Tết Trung thu và gốm sứ Biên Hoà
Nhân Tết Trung thu...
Gốm Biên Hòa,
một dòng gốm sứ đặc sắc,
đậm chất Việt ở
Nam Bộ
Hồng Lê Thọ
Khi mon men được biết Thành Lễ một nhà sản xuất hàng sơn mài nổi tiếng ở miền nam lập thêm xưởng chế tạo đồ gốm vào năm 1958 tại Thủ Dầu Một, chúng tôi tò mò lần theo với những sản phẩm gốm sứ “kén chọn” và “lựa khách” nổi tiếng mang nhãn hiệu “Thành Lễ” trên thế giới… thì lại phát hiện một sự thật vô cùng sửng sốt, vội ngừng lại mọi việc đang còn dở dang*, chuyển ngay sang một đề tài mang tính thời sự và hấp dẫn hơn, đó là những sản phẩm mừng Trung thu dành cho lứa tuổi thiếu nhi mà những người sáng tạo sứ gốm ở Biên Hòa đã thực hiện từ hơn nửa thế kỷ trước!
Hơn thế nữa, ngành sứ gốm Biên Hòa còn sản xuất những mặt hàng mang nặng tinh thần yêu nước, truyền thống chống giặc cướp nước khi đưa ra thị trường những đồ gốm ghi lại hình ảnh Hai Bà Trưng cỡi voi đuổi giặc Nam Hán, Hưng Đạo Vương đạp sóng quyết chiến với bọn giặc Nguyên Mông trên sông Bạch Đằng oanh liệt… trong khi nhiều “người” trong nghề này ở nước ta cho đến nay vẫn say sưa chạy theo dòng sứ gốm ngoại lai, thậm chí sản xuất hàng giả, hàng nhái sứ gốm “Khang Hy”, “Càn Long”…để lừa gạt những ai yêu thích sứ gốm cổ Trung Quốc!
Sự tích Hai Bà Trưng đánh đưổi quân Nam Hán
Tích Hưng Đạo Vương chỉ huy chiến trận đánh quân Nguyên Mông trên sông Bạch Đằng
Và đây nữa, những món quà đầy ý nghĩa, với những mô-típ của ngày Tết Trung Thu cổ truyền :
Hãy lắng nghe tâm sự của nhà văn Trần Trọng Khải với biết bao điều mà chính chúng ta đôi khi lãng quên, rằng:
“Tết Trung thu là tết của những thiên thần bé nhỏ với sự chăm lo thương yêu của người lớn. Trẻ em phá cỗ trông trăng, mơ về hình bóng chú Cuội dưới gốc cây đa trên cung Hằng xa xăm ánh trăng vàng lung linh tỏa sáng. Đồ chơi Tết Trung thu thuở xa xưa chủ yếu là đèn ông sao, mặt nạ thú, trống ếch và trống bỏi, đèn kéo quân, đèn lồng… Đêm Trung thu, nhịp trống quân thùng thình, thùng thình… nhịp trống bỏi binh bông, binh bông… cùng với ánh đèn ông sao mờ ảo, hương cốm, hương bưởi, hương ổi, hương hồng… ngọt ngào, lan tỏa dưới ánh trăng rằm vằng vặc; rong ruổi trong làn gió nhẹ đêm thu cùng đám trẻ thơ rước đèn từ đầu làng đến cuối xóm rộn ràng, một thế giới tuổi thơ của các cháu bé, của không khí hòa bình, đầm ấm.
Thế
giới ấy
không chỉ lay động, xao xuyến tâm
hồn con trẻ mà còn rủ rê người
lớn cùng ùa vào cuộc chơi. Hình
ảnh những người cha cặm cụi vót
tre làm đèn ông sao, những người
mẹ vui cười bê mẹt trái cây,
cốm, xôi sắp cỗ trông trăng. Trung
thu còn là dịp nông nhàn. Lúc
này lúa vụ mùa đã vào
đòng, chỉ chờ đón trăng xong
ra đồng thu hoạch.Người lớn trông
trăng thư giãn chờ đợi ngày
mùa. Những đứa trẻ chơi trò
bịt mắt bắt dê, rồng rắn lên
mây chờ trăng rằm mọc… là
những nét đẹp cổ xưa, truyền
từ bao đời nay của văn hóa Việt
trong mỗi dịp Tết Trung thu thuở nào.
Người và đất trời tự nhiên
hòa hợp đó là nét văn hóa
đặc sắc và thú chơi tao nhã,
trong lành, hiền dịu của người
Việt Nam ta từ bao đời… Với sự
phát triển của thời đại, Tết
Trung thu nay đã đổi thay…
… Múa lân,
múa sư tử, múa rồng mỗi ngày
mỗi đẹp và hoành tráng thêm.
