Chuyến đi đến Nước Việt Đàng Trong vào các năm 1792 và 1793_Phần I
A voyage to Cochinchina, in the years 1792 and 1793
[Chuyến đi đến Nước Việt Đàng Trong vào các năm 1792 và 1793]
Sir John Barrow

Tiểu sử tác giả :
Sir John Barrow sinh ngày 19 tháng 6 năm 1764 tại Dragley, Lancashire nước Anh, mất ngày 23 tháng 11 năm 1848 ; là nhà văn, nhà địa lý, ngôn ngữ học và công chức. Ông từng theo Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Anh, Lord George Macartney, đến thăm Bắc Kinh, yết kiến Vua Càn Long. Sir John Barrow cho biết trong dịp này, từng làm quen với Phúc Khang An, nhân vật liên quan đến lịch sử Việt Nam thời Vua Quang Trung. Ông được biết đến nhiều nhất với chức vụ Bí thư thứ hai bộ hải quân Anh từ năm 1804 đến năm 1845.
Hạm
đội chở sứ bộ Anh trên hải trình đến Bắc Kinh, thủy
thủ bị bệnh nhiều ; nên phải ghé vào đảo Côn Lôn,
rồi đến Đà Nẵng vào mùa xuân
năm 1793 để dưỡng
bệnh. Dựa vào những điều mắt thấy tai nghe về nước Việt Đàng Trong, Sir
John Barrow đã
viết quyển sách mang tên A Voyage to Cochinchina
in the
Years 1792 and 1793 (Chuyến
đi đến Việt Đàng Trong trong các năm 1792
và 1793).
Lời người dịch :
Quyển sách nhan đề A Voyage to Cochinchina in the Years 1792 and 1793 (Chuyến đi đến Việt Đàng Trong trong các năm 1792 và 1793) do Cambridge University Press xuất bản tại London năm 1806, gồm 11 chương; nhưng thực sự chỉ có 3 chương 9, 10,11 đề cập đến nước Việt Đàng Trong, còn các chương còn lại chép về các vùng khác trên thế giới ; nên chúng tôi chỉ dịch 3 chương về Việt Đàng Trong mà thôi.
Như trên đã trình bày tác giả Sir John Barrow dựa vào nghe và nhìn để soạn quyển sách này. Về phần “nhìn”, nhân tác giả từng tháp tùng hạm đội chở sứ bộ Macartney gồm 3 chiếc tàu, dẫn đầu là chiến ham Lion đến Đà Nẵng vào ngày 24 tháng 5 năm 1793, qua bờ biển Trung Quốc vào tháng 6, đến Bắc Kinh vào tháng 8, yết kiến Vua Càn Long vào tháng 9 năm 1793, đó là cơ hội bằng vàng để tác giả quan sát địa thế, phong tục, tập quán; và sự giao thiệp với chính quyền sở tại; bấy giờ Đà Nẵng, Hội An do nhà Tây Sơn, Nguyễn Quang Toản kiểm soát.
Phần
“nghe” về cuộc chiến nhà Nguyễn và Tây Sơn, bang giao
giữa Vua Quang Trung và nhà Thanh, hiệp ước Việt Pháp năm
1787; đều dựa vào hồi ký viết tay của Barissy, Sĩ quan
tình báo Pháp, từng chỉ huy một chiếc tàu khu trục giúp
Nguyễn Vương Phúc Ánh; hoặc qua sự tiếp xúc với các
vị Thừa sai. Tục ngữ ta có câu “Trăm
nghe, không bằng một thấy”,
thỉnh thoảng những lời “nghe” này có phần xa với
chính sử, người dịch xin mạn phép
có thêm phần chú thích
Dịch giả cẩn chí,
Hồ Bạch Thảo
Chương 9
Cochinchina
(Nước Việt Đàng Trong)
Chương này gồm 5 mục
1.
