre Mendès France, 75013 Paris
France-Vietnam : un portail entre les cultures 17/05/2024 10:00 - 11:30 — via Zoom
Ciné-club YDA: Bố già / Papa, pardon. 25/05/2024 16:00 - 18:15 — cinéma le Grand Action, 5 rue des Ecoles, 75005 Paris
Các sự kiện sắp đến...
Ủng hộ chúng tôi - Support Us
Kênh RSS
Giới thiệu Diễn Đàn Forum  

Để bạn đọc tiện theo dõi các tin mới, Diễn Đàn Forum cung cấp danh mục tin RSS :

www.diendan.org/DDF-cac-bai-moi/rss