Trí Không Trần Quang Thuận
Trí
Không Trần Quang Thuận (1930 – 2017)
Cuộc hành hương trên cõi thế
Thái Kim Lan
Khi
tôi lên lớp đệ lục trường
Đồng Khánh, đã nghe tiếng đồn
về một vị đệ tử, một sa di
trẻ của thầy Linh Mụ, như ông bà
tôi trong gia đình thường gọi cố
Đại Lão HT Thích Đôn Hậu là
Thầy, nổi tiếng thông minh và học
giỏi, không những làu thông kinh pháp
trong chốn sa môn, mà còn vượt
bực ở trường môn. Cả gia đình
tôi từ bà nội, ông bà ngoại
và các bà cô tôi vốn rất
sùng đạo Phật, tổ tiên theo chúa
Nguyễn Hoàng vào Nam, lập nghiệp gần
chùa Linh Mụ, thường lấy vị đệ
tử chùa Linh Mụ thời ấy ra làm
gương cho chúng tôi, lớp trẻ nhỏ,
với niềm tin và tự hào về thế
hệ chân tu vừa giỏi đạo vừa
sáng đời. Những lúc nghe như
thế, bất giác thấy có niềm vui
an lành như mỗi lần nghe tiếng chuông
Linh Mụ ngân trong sương mai. Trên đường
đi đến trường lắm khi thấy như
tấm gương học giỏi đang chiếu
từ đàng xa gọi chân bước
tới. Chỉ nghe mà chưa thấy hình,
mà chẳng cần thấy, chỉ cần nghe
thôi để tin thêm vào bước
chân của mình. Và lòng ngưỡng
mộ đã chắc một hai!
Bởi
đất thần kinh thế hệ chúng tôi
đều mến chuộng người ham học,
nên càng thích chia vui niềm tự hào
đất nòi đất giống ươm
mầm kẻ sĩ. Lại càng thêm háo
hức ít lâu sau, khi nghe vị sa di ấy
được học bổng nghiên cứu tại
đất Phật Tích Lan (1952 ) sau khi tốt
nghiệp Phật học đường Báo
Quốc, rồi tiếp theo được học
bổng đi Anh học và lấy bằng tiến
sĩ trong vòng 3 năm (1959). Thuở ấy xuất
ngoại du học mấy ai có được”diễm
phúc” được đi, chỉ những
người học sinh ưu tú, có năng
khiếu đặc biệt trúng tuyển kỳ
khảo hạch hoặc được chọn lựa
đặc biệt mới được đi –
mà gọi là diễm phúc cũng bởi
đó là giấc mơ vươn xa học
rộng thành nhân tài hữu ích
của những kẻ đi học, rồi thành
đạt xuôi chảy. Đứng xa nghe tin lại
càng ngưỡng mộ người anh cả
đầu đàn, đệ tử đắc
ý của Thầy Linh Mụ.
Thế rồi lại một lần, tính ra không lâu sau khi vị ấy du học thành tài trở về, nghe bà tôi nói với mẹ, Thầy Linh Mụ mấy hôm buồn bã, mà cả khóc nữa – vị đại sư có tiếng cười sảng khoái nhất nổi tiếng vô úy trong tăng chúng, uy dũng trước mọi hiểm nghèo thử thách lại là vị nhiều nước mắt nhất, khi nghe người đệ tử đắc ý xin xả giới hoàn tục. Các bà tôi thở dài luyến tiếc và thương Thầy Linh Mụ. Thuở ấy tôi chưa có một định kiến ranh giới giữa tu và đời, nên vẫn giữ trong lòng sự ngưỡng mộ tấm gương học giỏi, dù vẩn lên loáng thoáng trong tiềm thức dấu hỏi tại sao, theo năm tháng mơ hồ còn nằm đó chưa có câu trả lời, rồi hầu như lãng quên vì những bận tâm khác.
