Câu thơ trong Kinh Thi di luỵ đến lịch sử Việt Nam
Câu
thơ trong Kinh
Thi
di luỵ đến lịch sử Việt Nam
Hồ Bạch Thảo
Kinh Thi là ca dao của Trung Quốc, xét về nội dung và hình thức cũng chẳng khác gì ca dao Việt Nam; nhưng người xưa tôn lên là kinh, cho vào Ngũ Kinh tức 5 kinh, gồm : Kinh Thư, Kinh Thi, Kinh Dịch, Kinh Lễ và Kinh Xuân Thu. Là ca dao nên Kinh Thi chủ yếu đề cập đến nỗi lòng với tình cảm : mừng, giận, thương, lo, yêu, ghét, muốn ; mà phần lớn con người ta hằng ấp ủ.
Tại tiết Tiểu Nhã trong Kinh Thi, có bài ca Bắc Sơn, diễn tả tâm tình một viên quan nhỏ vào thời cuối triều Chu. Lúc bấy giờ đất nước Trung Quốc lâm vào cảnh suy đồi, xã hội có nhiều bất công, lòng người không yên, nên có thái độ bất mãn. Viên quan nhỏ với chức Sĩ tử 1 địa vị thấp hèn, bị quan Đại Phu điều động làm việc cực nhọc, không có thì giờ chăm lo phụng dưỡng cha mẹ, trong khi đó những đồng sự cao cấp có thế lực, thì nhàn nhã vui chơi. Buồn cho thân phận mình, chàng Sĩ tử cô đơn lủi thủi lên núi Bắc Sơn vừa hái lá kỷ, vừa ấm ức tâm sự với trời đất nỗi buồn trong lòng. Toàn văn như sau :
陟彼北山 [Trắc
bỉ Bắc Sơn], Ta
trèo lên núi Bắc Sơn,
言采其杞 [Ngôn
thái kỳ kỷ], để
hái lá kỷ
;
偕偕士子 [Giai
giai Sĩ tử] thân
phận ta chỉ là viên Sĩ tử,
朝夕从事 [Triêu
tịch tòng sự] sáng
tối lo phục vụ,
王事靡盬
[Vương
sự mi cổ], việc
công bề bộn,
忧我父母 [ưu
ngã phụ mẫu], nên
buồn rầu vì không có thì giờ phụng dưỡng cha mẹ.
溥天之下 [Phổ
thiên chi hạ] Ta
nghĩ suốt cõi thiên hạ này,
莫非王土[mạc
phi Vương thổ] không
đất nào không thuộc Vương
[nhà Chu];
率土之滨 [suất
thổ chi tân] trong
vùng đất đó,
莫非王臣,[mạc
phi Vương thần] ai
ai chẳng là thần dân
;
大夫不均 [Đại
phu bất quân] do
quan Đại phu cư xử không công bằng,
我从事独贤 [Ngã
tòng sự độc hiền] Khiến
người khác hưởng an lạc, riêng ta thì lao khổ mệt
nhọc.
Lãnh thổ Trung Quốc thời nhà Chu không đủ lớn bằng vùng đất miền bắc sông Dương Tử bây giờ ; nếu xét về ngữ cảnh câu nói “Phổ thiên chi hạ” [suốt cõi thiên hạ này] của anh chàng Sĩ tử trong Kinh Thi, thì phạm vi địa dư trong câu nói, cũng chỉ bằng miền bắc sông Dương Tử là cùng. Nhưng từ đó trở về sau vua chúa Trung Quốc, với sự toa rập của đám nhà Nho xu nịnh, dùng câu nói :
[Phổ
thiên chi hạ] Ta
nghĩ suốt cõi thiên hạ này,
[mạc
phi Vương thổ] không
đất nào không thuộc Vương
[nhà Chu];
[suất
thổ chi tân] trong
vùng đất đó,
[mạc
phi Vương thần] ai
ai chẳng là thần dân;
nhắm đề cao quyền uy cai trị vô bờ của vua Trung Quốc. Họ khẳng định suốt cõi thiên hạ, tức suốt cả thể giới bấy giờ, không đất nào là không phải đất của vua Trung quốc, và dân chúng sống trong đó, ai cũng là thần dân Trung Quốc. Từ lời tâm tình của một chàng Sĩ tử bị bạc đãi thời Chu, trở thành lời khẳng định về địa dư và đế quyền Trung Quốc suốt không gian lịch sử.