Geografical
outline Bays and Rivers
- Suspicious conduct
of the natives and cause of it
(Phác
thảo địa lý Vịnh và Sông - Hành vi ngờ vực
của người bản xứ và nguyên nhân)
Mô tả lần gặp gỡ đầu tiên của tác giả với xứ Đàng Trong, những quan sát của riêng ông cũng như những nhận xét không phải luôn luôn khách quan, đôi khi vì lợi ích riêng của những người Âu đã tới đây trước ông.
2.
A
rebellion, and the murder of the king-Conquest of Tung Quin-Conduct
of Chinese general.
(Cuộc
nổi loạn và giết Vua-Chinh phục Đông Kinh-Hành vi của
vị tướng
Trung Quốc)
Về Tây Sơn, cuộc chinh phục Bắc Hà của Nguyễn Huệ và những báo cáo dối trá của Phúc Khang An cho vua nhà Thanh.
3.
Safety
of the young Prince of the Cochinchina-His adventure-Bishop D’Adran
carries the King’son to Paris-Treaty
between him and Louis 16-Preparations for carrying the treaty into
effect-De fetted by Madame de Vienne-Return of the legitimate king to
Cochinchina
(An
toàn
cho Hoàng tử trẻ nước nước Việt Đàng Trong -Cuộc mạo
hiểm của đức cha Bá Đa Lộc [百多祿]
mang con trai Vương đến Paris-Hiệp ước giữa Nguyễn
Vương và Louis 16-Chuẩn bị thi hành hiệp ước cho hiệu
quả-Hiệp ước thất bại bởi
Madame
de Vienne-Vị Vương hợp pháp trở về nước Việt Đàng
Trong)
Những bước đầu của Chúa Nguyễn Ánh trong cuộc chiến với Tây Sơn và vai trò của Giám mục Bá Đa Lộc. Nhiều điều khoản chính của bản Hiệp ước "rất có lợi cho Pháp" được ký kết tại Versailles năm 1787 giữa Hoàng tử Cảnh thay mặt cho "Vương nước Việt Đàng Trong" và đại diện của vua Pháp Louis XVI. Tác giả cho biết ông "tin rằng đây là lần đầu tiên (các điều khoản này) được công bố". Bá Đa Lộc có thể coi là tác giả chính của bản Hiệp ước này.
4.
Return of the legitimate king to Cochinchina-His Warrious
successe s over the usurpers-
(Vị
Vương hợp pháp trở về nước Việt Đàng Trong -Quân của
ngài thành công dẹp bạo loạn)
Chiến thắng của Nguyễn Ánh.
5.
His
character-His attachment to the Bishop D’Adran-Extraordinary energy
of his bodily and mental faculties-His land and marine forces.
(Tính
cách
và
phẩm
chất
của Nguyễn
Vương
- Sự gắn bó giữa ngài với Giám mục Bá
Đa Lộc
- Năng lực phi thường của ngài về thể chất và tinh
thần – Lực
lượng
bộ binh
và
hải
quân
của ngài.)
Những lời ca ngợi đối với Chúa Nguyễn, chủ yếu là dựa vào hồi ký viết tay của Barissy, sĩ quan tình báo Pháp phục vụ cho chúa Nguyễn.
(Tóm tắt các mục của Diễn Đàn. Để đọc toàn văn chương này, xin bám vào tệp kèm dưới đây. Các chương 10 và 11 sẽ được đưa lên sau)
bản
dịch của Hồ Bạch Thảo
Chú thích :
1. Sách Hải Quốc Văn Kiến Lục [海国闻见录] Trần Luân Quýnh [1687-1751] xác nhận người Trung Quốc một đôi lần ở trên đảo.
2. Xin lưu ý, chữ trong ngoặc ( ) là chú thích của tác giả Sir John Barrow ; chữ trong ngoặc [ ] là chú thích ngắn của dịch giả.
Các thao tác trên Tài liệu