Năm ấy, 1960, tôi vừa vào đại học và chỉ biết sách vở cho đến khi cuộc vận động Phật giáo 1963 xảy ra. Trí thức sinh viên Phật tử ủng hộ cuộc vận động phần đông vì thương chùa và các Thầy, các Ôn thân yếu thế cô trước nhà cầm quyền đầy thế lực thời bấy giờ, giữa đường thấy chuyện bất bằng chẳng thể làm ngơ. Cuộc vận động ban đầu tỉ như châu chấu đá xe! Tôi nhớ rất rõ, trong buổi tuyệt thực tình nguyện tại chùa Từ Đàm, cùng với anh em đã vui mừng biết mấy, khi nghe tin đạo hữu Trần Quang Thuận, vị sa di tôi ngưỡng mộ thời trung học, ở Saigon cũng tham gia ủng hộ tích cực cuộc vận động. Ba chữ Trần Quang Thuận lúc ấy đối với anh em sinh viên chúng tôi như tiếng chuông ngân vang lan tỏa trên những mái tóc phơi trần hầu như bốc khói dưới nắng chói chang của mặt trời tháng 5 ở Huế, đã như một khích lệ và tương trợ, thể như có bàn tay đưa ra nắm lấy bàn tay – mà chúng tôi, những sinh viên còn non nớt đang cần quá trong cuộc mạo hiểm lên tiếng phản đối chính quyền đương thời, trước nguy cơ có thể bị bắt giam như một số người đã bị bắt giữ.
Quả nhiên trong cuộc vận động Phật giáo đòi bình đẳng tôn giáo này, cái tên Trần Quang Thuận gắn kết thật khăng khít và được anh em sinh viên Phật tử luôn nhắc nhở, một phần mang hy vọng và sức mạnh của một trí thức dấn thân.
“Trong thời gian diễn ra cuộc vận động của Phật Giáo Việt Nam cho quyền bình đẳng tôn giáo và chống lại nạn kỳ thị Phật Giáo của chính quyền Nhà Ngô năm 1963, Cố Cư Sĩ đã tích cực tham gia vào công cuộc đấu tranh bảo vệ Phật Giáo.
Ngày 11 tháng 6 năm 1963, trong lúc Cố Cư Sĩ đang bị chính quyền nhà Ngô quản thúc ở Thủ Đức, thì ở nhà phu nhân của Ông là nữ Phật tử Tôn Nữ Túy Thiện đã đồng ý cho mượn chiếc xe Austin A95 Westminster có bảng số DBA599 để chở Bồ Tát Thích Quảng Đức đến ngã tư đường Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt thực hiện đại nguyện vị Pháp thiêu thân cúng dường chư Phật. Chiếc xe hiện vẫn còn trưng bày tại Chùa Linh Mụ để làm di sản lịch sử của Phật Giáo Việt Nam. (trích tiểu sử Cư sĩ Tâm Đức Trần Quang Thuận 1930 – 2017).
Khi tôi rời nước lên đường du học năm 1965, đạo hữu TQT đã một phen giữ chức vụ Tổng trưởng Bộ Xã hội (1964) trong chính quyền mới (1964) (xem ts TQT) và tiếp theo những chức vị nào nữa… Mãi đến lúc ấy tôi vẫn chưa một lần gặp mặt vị cư sĩ để trao đổi một câu, ngoài việc chào hỏi từ xa.
Lần đầu tiên tôi gặp thật sự đạo hữu TQT mãi gần 50 năm sau, khi có dịp trở về Huế. Tôi được sư cô Thích nữ Diệu Trì mời lên dùng cơm chay tại chùa Phổ Hiền, một ngôi chùa nhỏ, thanh đạm do cô trụ trì, nhân có đạo hữu Trần Quang Thuận từ Hoa Kỳ về thăm lại Huế, với một số anh em sinh viên và học sinh, gia đình Phật tử ngày trước. Đạo hữu nhờ sư cô tổ chức buổi cơm chay thân mật với anh em Phật tử. Được mời lên một ngôi chùa nhỏ, thanh đạm, thay vì đến những nơi đình đám, thật là một hạnh ngộ.
Tôi được sư cô xếp ngồi bên cạnh người anh cả, tấm gương hiếu học hiếu đạo của thời thiếu niên ngày nào. Không có sự hồi hộp hay thất vọng như có thể tưởng, chỉ có bình yên, ngồi lắng nghe người đạo hữu trò chuyện với anh chị em, tất cả nay đã ở tuổi quá niên, mái tóc không còn bốc khói mà đã muối tiêu hay bạc phơ. Chỉ duy, trong cái thường nhiên im lặng vô ngôn chìm sâu ở dưới những vấn đáp, nghe hơi thở, tiếng nói điềm đạm, sự bình an nơi tấm thân ngũ uẩn dung dị ấy, câu hỏi thoáng ra trong đầu thuở nào khi nghe chú Trần Quang Thuận xả giới bỗng nhiên tìm được câu trả lời.