Khảo về lịch sử tranh chấp biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc ; ý nghĩa câu nói “ Phổ thiên chi hạ, mạc vi Vương thổ ” đượ c vua Ung Chính triều Thanh dùng đến, khi buộc phải trả lại vùng đất lấn chiếm nước ta tại vùng sông Đổ Chú; qua đạo dụ gửi cho vua Lê Dụ Tông vào ngày 8/3/1728, có đoạn như sau :
“ Trẫm thống ngự hoàn vũ, phàm các nước thần phục, đều lệ vào Trung Quốc ; An Nam là nước được phiên phong, thước đất nào mà không phải của ta, hà tất phải so đo đến 40 dặm đất nhỏ nhoi. Nếu viên Quốc vương chí tình khẩn cầu, Trẫm có thể ban cho, nào có khó khăn gì ! ”
Từ việc tham chiếm đất người, bị đòi đành phải trả, lại dùng lập luận cả vú lấp miệng em cho rằng đất nào cũng của Trung Quốc, nên “ Thiên tử ban cho, nào có khó khăn gì ! ”
Thực sự thì cuộc đấu tranh đòi đất, đã xãy ra rất gay go và khó khăn ! Sự việc khởi đầu khi Thổ ty phủ Khai Hóa (Vân Nam, TQ) nhà Thanh chiếm 120 dặm đất thuộc hai châu Vị Xuyên và Thủy Vĩ ; vua Lê Dụ Tông gửi thư kháng nghị, dẫn tới việc hai bên cử người cùng hội khám vùng đất tranh chấp và đàm phán, cuối cùng vua Ung Chính chịu hoàn lại 80 dặm đất. Sử Việt Nam chép :
Trước đây, đất biên giới tại hai châu Vị Xuyên và Thủy Vĩ bị Thổ ty Khai Hóa nhà Thanh xâm chiếm gồm 120 dặm. Năm Ung Chính thứ 3 [1725] Cao Kỳ Trác, Tổng đốc Vân Nam nhà Thanh, lại tâu với vua Thanh là cương giới An Nam có chỗ xâm lấn vào biên cảnh nội địa, xin thi hành việc tra xét rõ ràng. Việc này triều đình nhà Lê đã đưa thư sang biện bạch ; Khổng Dục Tuân, Tổng đốc Quảng Tây tâu bày đề đạt giúp, được vua nhà Thanh y cho. Triều đình bèn hạ lệnh cho Hồ Phi Tích và Vũ Công Tể hội đồng với viên quan phái ủy của nhà Thanh là Phan Doãn Mẫn đi đến nơi khám xét, hai bên vẫn giằng co nhau không giải quyết được. Ðến nay có tờ dụ của vua Thanh đưa sang, triều đình bèn sai Ðình Ân đi hội đồng lập giới mốc ở dưới núi Xưởng Chì. Ðất nước ta được nhà Thanh trả 80 dặm, còn 40 dặm là chỗ xưởng đồng vẫn còn chìm đắm vào phủ Khai Hóa.
(Khâm định Việt Sử Thông giám Cương mục, t. 2, nxb Giáo dục, Hà Nội. 1998, tr. 456-457)
Vẫn còn thiếu 40 dặm chưa trả, Vua nước ta quyết không chịu nhường, tiếp tục gửi văn thư phản đối, khiến vua Ung Chính bực bội, phân trần với đám bầy tôi như sau :
Ngày Nhâm Tý tháng 4 năm Ung Chính thứ 5 [15/6/1727]
Dụ nội các :
Về việc định biên giới An Nam, trẫm đã gia ơn, hãy bàn riêng mà lập giới tuyến. Quốc vương nước này không biết cảm ơn, lại còn tâu lên nữa, và yêu cầu 2 tỉnh Quảng Ðông, Vân Nam đề đạt lên. Y ngu muội vô tri, Trẫm đáng ban sắc dụ để tiếp tục mở mang cho biết…. (Thế Tông Thực Lục, q. 56, tr. 26-27)
Ngoài việc nhà Vua phản đối qua văn thư, chúa Trịnh Cương lại cho tăng quân phòng thủ nơi biên giới, ngầm dùng chính sách “tiên lễ hậu binh” để đe doạ ; khiến vua Ung Chính phải chột dạ, bèn sai Sứ thần đến nước ta trả lại hết số đất 40 dặm. Tuy trả đất, nhưng vị vua này vẫn dùng luận điệu “ Phổ thiên chi hạ, mạc vi Vương thổ ”, lớn lối nói rằng triều đình gia ơn ban cho :
Mới đây Ngạc Nhĩ Thái đem tờ tâu của Quốc vương vào tháng chạp năm trước dâng lên, biết Quốc vương rất cảm khích sâu xa ơn của triều đình, tự hối trước đây chấp mê sai lầm, hăng hái xin tuân mệnh, lời và ý cung kính. Trẫm xem xong, rất vui lòng. Vương đã biết tận lễ, thì Trẫm có thể gia ân. Huống 40 dặm đất này, nếu thuộc Vân Nam là đất nội địa, tại An Nam là đất ngoại phiên của Trẫm, không có gì đáng phân biệt ; nay đem đất này giao cho viên Quốc vương giữ đời đời. Lại sai bọn Ðại thần đến nước ngươi, tuyên dụ ý Trẫm. ….