Đèn lồng, đèn ông sao, đèn
kéo quân… nhiều kiểu dáng mới
lạ và hiện đại được
thắp sáng bằng điện, bằng pin,
lung linh rực rỡ hơn thắp bằng đèn
cầy, đom đóm xa xưa. Nhưng tất
cả các đồ chơi lại toàn của
Trung Quốc bị cách tân thêm pha bằng
các trò độc hại và súng
ống giáo mác… Mâm cỗ Trung thu
thêm nhiều hương vị, màu sắc
bởi các loại bánh được chế
biến theo công nghệ tân thời ngon miệng
bắt mắt mà độc hại, vì vậy
mà Tết Trung thu ngày mỗi dần xa vẻ
đẹp lãng mạn, trong sáng thời xa
xưa của nó… Năm nay Trung thu sắp
đến, gốm Biên Hòa xưa và
nay cũng từng mang trên mình nó nhiều
hình ảnh được tâm hồn và
trí tuệ Việt của nghệ nhân vùng
đất Trấn Biên gửi gắm với
tình cảm dân tộc sâu sắc. Đề
tài Tết Trung thu và thiếu nhi Việt
là một đề tài mà chắc
chắn gốm Biên Hòa không thể
thiếu”
Có thể nói những dòng tâm sự này cũng là lời nhắn nhủ của người thế hệ đi trước gửi đến các cháu thiếu nhi, thật tha thiết và đầm ấm đồng thời là những lời cảnh báo những ai chạy đuổi theo chiếc đèn lồng rực rỡ, trò chơi bạo lực điện tử lập lòa của văn hóa ngoại lai, lạc lõng giữa những căn phố cao tầng lạnh lẽo!
Hơn thế nữa, sứ gốm Biên Hòa còn có những sản phẩm độc đáo, quí hiếm mà chúng ta không thể ngăn được cảm xúc như khi nhìn thấy chiếc áo dài màu tím Huế, chú bé cưỡi trâu, chăn bò… rất quen thuộc ở nông thôn ngày nào… in đậm trên đồ gốm sinh động vô cùng!
Rất
tiếc, theo Nguyễn Oanh “ít
ai biết
rằng, gốm Biên Hòa (tỉnh Đồng
Nai) đã từng vang danh trên làng
gốm thế giới vào những năm cuối
thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ
20. Và cho đến nay, các loại gốm
Biên Hòa thời đó vẫn được
xem là thứ của hiếm đối với
những người chơi gốm cổ. Biên
Hòa được xem là nơi có
trường dạy nghề gốm đầu
tiên của Đông Dương, đó là
Trường dạy nghề Biên Hòa (École
Professionnelle de Bien Hoa) được thành
lập vào năm 1903. Đến khoảng
năm 1913, Trường đổi tên thành
Trường Mỹ nghệ Bản xứ Biên
Hòa (École d’Art indigène de Bien
Hoa). Năm 1923, khi vợ chồng ông bà
Robert Balick (Hiệu trưởng) và Mariette
Balick (Trưởng Ban gốm) lãnh đạo
trường có thể được coi là
mốc lịch sử làm thay đổi về
chất của gốm Biên Hòa. Bà
Balick đã vạch hướng đi riêng
cho Ban gốm. Đó là tập trung vào
các dòng sản phẩm gốm trang trí
nhiều màu sắc, hoa văn chạm khắc
đặc sắc, màu men lạ. Đa số
những men này được chế tạo
từ nguyên liệu tự nhiên như
tro rơm, tro lò, thủy tinh (mảnh), cát
Đà Nẵng… Những loại men được
bà Balick cùng các cộng sự người
Việt tạo ra thời bấy giờ là men
ta (men làm từ tro), men màu xanh đồng,
men đá đổ (men làm từ đá
ong Biên Hòa)” (2)
Thạc sĩ Trần Đình Quả phân tích “Trên gốm Biên Hòa, các màu men được phối hợp với nhau rất hài hòa trên một tổng thể đã được đính sẵn. Với tính đặc trưng là trang trí bằng các nét khắc, nên các mảng màu được phân định sẵn, rõ ràng không có sự lem qua lại giữa các màu. Vì vậy, đặc điểm trang trí của gốm Biên Hòa đã thể hiện sự kế thừa và phát triển tính trang trí trên gốm hoa nâu thời nhà Trần”(3)
Chiếc chóe men trắng vẽ lam tích Hai Bà Trưng
Tích Trưng Trắc đánh đuổi quân Hán (Thành Lễ)
Chúng ta cũng có thể đồng cảm với Trần Đình Quả với nhận xét “giá trị nghệ thuật trang trí của gốm Biên Hòa thể hiện thật phong phú và đầy tính sáng tạo. Bằng những đặc trưng và kỹ thuật sản xuất riêng, nghệ nhân Biên Hòa đã sản sinh ra dòng sản phẩm gốm có giá trị thẩm mỹ cao, được đón nhận và tôn vinh tại các cuộc triển lãm của trong nước cũng như quốc tế”(4) và đặc biệt là dòng gốm nầy đã sử dụng những hình ảnh thân thương Tết Trung Thu của tuổi thơ đầy mộng mơ hay những cuộc chiến đấu bất khuất của tiền nhân trong trận chiến chống giặc ngoại xâm làm điểm nhấn, ca ngợi nền văn hóa đầy tự hào của dân tộc.
Thật hiếm thấy trên đồ cổ Việt, quí hoá khi chúng được đặt trang trọng trong phòng khách của chúng ta!
Hồng Lê Thọ
9/2015
(*) bài viết về sứ gốm của Thành Lễ sẽ được giới thiệu trong dịp khác
(1) Đề tài thiếu nhi & tết Trung thu trên gốm Biên Hòa (Trần Trọng Khải)
(2) Gốm Biên Hoà (Nguyễn Oanh). Xem thêm thông tin chi tiết về Trường dạy nghề Biên Hoà tại : “Tìm hiểu gốm Biên Hòa: Hơn một thế kỷ tồn tại và phát triển của Trường dạy nghề Biên Hòa”
(3) &(4) Nghệ thuật trang trí gốm Biên Hoà
Các thao tác trên Tài liệu