Bộc phát nhất, cảm nhận ban đầu của tôi là người đạo hữu huynh trưởng ấy có xả giới đâu. Gương mặt hiền hòa, lời từ tốn và nụ cười nhẹ hững ấy, trong giây lát cho tôi thấy rõ chú bé TQT 12 tuổi ngày nào gặp Thầy Linh Mụ bèn lẽo đẽo đi theo, xin ăn chay, xin vô chùa tu tập, sáng sáng gióng hồi chuông Thiên Mụ. Từ đó rèn tâm đức theo Phật không ngừng nghỉ. Trực giác cho tôi thấy diện mục bản lai của con người ấy vẫn là một trong muôn vàn biến đổi. Lại ngộ hiểu hơn lý do nguyện xin xả giới, ngoài những lý do vô thường, có lẽ có một lý do đúng hơn với người con Phật trí thức ấy, không gì khác là tri thức phản tỉnh chân thật với chính mình. Chân thật trong sự thấy chính mình cũng vô thường, còn khiếm khuyết, không giữ giới được toàn diện, thì không ở được trong chùa, nhưng Phật thì vẫn giữ trong lòng và thực hiện một cuộc tu khác, làm thân cư sĩ, tự ý thức thà làm cư sĩ để nỗ lực hơn trên con đường tu tập, thành tâm với chính giới hạn của mình để vượt lên trên giới hạn của mình, hoàn thành đạo đức dấn thân giữa thế tục như một người bình thường, theo gương của Phật:
“Trong kinh sách Phật thuộc bất kỳ giáo phái nào, Đức Phật dạy Ngài chỉ là một người thường, nhờ tu hành chứng thành đạo quả mà giác ngộ thành Phật. Ngài không bao giờ cho mình là Chúa, là Thần. Giáo lý này nói lên một cách cụ thể tinh thần bình đẳng của Phật giáo. Ngài không dùng những câu chuyện thần thoại, những phép lạ kỳ bí để tôn vinh mình, nhất là tôn vinh, trang trí sau khi Ngài đã viên tịch…”. (TQT Về nguồn)
Làm một người bình thường để từng bước thể nghiệm giáo lý của Phật, tìm cách thực chứng những vấn nạn đặt ra cho mình và cho người đồng đạo, thực hành giới ngữ, chống lại sáo ngữ là một trong những điều kiện đi trên con đường Bồ tát: Bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự:
Là con của Phật, thấm nhuần đạo lý tương duyên, chẳng lẽ những lời nguyện tha thiết, chí thành trước đấng Từ Tôn: Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ… lấy kẻ chống nghịch làm bạn giao du, lấy oan ức làm đà tiến thủ… chỉ là sáo ngữ, chỉ thốt ra trong lúc cao hứng nhất thời?…
… làm đệ tử Phật, được nghe, được học đạo lý Tương Duyên, được khai thị Tâm Bồ-đề, được đi trên con đường Bồ-tát. Làm thế nào để chúng ta có thể duy trì tín tâm, trưởng dưỡng sơ tâm, vun xới Tâm Bồ-đề? Làm thế nào để chúng ta có thể kiện toàn hành trang cho cuộc hành trình trên Con Đường Bồ-tát? Làm thế nào để chúng ta có thể báo đáp công ơn Phật Tổ, các đấng tiền nhân? Làm thế nào để chúng ta có thể khế lý, khế cơ? Làm thế nào để chúng ta có thể thong dong đi trên con đường làng trong ánh sáng bình minh?
Cuộc tu tập khởi đầu bằng chí nguyện và tự nguyện rèn ý chí thực hành lời Phật dạy:
-
Nguyện mỗi chúng ta là mỗi viên ngọc trong Lưới Đế Châu, luôn luôn nối liền nhau, yểm trợ nhau, sách tấn nhau trên đường tu đạo, hành đạo.
-
Nguyện sung sướng tùy hỷ, mang vui cho chúng sinh, dù gian nan, dù có ai xúc phạm, vẫn hăng say trong sứ mạng.
