Đoàn Trưng, thủ lĩnh cuộc nổi dậy Chày Vôi
Đoàn Trưng thủ lĩnh cuộc nổi dậy Chày Vôi
Võ Quang Yến
Khoảng giữa thế kỷ XIX, nối nghiệp các vua Gia Long (1802- 1820), Minh Mạng (1820-1841), Thiệu Trị (1841-1847), vua Tự Đức (1847-1883) lên ngôi kế vị vào lúc chế độ phong kiến nhà Nguyễn bắt đầu suy tàn. Qua một cánh cửa thành nội mở vào phòng nhà vua là vận mệnh Đại Nam có thể cáo chung sau môt nửa thế kỷ lập quốc. Trước một cuộc xáo trộn chính trị kinh thiên động địa suýt đánh dấu một cuộc sụp đổ đất nước Rồng Tiên, hàng chục hoàng thân quốc thích bị thanh trừng đẫm máu, mà lịch sử chỉ thấy vẻn vẹn vài hàng chuyện ruột thịt xé nhau, triều đình tranh giành quyền lực…Liên quân Pháp-Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Nẵng, ra hiệu một cuộc xâm lăng chưa từng thấy từ lúc Gia Long lập quốc. Từ 1864 đến 1881, Tự Đức ra lệnh nhiều cuộc cải cách, các quan Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ,…liên tiếp dâng sớ đề nghị chương trình, nhưng một bên các triều thần không thống nhất, đầng kia nhà vua không nắm vững tình thế bề tôi, không có quyết định rõ ràng, dứt khoát. Mãi đến năm 1878, triều đình mới có chính sách thiết thực nhưng đình thần bất đồng, nảy sinh hai phe cải cách và bảo thủ, đổi thành hai phe chủ chiến và chủ hòa. Bất lực trước cuộc tấn công của Pháp, Tự Đức rất lưỡng lự, không biết giải quyết thế nào cho đên lúc từ trần. Ông qua đời năm 1883, triều đình như rắn mất đầu, bắt bụộc nhân nhượng, chịu nhận báo hộ Pháp trên toàn cõi Đại Nam. Rất dễ hiểu là dân tình không đồng lòng, nhiều vị đại thần trong đám quan lại bất bình với thái độ nhà vua, nhưng bó tay thấy không có đủ điều kiện chống lại quân Pháp. Thời sự như đang lặp lại trước cuộc bành trướng ngày nay của quân Trung Quốc không kèn không trống hăm hở nuốt sống Việt Nam và các nước láng giềng trong Đông Nam Á.
Xin bấm vào đường dẫn dưới đây để xem toàn văn bài viết trong tệp pdf
Các thao tác trên Tài liệu