(Thế Tông Thực Lục q. 65, tr. 12-17)
Lúc bấy giờ triều đình ta lấy được đất là mừng rồi, chỉ lo làm công việc thực tế lập giới mốc cho đúng chỗ ; chứ không sinh sự tranh luận về văn từ rằng số đất này lấy lại được, hay do nhà Thanh ban cho ! Vua bèn sai Tả thị lang bộ Binh Nguyễn Huy Nhuận và Tế tửu Nguyễn Công Thái đi lên Tuyên Quang nhận đất và lập giới mốc. Thổ ti phủ Khai Hóa muốn ăn chặn lấy các sách ở Bảo Sơn, nên chỉ láo chỗ khác là sông Đỗ Chú. Công Thái biết là gian trá, liền xông pha lặn lội những nơi lam chướng hiểm trở, đi trải qua các xưởng bạc, xưởng đồng, nhận ra đúng chỗ sông Đỗ Chú, bèn dựng bia ở nơi giáp giới. Bia tại phía nam sông Đỗ Chú, ghi như sau :
“ Giới mốc châu Vị Xuyên, trấn Tuyên Quang, nước An Nam, lấy sông Ðỗ Chú làm căn cứ. Ngày 18 tháng 9 năm Ung Chính thứ 6 [20/10/1728]. Chúng ta là Nguyễn Huy Nhuận Tả thị lang bộ Binh, và Nguyễn Công Thái Tế tửu Quốc tử giám, được triều đình ủy sai, vâng theo chỉ dụ, lập bia đá này.”
(Khâm định Việt Sử Thông giám Cương mục, t.2, tr. 469-470)
Tuy long trọng dựng bia, nhưng số phận vùng đất này vẫn chưa được an bài ; trên 150 năm sau, Trung Quốc tìm cách giành lại đất. Số là sau hòa ước Thiên Tân năm 1885, hai phái đoàn Pháp và Trung Quốc họp lại để xác định đường biên giới. Lúc bấy giờ viên Tổng đốc Vân Nam Quí Châu Sầm Dục Anh nhận thấy cơ hội giành lại đất đã đến, bèn dâng lời tâu về triều. Y viện lẽ trước kia Việt Nam là phiên thuộc của Trung Quốc, bấy giờ vua Ung Chính ban cho đất để làm phên dậu chế ngự các Di bốn phương ; nay Việt Nam không còn là nước phiên của Trung Quốc nữa, nên cần phải lấy đất về :
Ngày 19 tháng 10 năm Quang Tự thứ 11 [25/11/1885]
Ngành ngoại giao thuộc Quân Cơ trao bản sao tờ tấu của Tổng đốc Vân Quí Sầm Dục Anh, xưng rằng :
“ Thần tra lại từ quan ải Mã Bạch là con đường trọng yếu đi vào Việt Nam, chỉ có đồn tấn gần biên giới, cách sông Tiểu Ðổ Chú khoảng vài dặm. Ngoài ra vùng này địa hình bằng phẳng, ngã tư giao lộ, không có địa hình hiểm yếu để chặn giữ. Từ Mã Bạch qua biên giới Việt Nam mấy chục dặm có một địa danh là ngã tư mới Ðô Long địa hình vô cùng hiểm yếu, là một quan ải quan trọng bên ngoài biên giới. Chốn này vốn nằm bên trong sông Ðại Ðổ Chú, biên giới cũ của Vân Nam bị mất vào cuối đời Minh. Vào năm Ung Chính triều ta, viên Tổng đốc Cao Kỳ Trác, tâu xin tra khám, phụng chỉ thu về nội địa. Sau vì nước Việt Nam đòi lại nên đã phụng chỉ ban cho 40 dặm ngoài đồn tấn Mã Bạch, nên Ðô Long lại thuộc Việt Nam, tỉnh Vân Nam thì lấy sông Tiểu Ðổ Chú làm biên giới.