-
Nguyện làm thuyền, làm bè, bắc cầu vượt qua mọi chướng ngại. Nguyện làm tôi tớ giúp người thoát vòng ác đạo.
-
Nguyện rừng núi gươm đao biến thành vườn hoa tráng lệ. Nguyện binh khí, đá lửa biến thành trận mưa hoa. Nguyện lữ hành lạc lối, may mắn gặp bạn đồng hành, cùng đi trên Đường Bồ-tát. Nhờ phước Phật vô biên, chúng sanh đều an lạc. Nguyện trở về thế gian, nỗ lực trừ thống khổ. Nguyện cho Ba Ngôi Báu, tồn tại mãi trên đời.
Từ khi bước chân ra khỏi nhà chùa, cư sĩ Trần Quang Thuận đã thực hành và chiêm nghiệm một cuộc hành trình mà đạo hữu gọi là một cuộc hành hương. Cõi ta bà chính là chuyến hành hương của đời người để khám phá đời không tuyệt vọng mà chính là hy vọng:
“Đời là một cuộc hành trình. Trong dòng sinh tử Ta Bà, chúng ta đã trải qua bao nhiêu số kiếp, bao nhiêu cuộc hành trình, bập bềnh trên sóng vô minh, tật đố, thị phi, đầy khổ não. Nhưng cuộc đời thật sự đáng chán như vậy sao? Người tu Tịnh Độ nhìn đời không những là cuộc hành trình mà còn là một chuyến hành hương. Ta Bà là chuyến hành hương. Thế giới khổ đau là hy vọng chứ không phải tuyệt vọng.
… Nói đến hành trình, hành hương là nói đến người tham gia, nói đến những đoạn đường đi qua. Người tham gia có kẻ đến trước, có kẻ đến sau, có hàng thanh niên sức khỏe dồi dào, có bậc phụ lão gần đất xa trời; những đoạn đường đi qua có nơi bằng phẳng, có chỗ gập ghềnh. Không vì thành phần tham gia khác nhau, không vì những đoạn đường khác nhau mà ta thối chuyển, mà không cố gắng vượt qua.
Cuộc sống, Duy Thức gọi là Hằng Chuyển Như Bộc Lưu, như dòng nước chảy, biến chuyển không ngừng. Chuyển biến nên không có tự ngã, không có gì để bám chặt vào. Đợt nước này qua đợt nước khác nối nhau chảy, biến thành dòng nước, nói lên sự liên tục và tương liên của nó. Hiện hữu nhưng không có tự ngã. Trong cái hiện hữu ấy, chúng ta khổ, chúng ta bức xúc, nhưng cũng trong cái hiện hữu ấy chúng ta có dịp hoàn thành tâm nguyện, có dịp tiến tu. Trong cái thế giới cạnh tranh có những hùng tâm muốn kiến tạo một xã hội lý tưởng trên lập trường Lân Mẫn Hữu Tình… ”
88 năm trên cõi trần, tự thân đã trải qua 2 thế kỷ đầy biến chuyển không ngừng của lịch sử Phật giáo Việt Nam, tràn đầy niềm tin với phong trào chấn hưng Phật giáo trong những thập niên 30, 40, 50, nỗ lực trong Pháp nạn 1963, thử thách với khủng hoảng Phật giáo trong những thập niên 60, 70, gần 50 năm trải nghiệm thời mạt pháp, người cư sĩ trí thức đã luôn cố gắng đóng góp làm lành vết thương rạn nứt chính trong căn nhà Phật giáo, trong nước cũng như hải ngoại. Chứng kiến sự thù nghịch ngay chính trong căn nhà Việt Nam giữa các phe phái, đảng phái khác nhau, ở trong cũng như ngoài nước, tâm nguyện của anh không bao giờ bị dập tắt, khô héo niềm hy vọng, vẫn tràn đầy lạc quan trong lúc kêu gọi “Tứ chúng đồng tu, Thánh Phàm đồng cư độ”. Làm thế nào để chúng sinh trong cõi ta bà ngồi lại với nhau, như những dấu chấm nối kết với nhau. Mục đích ấy hình như vẫn còn ở đàng xa, và câu chuyện vẫn như mới bắt đầu bằng dấu hỏi. Luôn luôn trên con đường ấy người cư sĩ tự đặt câu hỏi cho mình, lắm khi rất cô đơn, nhưng đầy hy vọng của luân lưu sóng vỗ:
“Phật Giáo có giúp cho họ nơi nương tựa ấy? Có giúp họ triển khai tinh thần đại từ bi, tinh thần “Ngũ Trược Ác Thế Thệ Tiên Nhập, Như Nhất Chúng Sinh Vị Thành Phật, Chung Bất Ư Thử Thủ Nê Hoàn?”
