Tâm giữa chúng ta/ Tâm présent parmi nous
Tưởng nhớ người bạn vừa ra đi
NGUYỄN
THÀNH TÂM
giữa chúng ta
Nguyễn Hữu Động
Liliane và các cháu Sơn, Kim Lan thân mến,
Giao nói với tôi rằng với lá thư này, tôi cũng sẽ có mặt cùng mọi người
trong buổi tưởng niệm và vĩnh biệt này – anh ấy vẫn quen nói bằng tình
cảm
khiến không ai có thể từ chối. Đúng thế, tôi
thực sự muốn có mặt với mọi người, để chia sẻ nỗi đau của Liliane và
các cháu, và trong sự hiệp thông ấy, để vơi bớt nỗi đau của riêng mình.
Và cũng để nói với Sơn và Kim Lan mà tôi ít biết, rằng tôi rất gần với
cha của hai cháu, với cả cha lẫn mẹ của các cháu, ngay từ ngày mà Tâm
còn kín đáo tỏ tình với Liliane, ở cư xá đại học Antony, cũng như ở
những nơi khác mà họ gặp nhau trên con đường hoạt động. Ngay từ hồi đó,
tôi rất mừng cho họ, và niềm vui trước đôi lứa ấy kéo dài đến ngày nay,
một cặp vợ chồng hoà thuận, người này không ngừng « làm giàu » cho
người kia.
Chúng tôi có rất nhiều kỷ niệm chung, nhất là trong thời gian tôi sống
ở Paris. Kỷ niệm của những người trí thức, theo nhau tới Ecole Spéciale
d’Architecture (Trường chuyên khoa kiến trúc) mà Tâm là giáo sư cho đến
ngày nghỉ hưu. Chúng tôi hoạt động trong hội Liên hiệp sinh viên, rồi
Liên hiệp Việt kiều. Mọi người đều nhận thấy ở Tâm sự đôn hậu, lời ăn
tiếng nói bao giờ cũng nhẹ nhàng, kết hợp một cách lạ lùng sự tiết chế
và quyết tâm.
Khi cần, cả hai chúng tôi đều tham gia ban trật tự của Hội, và tôi chưa hề thấy có lần nào Tâm chớp mắt trong những cuộc đụng độ. Còn trên sân đá bóng tròn, thì khác đấy. Khôn hồn thì nên ở trong đội của Tâm, có dại mới ở hàng ngũ đối phương.
Những nét ấy, những việc ấy, nhiều người trong các bạn đã biết cả rồi.
Tôi chỉ xin kể lại một điều mà có lẽ con người kín đáo ấy chưa kể cho
ai cả. Đó là vào năm 1982. Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, hợp tác với
ACCT (Cơ quan hợp tác văn hoá và kỹ thuật, sang thập niên 1990, đã trở
thành Organisation de la Francophonie, Tổ chức các nước sử dụng tiếng
Pháp), tổ chức một cuộc hội thảo quốc tế ở Hà Nội về kinh tế thế giới
và chính sách kinh tế. Nhiều chuyên gia nổi tiếng đã nhận lời tham gia,
như G. Destanne de Bernis hay Nirmal Chandra (Trường đại học Calcutta).
Tâm và tôi được trao nhiệm vụ làm những buổi « tiền hội thảo », nghĩa
là trình bày cho những người sẽ tham dự hội thảo những điều sơ yếu về
kế toán quốc gia, về kinh tế vĩ mô được giảng dạy ở các trường đại học
(phương Tây). Đây là lần đầu tiên có một cuộc hội thảo như vậy ở Hà
Nội, lúc đó còn rất ư dị ứng và cảnh giác cao độ đối với kinh tế tư bản
và học thuật của nó. Như thế là những người tổ chức cuộc hội thảo phải
tin cậy lắm mới yêu cầu chúng tôi nói về Keynes với một cử toạ miệt mài
với bộ Giáo trình Kinh tế học Chính trị của Viện hàn lâm khoa học Liên
Xô.
