Que veut dire dominer la nature ?
Tưởng nhớ Henri Van Regemorter
(1925-2002)
QUE VEUT DIRE DOMINER LA NATURE ?
Ngô Bảo Châu
Comparé à d’autres contributeurs du livre, c’est récemment que j’ai connu Henri, voici douze ans. Mais depuis, que de temps avons-nous passé ensemble à parler de tous les sujets et même parfois à nous disputer. Ces discussions n’ont pas manqué de me faire réfléchir, et davantage maintenant qu’Henri n’est plus.
Voici l’une des histoires de jeunesse qu’il m’a racontée au cours d’une promenade comme dans le parc Paumier : « Quand j’étais jeune, il m’est arrivé de faire des discours devant de grandes assemblées sur le thème du marxisme. Cette fois-là c’était à l’université de Louvain-la-Neuve. Dans le feu de l’action, j’ai parlé du progrès, de la domestication, de la domination de la nature par l’homme. Alors, l’une des personnes s’est levée, c’était un Belge très bien portant, et il m’a demandé : “ Mais, Monsieur, qu’est-ce que cela veut dire, dominer la nature ? ”... » L’évocation de ce souvenir, dans le cadre verdoyant du parc Paumier, nous a procuré un petit moment de fou rire, avec l’excellent accent belge d’Henri.
La suite des événements a donné un tout autre sens à cette anecdote. Dans les dernières semaines de sa vie, Henri souffrait de très graves maladies. Mais c’est toujours le même sourire, en même temps chaleureux et malicieux, que j’ai trouvé sur son visage à chaque fois que je le voyais. J’avais l’impression que toutes ces terribles maladies qui auraient abattu n’importe qui, l’ont seulement embêté. Cela le dérangeait de ne plus pouvoir mettre la même énergie dans tout ce qu’il aimait faire. Une ou deux semaines avant d’aller à la clinique de Meudon-la-Forêt, marchant avec difficulté, ayant mal un peu partout à cause du cancer, il s’est plaint à moi qu’il se sentait fatigué et qu’il n’arrivait plus à faire de la physique le soir. En allant cette fois-là à la clinique, il a pris l’article qu’il était en train d’écrire sur L. Schwartz, il m’a demandé de surveiller la réponse d’un fax envoyé la veille à Đặng Vũ Minh, et puis il avait dans son cartable la lettre de cette étudiante vietnamienne très motivée, pour qui Henri voulait coûte que coûte obtenir une bourse d’étude. Comment une personne physiquement ravagée par la maladie peut-elle encore tant penser à autrui ?
Henri Van Regemorter và vợ chồng Ngô Bảo Châu
Ảnh chụp tại nhà riêng ở Meudon
(nguồn : trang FB của tác giả)
Ces circonstances extrêmes, douloureusement vécues, m’ont au moins aidé à comprendre ce qui veut dire dominer la nature. Henri n’a jamais aimé les grandes discussions philosophiques. Mais la façon simple et convaincante avec laquelle il donnait un sens à son action, à sa vie, nous a amenés à réfléchir à notre tour, nous les jeunes Vietnamiens qui avons eu la chance de le connaître, qu’il a aidés et accompagnés. Elle nous a même permis d’acquérir quelques petites convictions qui sont pour nous tous l’inestimable héritage d’Henri.
Ngô Bảo Châu
bản
dịch của Nguyễn Ngọc Giao :
Chế ngự thiên nhiên nghĩa là gì ?
Ngô Bảo Châu
So với những người góp bài trong sách này, tôi quen Henri muộn hơn, cách đây mười hai năm. Nhưng từ đó tới nay, phải nói chúng tôi đã có không biết bao nhiêu lần chuyện trò với nhau, thậm chí cãi cọ. Những cuộc thảo luận khiến tôi phải suy nghĩ, nhất là từ nay Henri không còn nữa.
Dưới đây là một câu chuyện thời trẻ mà Henri kể lại khi chúng tôi đi dạo trong công viên Paumier (Meudon) : « Thời trẻ, có nhiều lần mình diễn thuyết tại những hội trường lớn về đề tài chủ nghĩa Marx. Lần đó là tại Trường đại học Louvain-la-Neuve. Mình thao thao nói về sự tiến bộ, sự thuần hóa, về con người chế ngự thiên nhiên. Một người trong cử toạ đứng dậy, một người Bỉ tráng kiện, nêu câu hỏi : “ Nhưng, thưa Ông, chế ngự thiên nhiên nghĩa là gì cơ chứ ? ”... ». Giữa khung cảnh xanh tươi của công viên Paumier, câu chuyện Henri kể lại, với giọng Bỉ của mình, khiến chúng tôi cười phá lên một trận thoải mái.
Giai thoại này, về sau, lại mang một ý nghĩa hoàn toàn khác. Vào những tuần lễ cuối đời, Henri bị bệnh nặng. Nhưng nụ cười nồng ấm và hóm hỉnh vẫn rạng rỡ trên khuôn mặt Henri mỗi lần tôi đến gặp. Bệnh nặng như vậy, người nào khác chắc phải quỵ xuống, nhưng tôi có cảm tưởng Henri chỉ thấy khó chịu. Anh bực mình vì không còn đủ năng lực để làm những việc anh muốn. Một hai tuần trước khi phải đến bệnh viện Meudon-la-Forêt, đi đứng khó khăn, căn bệnh ung thư làm anh đau khắp mình mẩy, Henri than với tôi là thấy mệt quá, buổi tối không làm vật lý học được nữa. Trước khi đi, Henri mang theo bài viết còn dang dở về Laurent Schwartz, dặn tôi canh chừng hồi âm của Đặng Vũ Minh trả lời fax gửi hôm trước, trong cặp còn có lá thư của một cô nữ sinh Việt Nam rất thiết tha sang Pháp học và Henri tìm mọi cách để tìm học bổng cho cô ấy. Một con người bị bệnh tật hành hạ đến mức đó, làm sao còn có thể lo nghĩ cho người khác như vậy ?
Chính những nghịch cảnh đau xót đã giúp tôi hiểu ra ý nghĩa của việc chế ngự thiên nhiên. Henri vốn không ưa những cuộc tranh luận triết lý. Nhưng cung cách giản dị và thuyết phục của anh đã mang lại nghĩa lý cho hành động, cho cuộc đời mình, khiến chúng tôi, những thanh niên có may mắn được quen biết Henri, được anh giúp đỡ và đồng hành, cũng phải suy ngẫm. Nhờ đó mà chúng tôi tích lũy được một vài niềm tin ; đó là di sản quý báu mà Henri để lại.
Ngô Bảo Châu
SOURCE / NGUỒN :
VIETNAM
UNE COOPERATION EXEMPLAIRE
Henri Van Regemorter (1925-2002) : un
parcours militant
L’Harmattan, 2004
Các thao tác trên Tài liệu