Nơi chuột trèo rách chân không kiếm được hạt ngô
Nơi
chuột trèo
rách chân
không kiếm được
hạt ngô
Phạm Hoàng Hải

Dọc suốt gần hai trăm cây
số theo con đường 4C vòng vèo đèo
dốc chạy vắt lên phía bắc, từ
thị xã Hà Giang cho đến Mèo
Vạc, chỉ thấy ngút ngát bốn bề
là núi và đá, đá và
núi, trập trùng. Từ bao đời nay,
người ta gọi vùng núi Đồng
Văn nơi địa đầu Tổ quốc
này là Cao Nguyên Đá.
Cách
đây chưa lâu, những cái tên
như Mèo Vạc, như Mã Phì Lèng
là tượng trưng cho sự xa xôi hiểm
trở, cho trèo đèo lội suối mà
ai đã một lần được tới
đều có quyền kiêu hãnh tự
hào như một người bôn ba từng
trải, lang bạt kỳ hồ.
Ngày ấy, những ông nghệ sĩ nhiếp ảnh muốn thành danh, muốn có ảnh làm lịch độc đáo đều rình mò cơ hội để được lê la trên các mỏm đá tai mèo dựng theo sườn núi cao vút lên đến ngang trời mây này để mà khẳng định đẳng cấp cho mình.

“ Tớ có bộ ảnh Mèo Vạc đây này ! ”. Như thế cũng có nghĩa là “ Như tớ mới là nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp ! ”. Ngày ấy, mấy anh nhà báo mà có bài phóng sự về chợ tình Khâu Vai thì được đồng nghiêp coi như là đang kể chuyện trên trời, tha hồ thêm mắm thêm muối chẳng ai dám chê.
Các sườn núi chênh
vênh chơm chởm đầy đá tai
mèo, mỗi ô đất nhỏ và nông
như cái chậu cây con là một cái
ruộng biệt lập với nhau. Mỗi ruộng
một hai hạt ngô được thả
xuống theo các lỗ dùi. Cả ngàn
cái ruộng như thế là biết bao mồ
hôi sức lực, để rồi cho người
dân bản dăm bảy bao ngô hạt vào
vụ bội thu.
Còn nếu như nắng
hạn kéo dài thì các vốc đất
toen hoẻn ấy cũng rắn và khô như
đá tai mèo, rang chín ngay mấy hạt
ngô giống tội nghiệp. Tất cả
trông vào những giọt nước mưa
của trời. Mà mưa xong là nước
trôi đi tất, trôi mãi xuống con
sông Nho Quế sâu tít bên dưới
đến cả ngàn mét, làm sao mà
múc lên ruộng cho được.

Sông Nho Quế
Ở Mèo Vạc, một chậu nước bé xíu được dùng để lau mặt cho cả nhà, rồi sau đó là nước súc miệng sau mỗi bữa ăn và buổi tối được thấm vào chân qua loa trước khi lên giường. Rồi chậu nước được đậy thật kín để ngày mai mang lên ruộng đá tai mèo, nhỏ từng giọt một vào các hốc đá, mong cho các hạt ngô đâm chồi.
Vậy mà đã bao đời nay, những người dân bản vẫn yên bình mà sống, vừa vật lộn với đất trời, vừa dệt vải thêu khăn rực rỡ, vừa khèn sáo thiết tha tỏ tình qua các đỉnh núi chất ngất mây trời, hệt như các vị thần linh lãng mạn trên đỉnh núi Olympia huyền thoại.
Và mới gần đây, người ta lại xôn xao vì lần đầu tiên được nghe nói đến mấy bãi đá có hình khắc cổ na ná giống như ở khu du lịch Sa Pa. Các bãi đá hình kim tự tháp, các bãi đá mênh mông nhấp nhô các tảng đá đen, mỗi tảng to bằng mấy con trâu mộng.
Người Mèo Vạc bây giờ đã và đang thoát khỏi cái đói triền miên, đã và đang tìm đường hoà nhập vào nhịp sống chung của cả đất nước. Tất cả là do đã có được những con đường, đã có điện thoại, truyền hình, và đã có một chút kinh tế thị trường.

Gần chục năm, mìn nổ liên tục trên cao nguyên đá, từng đoàn từng đoàn máy ủi máy xúc, hàng nghìn công nhân sát cánh cùng với dân bản thi nhau xẻ núi làm nên các con đường to rộng bám vào các vách núi quanh co, để đến hôm nay ô tô du lịch có thể bon bon dễ dàng băng ngang qua các rừng đá trên cao nguyên Đồng Văn.
Đường thênh thang nên
đang xa hoá gần. Chợ tình mỗi
năm một lần, sâu ẩn, riêng tư
và đậm đà tình nghĩa đã
trở thành cái chợ trời cho những
kẻ tò mò kéo nhau lên quấy
quả. Người thị thành ngó
nghiêng, đông gấp đôi người
dân bản. Chỉ trỏ, nói cười,
tranh nhau dí máy chụp ảnh, và cả
tán tỉnh vô duyên.
Cũng vì đường mở
thênh thang mà đã có biết bao
đoàn xe tải nối nhau lên đây
tìm mua đá núi. Dân bản đua
nhau phá đá mà bán, người
ta giật mình khi thấy loang lổ ngổn
ngang. Cũng vì đường mở thênh
thang mà thanh niên trong bản đã bắt
đầu nhìn ra xa hơn những ngọn núi
sừng sững chặn ngay trước mặt.

Tất cả đã và đang
chuyển động, sau hàng bao nhiêu thế
kỷ bị khép kín, bị cách biệt
trong hoang vu và đói nghèo, lúc này
Mèo Vạc nói riêng và Đồng
Văn nói chung đang chuyển mình. Cả
đất nước đang biết đến
Mèo Vạc, biết đến Đồng Văn,
Lũng Cú và thật là hạnh phúc
biết bao khi một lần được tận
mắt chứng kiến sự chuyển mình
của cả một vùng đất độc
đáo trong lòng dân tộc.
Nhưng
cũng sẽ hết sức xót xa và ân
hận nếu như vì kém hiểu biết
hay vì cố tình vô cảm mà chúng
ta sẽ phải chứng kiến những đổi
thay mang tính huỷ hoại, tàn phá
trước hết là đối với thiên
nhiên cảnh quan núi rừng và sau đó
là đối với truyền thống văn
hoá lâu đời của người dân
nơi đây, những con người thánh
thiện đã bao đời thanh thản sống
cùng đá núi cao nguyên.
Phạm Hoàng Hải
Các thao tác trên Tài liệu