Tấm lòng của một người thầy
Tấm lòng của một người thầy
Bùi Xuân Bách
Hôm
nay, 25 tháng hai, là ngày giỗ Thầy
Nguyễn Tài Cẩn, lần thứ hai. Muốn
chia sẻ với các bạn một câu
chuyện nhỏ về một người thầy
lớn.
Tết 2009, thầy về thăm VN. Trước
Tết tôi có viết thư cho thầy để
hỏi cách đọc bốn chữ Hán,
mà không có trong các từ điển
Hán Việt, thậm chí có chữ còn
không có trong cả từ điển Khang
Hy. Bốn chữ này nằm trong tên của
bốn họa gia Trung Hoa đời xưa, tôi
muốn đọc được đầy đủ
tên họ ra âm Hán Việt. Nhận được
thư tôi, thầy đã trả lời là
thầy sắp về VN, sau Tết, trở lại
Mạc Tư Khoa thầy sẽ trả lời.
Sau
đó, dù biết thầy đã về
Nga lâu rồi, nhưng tôi cũng không
dám hỏi lại vì sợ làm phiền
thầy, mà việc của mình cũng chả
có gì là quan trọng. Chờ đến
tháng 10 tôi mới viết cái thư
khác, trong đó có đề cập
câu hỏi khi trước cùng vài
chuyện khác. Không ngờ, thầy trả
lời ngay lập tức.
Thư trả lời của GS Nguyễn Tài Cẩn
Ngày 20.10, 2009
Th/ gửi Anh Bách ,
1/ Trước hết,
xin thành thực mong Anh thứ lỗi!
2/ Lá thư cuối năm ngoái (11.2008) tôi về Việt Nam 4 tháng, nhiều việc quá nên sau quên hẳn. Còn trong chiếc máy bên Nga chắc gia đình đã làm thất lạc những lần nhờ thợ đến chữa .
3/ Năm nay tôi nhận đủ,
nhớ lại chuyện cũ, rất ân hận.
Nhưng trong 2 tài liệu kèm theo:
---tài
liệu về 4 chữ BÁT ĐẠI SƠN
NHÂN thì tôi mở xem được;
---còn
tài liệu đầu thì không hiểu
sao tôi lại không xem được! Chắc
tôi dốt kĩ thuật nên không biết
cách mở! Hay do Anh gửi cách khác,
tôi không quen?
4/ Nay mai nhờ người ta mở giúp, tôi sẽ đọc và những gì tôi biết, tôi sẽ gắng trả lời,
5/ Một lần nữa, thành thực xin lỗi Anh. Và rất mong Anh thông cảm cho một người 85 tuổi, nhiều lúc đã bắt đầu lẫm cẫm!
Thân, NTC
*
Đọc thư thầy, thật
cảm động với ngôn từ thầy đã
dùng.
Tôi đoán rằng vì lý
do nào đó, mấy chữ ấy không
hiển thị trên máy của thầy, tôi
đành phải miêu tả vậy:
Thưa thầy,
Em xin gửi lại trực tiếp cái thư đính kèm đầu tiên (4 tự):
1- 暶
暶
Unicode:
66B6 XUAN2
Bộ Nhật (日)
bên trái, chữ Toàn/Tuyền (旋)
bên phải.
************************
2- 瀞
瀞
Unicode
: 701E JING4
Bộ Thủy (氵)
bên trái, chữ Tĩnh (靜)
bên phải.
***************************
3- 爠
爠
Khang
Hy không có Unicode : 7220 JU
Bộ Hỏa (火)
bên trái, chữ Cù (瞿)
bên phải {hai chữ Mục (目)
ở trên, chữ Chuy (隹)
ở dưới}.
***************************
4-
𨨗
𨨗
Khang
Hy không có Unicode : 28A17 LIN
Bộ Kim (金)
ở dưới, chữ Lâm (林)
(hai chữ Mộc) ở trên.
***************************
Ngay hôm sau, tôi
nhận được câu trả lời của
thầy, thầy chỉ dẫn hết sức cặn
kẽ, giống như giải bài toán mẫu,
thành ra tôi học được rất
nhiều.
Ngày 22.10.2009 Th/ gửi Anh Bách
,
Tôi vốn tưởng tuần sau mới
trả lời Anh được, vì chủ
nhật này mới mời được một
ông bạn kĩ sư đến giúp về
mặt kĩ thuật. Nhưng nay Anh đã gửi
thêm một bức thư nữa, cung cấp đầy
đủ cứ liệu, vậy tôi xin trả
lời
ngay.
------------------------------------------------------
1/
Đây là 4 chữ chắc chưa có
sẵn cách đọc Hán Việt ở
trong xã hội người Việt chúng
ta, vì 2 chữ đầu tuy có sẵn
trong tự điển Khang Hy nhưng đó là
2 chữ rất hiểm hóc ít ai biết,
còn 2 chữ sau thì ngay trong Khang Hy cũng
không thấy.
2/ Gặp những trường hợp như vậy, người Việt Nam chúng ta thường phải gắng đoán ra một cách đọc Hán Việt tạm thời để dùng:
---2 trường hợp đầu
, phải dựa vào CÁCH PHIÊN THIẾT
và ÂM ĐỌC Khang Hy đã cho để
phỏng đoán ;
*** chữ đầu : TUẦN
TUYÊN thiết và âm đọc là
TUYỀN
***chữ số 2 : TẬT CHÍNH thiết
và âm đọc là TĨNH // TỊNH
---2
trường hợp sau thường phải dựa
bộ vào phận chỉ âm ( thường
được gọi là THANH PHÙ hoặc
ÂM PHÙ) để đoán cách đọc
tạm thời :
***chữ số 3 : có thanh
phù là CÙ //CỒ
***chữ số 4
: có thanh phù là LÂM
3/ Riêng
giới Hán học lại còn phải dựa
vào cứ liệu ở các VẬN THƯ
Đường Tống như Thiết vận,
Quảng vận để lập luận :
***ở
chữ đầu: nhiếp SƠN, vận bộ
TIÊN, thanh mẫu TÀ, BÌNH THANH, TAM ĐẲNG,
HỢP KHẨU
***ở chữ số 2: nhiếp
NGẠNH, vận bộ THANH, thanh mẫu TÙNG,
KHỨ THANH, TAM ĐĂNG, KHAI KHẨU
***ở
chữ số 3: nhiếp NGỘ, vận bộ NGU,
thanh mẫu QUẦN, BÌNH THANH, TAM ĐẲNG,
HỢP KHẨU
***ở chữ số 4: nhiếp
THÂM, vận bộ XÂM, thanh mẫu LAI, BÌNH
THANH, TAM ĐẲNG, KHAI KHẨU
4/ ĐỀ NGHỊ
CÁCH ĐỌC TẠM THỜI:
Chữ đầu
: đọc TUYỀN
Chữ số 2: đọc
TĨNH hay TỊNH
Chữ số 3: đọc
CÙ
Chữ số 4: đọc
LÂM
------------------------------------------------
Cách
đọc Hán Việt là một vấn đề
rất phức tạp, tôi xưa có đọc
giáo trình cho sinh viên(1),
nhưng tôi
cũng chưa phải là chuyên gia. Tuy nhiên,
nếu Anh cần gì mà tôi biết, tôi
sẽ xin trả lời.
Thân, NTC
Bùi Xuân Bách
Chú thích : 1. Xem Nguyễn Tài Cẩn, Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt (chú thích của Diễn Đàn)
Nguồn: trang FB của tác giả
Các thao tác trên Tài liệu