Chưa hết. Trước khi các diễn giả người nước ngoài đặt chân tới Hà Nội,
bộ trưởng Trần Phương (sau này làm phó thủ tướng) gọi chúng tôi tới văn
phòng và yêu cầu chúng tôi bay vào miền Nam, tới Long An, để điều tra
về thử nghiệm mới (và chui) của tỉnh này về kinh tế thị trường, nghe
nói rất thành công. Ông Trần Phương nói với hai chúng tôi : có lẽ với
các anh, họ sẽ cởi mở hơn, chứ với chúng tôi họ giữ kẽ lắm. Năm ngày
sau, chúng tôi bay ra Hà Nội và nộp báo cáo cho ông.
Những gì xảy ra sau đó, các bạn đã biết rồi : trên đà perestroika ở
Liên Xô và những biến chuyển ở các nước Đông Âu, Việt Nam đã đẩy mạnh
cuộc Đổi Mới với những thành tựu mà mọi người đều biết. Có thể nói Long
An đã đóng vai trò phòng thí nghiệm, « thí điểm » của chương trình to
lớn này.
Tôi không có ý nói, dù là nói bóng gió, rằng bản báo cáo của chúng tôi
đã phục vụ cho cuộc thảo luận ở cấp cao đã dẫn tới cuộc Đổi Mới. Mà tôi
chỉ muốn nhấn mạnh rằng Tâm đã tham gia tích cực vào công cuộc này, và
không hề « được » gì khác hơn là cảm nghĩ là mình làm tròn nhiệm vụ.
Cũng như anh đã đảm đương nhiệm vụ, trong hoàn cảnh khó khăn chật vật,
ở những công ty mà anh tham gia để đóng góp vào công cuộc phát triển
kinh tế Việt Nam. Trong gần 40 năm ấy, tôi chưa hề nghe Tâm nói ác, dù
chỉ là một tiếng, một câu, về ai cả.
Những năm sau này, chúng tôi gặp nhau nhiều lần, khi tôi ghé
qua
Paris. Vẫn con người ấy, tận tuỵ với gia đình, chung thuỷ với những giá
trị tinh thần của mình, gắn bó với quê hương cũ và đất nước mới. Tâm đã
hứa sẽ sang Mexico thăm tôi khi anh được biết Kim Lan sẽ sang làm việc
không xa lắm. Nhưng cuộc sống đã định đoạt khác đi. Song tôi muốn trở
lại ý của Giao về sự có mặt. Ở Châu Mỹ La tinh, người mà ta đến chào từ
biệt là người có mặt. Nếu tôi gọi « Tâm ơi », chắc các bạn sẽ đồng
thanh « Có mặt ! ». Bởi vì, ra đi giữa đông đủ những người mình yêu
quý, giữa những người yêu quý mình, là vẫn ở lại giữa mọi người.
Hôn Liliane và hai cháu,
Nguyễn Hữu Động
bản dịch của Kiến Văn
(bản gốc, tiếng Pháp, đã được đọc tại lễ tang
Nguyễn Thành Tâm
Arcueil 13.5.2015)
Hình của gia đình
TÂM
présent
parmi nous
Chère Liliane, cher Sơn, chère Kim Lan,
En me disant que par cette lettre, je serai présent parmi vous en ce
jour de recueillement, de souvenirs et d'adieu, Giao a, comme cela lui
est coutumier, trouvé le chemin du coeur qui ne permet à personne de
dire non. Oui, j'aurai souhaité être parmi vous pour partager votre
peine et pour, dans ce partage, alléger la mienne. Pour vous dire à
vous, Sơn et Kim Lan, que je ne connais pas vraiment, combien je me
sens proche de votre père, de vos parents que je connaissais déjà quand
Tâm faisait sa cour discrète à Liliane à Antony et autres lieux où
leurs chemins militants se sont croisés. J'étais déjà heureux pour
eux à l'époque, et la joie de les voir ensemble a perduré,
tellement cette union a été harmonieuse et enrichissante.
Des souvenirs communs, nous en avons beaucoup, surtout pendant ma
période parisienne. Souvenirs d'intellectuel d’abord, nous qui nous
sommes suivis à l'Ecole Spéciale d'Architecture où Tâm est resté
professeur jusqu'à sa retraite.