Thần nghĩ rằng khi Việt Nam là nước ngoại phiên của Trung Quốc, việc đem đất đai quan trọng cho nước phiên, là để giúp trấn giữ các di bốn phương, nên không cần phải thu về. Hiện nay nước Việt không thể tự bảo vệ được mình, làm sao có thể giữ chỗ hiểm cho nước ta. Nên chăng khi khám định biên giới, bàn việc lấy Ðô Long, Nam Ðan trở về, để làm vững bờ cõi cùng nhờ vào đó làm chỗ chặn giữ. Cúi xin Thánh thượng phán xét , cùng kính cẩn kèm theo phụ bản tâu trình đầy đủ của Tuần phủ Trương Khải Tung cúi xin Thánh chỉ. Cẩn tấu. 2
Hòa
ước Thiên Tân ký kết năm 1885 nhằm kết thúc cuộc
chiến tranh Pháp-Thanh tranh giành ảnh hưởng ở Việt Nam.
Hoà ước có 10 điều, trong đó có điều thứ
ba đề cập về biên giới như sau : Trong
vòng 6 tháng hội khám biên giới ; chiếu theo biên giới
của Bắc Kỳ, hoặc có ít cải chính, thể theo lợi ích
hai nước Pháp, Hoa.
Điều 3 nói tổng quát rằng thể theo lợi ích hai nước, đường biên giới có thể cải chính. Qua tiến trình thương thuyết, lợi ích hai nước được đưa ra gồm thương vụ và giới vụ. Về thương vụ người Pháp muốn mở mang buôn bán tại Mông Tự, Hà Khẩu ; khai mỏ khoáng tại Vân Nam, lập đường sắt Hà Nội - Vân Nam, giảm thuế nhập khẩu vào Trung Quốc, lập lãnh sự quán tại Long Châu, Mông Tự. Về giới vụ, Trung Quốc muốn mở mang thêm biên giới tại 3 tỉnh Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông. Hậu quả, hai thế lực Thực dân Pháp, Trung Quốc “ mạt cưa, mướp đắng chung nhau một phường ” ; hội họp đo đạc, văn thư qua lại hàng chục năm “ cò kè bớt một thêm hai ” 3 về quyền lợi, đã dày xéo biên giới Việt Nam, cướp mất lãnh thổ ta tại nhiều nơi. Riêng tại vùng sông Đỗ Chú, thực dân Pháp đã nhân nhượng, hậu quả là Việt Nam mất một vùng đất giàu quặng mỏ (đồng, kẽm…) diện tích vào khoảng 700 km2. Đó là mỏ đồng Tụ Long, nay thuộc các trấn Ðô Long, Kim Xưởng, huyện Mã Quan, châu Văn Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Qua Bản-đồ Tổng Tụ-Long của Trung tá Bonifacy (trong tác phẩm Le Canton de Tu-Long et la frontière sino-tonkinoise) dưới đây, nêu lên một số sự kiện quan trọng như sau :
– Ðường biên giới Việt Trung, thỏa thuận giữa nhà Thanh và nhà Lê năm 1728 (Frontière de 1728) ; nằm trên sông Ðỗ Chú thật (Ðỗ Chú vrai) và cột mốc biên giới của 2 nước Việt Trung vào năm 1728 (Stèles de 1728).
– Ðường giới tuyến năm 1897 (Délimitation de 1897) tức biên giới hiện tại, kề với sông Đổ Chú giả [Faux Đổ Chú], giáp với các huyện Xin Mần, Hoàng Su Phì ngày nay.
– Vùng đất bị mất sau hòa ước Thiên Tân, nằm giữa 2 đường giới tuyến nêu trên, tính từ tây sang đông gồm các xã Tụ Nghĩa, Tụ Mỹ, Tụ Hoa, Tụ Long, Tụ Thanh, Phấn Vũ, Bình Di.
Hồ Bạch Thảo
1 Sĩ tử : một chức quan hạng thấp vào thời Chu.
2 Trung Việt Biên Giới Lịch Sử Tư Liệu Điệp Biên, Tiêu Đức Hạo, Hoàng Tranh chủ biên, trang 954.
3 Trích Truyện Kiều.
Các thao tác trên Tài liệu