Và cố gắng bằng mọi phương tiện hoằng pháp với tâm tinh tấn góp phần kiến tạo một xã hội lý tưởng trên lập trường lân mẫn hữu tình. Lý tưởng còn ở đàng xa, nhưng quan trọng là người đã lên đường, đi tới… bằng tâm thành của một kẻ hành hương.
Hơn 70 năm làm người con Phật, Trần Quang Thuận luôn là kẻ hành hương về xứ Phật tìm Phật trong tâm, tìm Phật trong cõi ta bà, cư sĩ hành thâm trong từng bước để mài sáng viên ngọc Phật trong chính tự tính của mình mà không dừng lại dưới một mái chùa. Người ấy vẫn còn đi… nhưng đã đến trong đi…
Ngày 1/1/2018 chúng tôi đến chùa Linh Mụ tụng kinh siêu độ cho anh, nơi khúc sông và núi vờn quanh, nơi sân chùa chú tiểu Trí Không từng quét lá. Sau buổi tụng, Thầy Trí Tựu cho thọ trai và đàm đạo. Bỗng lao xao khách thập phương trước cửa. Nhìn ra thấy từng đoàn du khách đang đến xem và chụp ảnh chiếc xe của đạo hữu Trần Quang Thuận thuở nào chở ngài Quảng Đức năm 1963. Chiếc xe như biểu tượng một cuộc hành trình vĩnh viễn… mà người còn lưu vết.
Tôi chợt nghĩ, hành giả vừa lên đường… thấp thoáng ngoài kia…
Nam
Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Thái Kim Lan
Huế đông chí Đinh Dậu (tháng 1/2018)
***
Sơ lược tiểu sử Trí Không Trần Quang Thuận
Sinh
ngày 02 tháng 7 năm 1930 tại Huế.
Đệ
tử của Cố Đại Lão Hòa
Thượng Thích Đôn Hậu.
Du học
và tốt nghiệp Tiến Sĩ tại
Anh.
Cựu Bộ Trưởng Bộ Xã Hội,
chính phủ Việt Nam Cộng Hòa.
Cựu
Nghị sĩ Thượng Nghị Viện Việt
Nam Cộng Hòa.
Chủ Tịch Hội Đồng
Điều Hành Hội Ái Hữu Phật
Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ.
Tổng Thư
Ký Hội Đồng Điều Hành Tổng
Hội Phật Giáo Việt Nam tại Hoa
Kỳ.
Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ
Nghiên Cứu Kế Hoạch GHPGVNTNHN-HK.
Giám
đốc Trung Tâm Học Liệu Phật Giáo,
California, Hoa Kỳ.
Đã cộng tác với
nhiều báo chí Phật Giáo Việt
Nam tại hải ngoại.
Tác
phẩm đã xuất bản:
–
Phật
Giáo Nga – 2000
– Phật Giáo Mỹ
(Tập I) – 2000
– Phật Giáo Mỹ
(Tập II) – 2000
– Hành Trì Phật
Đạo Tại Trung Quốc – 2003
–
Phật Giáo Trung Hoa Dưới Thời Mao Trạch
Đông – 2003
– Phật Giáo Tây
Tạng – 2004
– Phật Giáo Trung Á
– 2004
– Triết Học Chính Trị
Khổng Giáo – 2004
– Phật Giáo
Tổng Quan – 2005
– Hành Trì Phật
Đạo Tại Thái Lan – 2006
– Phật
Giáo Đại Hàn – 2006
– Thuyết
Giảng – Tranh Luận – Điều Hành
– 2006
Tác
phẩm đang hoàn tất và sẽ xuất
bản:
– Phật Giáo Nam Tông Tại
Đông Nam Á
– Phật Giáo Miến
Điện
– Phật Giáo Tích Lan
–
Phật Giáo Nhật Bản
– Phật
Giáo Mông Cổ
– Phật Giáo
Lào
– Phật Giáo Cao Mên
Các thao tác trên Tài liệu