Souvenirs de militants pour le Vietnam ensuite. Nous étions membres de l'Union des Etudiants Vietnamiens en France, puis de l'Union des Vietnamiens. Tâm se distinguait surtout par sa gentillesse et son doux parler, par un mélange étonnant de retenue et de détermination. Nous faisions partie, quand il le fallait, du service d'ordre de l'Union et je ne me souviens pas de l'avoir vu une seule fois cligner des yeux devant les affrontements. Ceci dit, au football c’était autre chose. Mieux valait être membre de son équipe que de celle d'en face,
Mais plus que ces traits et ces faits, que beaucoup d'entre vous
connaissaient et appréciaient, je voudrais vous raconter quelque chose
que Tâm n'a probablement jamais confié à personne, discret comme à son
habitude.
C'était en 1982.
L'ambassade du Vietnam en France, en coopération avec l'ACCT (devenue
depuis les années 90 l'Organisation de la Francophonie), organisa un
séminaire sur l'économie internationale et la politique économique à Hà
Nội. Des grands noms avaient accepté d'y participer, tels G. Destanne
de Bernis ou Nirmal Chandra de l'Université de Calcutta. Tâm et moi
étions chargés du pré-séminaire, qui consistait à donner aux
participants les éléments de connaissance en comptabilité nationale et
en macro-économie enseignés dans nos universités.
Ce fut le premier séminaire du genre à Hà Nội, en ce temps là encore hostile et fort méfiant à ‘égard de l'économie capitaliste et de sa science. C'est dire si les organisateurs du séminaire avaient en nous une énorme confiance en nous demandant de parler de Keynes dans un milieu où dominait le Manuel d'Economie Politique de l'Académie des Sciences de l'URSS !
Mais ce n'est pas tout.
Avant l'arrivée des conférenciers étrangers, le Ministre (devenu par la suite Vice Premier ministre) Trần Phương nous convoqua tous les deux et nous demanda d'aller à Long An, dans le Sud, faire une enquête sur la pratique nouvelle (et clandestine) d'une économie locale de marché, qui semblait-t-il, faisait merveille. Trần Phương nous dit : Peut-être que les gens de là bas vous parleront plus ouvertement, nous, on ne nous dit rien de sérieux. Au bout de 5 jours, nous sommes revenus à Hà Nội pour lui remettre notre rapport.
Vous connaissez la suite : dans le sillage de la perestroika et des
changements dans les pays de l'Est, le Việt Nam a lancé sa campagne du
Đổi Mới avec le succès que l'on connait. La province de Long An a été
en quelque sorte le laboratoire de ce vaste changement.
Je n'ai pas la prétention de dire ou même de suggérer que notre rapport
a servi dans la discussion au plus haut niveau qui a abouti au Đổi Mới.
Mais je veux simplement souligner que Tâm, qui y a activement
participé, n'en a jamais tiré rien d'autre que le sentiment d'avoir
accompli son devoir. Ce même devoir qu'il a rempli, au prix des
difficultés qu'on connait, quand il a assumé ses responsabilités au
sein des compagnies qui devaient contribuer au développement
du
pays.
En près de quarante ans, je n'ai pas souvenir qu'il ait eu un mot sévère ou une parole méchante pour quiconque.
Ces dernières années, nous nous sommes revus plusieurs fois, lors de
mes passages à Paris. Toujours le même homme, profondément dévoué à sa
famille, fidèle à ses valeurs et attaché et à son pays natal comme à
celui d’adoption. Il m'avait promis de venir me rendre visite au
Mexique, lorsqu'il a appris que Kim Lan ne serait pas trop loin de là
où je réside. La vie en a décidé autrement.
Mais je reprends ici l'idée de Giao sur la notion de présence.. En Amérique Latine, l’être présent c'est celui ou celle à qui on vient dire adieu. Si je dis Tâm ơi, vous répondez présent !
Car partir entouré de ceux et celles qu'on aime et qui vous aiment, c'est rester parmi eux.
Je vous embrasse
Nguyễn Hữu Động
(Texte lu aux
obsèques de Nguyễn Thành Tâm
Arcueil, 13 mai 2015)
Các thao tác trên Tài liệu