Thử đi tìm những "giá trị châu Á"
Thử đi tìm những "giá trị châu Á"
Nguyễn Ngọc Giao
Đây là một bài viết năm 2001, tham luận tại Hội thảo Hè tổ chức tại Trường đại học Provence (Aix-en-Provence, tháng 7-2001). Ngày này, cái gọi là "giá trị châu Á" đã rơi vào quên lãng, hay đúng hơn, được nhận chân như một thứ hàng dỏm, nhằm biện minh cho những chế độ cực quyền ở Viễn Đông (liên minh hơi trái khoáy giữa đảo quốc Singapore của Lý Quang Diệu và những nước mệnh danh "xã hội chủ nghĩa" như Trung Quốc, Việt Nam).
Thực ra, những "giá trị châu Á" mờ ảo
mà ông Lý đưa ra vào những thập niên cuối thế kỷ XX, khi nhập vào Hoa
Lục, đã đẻ ra phong trào "quốc học", ngày nay nở rộ thành những "Viện
Khổng tử", vừa là cơ quan tình báo, thao túng chính giới và giới trí
thức nhiều nước, vừa là công cụ "quyền lực mềm", mà các chính quyền nối
tiếp nhau ở Bắc Kinh (từ Giang Trạchdân tới Tập Cậnbình) sử dụng để
truyền bá "mô hình Trung Quốc", một mô hình cực quyền kết hợp truyền
thống độc tài phương Đông và công nghệ thông tin thế kỷ XXI để kiểm
soát hành vi và tư tưởng người dân. Ở Việt Nam, không phải ngẫu nhiên
mà có một "Viện quốc học", với một nhóm nhỏ thao túng tờ báo "Văn Nghệ
Thành phố Hồ Chí Minh" làm vai trò chỉ điểm văn hoá cho chính quyền.
Cùng với những thử nghiệm về "thành phố thông minh", đó phải chăng là
một phác thảo bản sao tồi của chính sách "học Tập cường quốc" đã được
ghi vào hiến pháp và cương lĩnh đảng ở Bắc Kinh ?
Đọc toàn văn bài viết này : bấm vào
mấy chữ GTCA ở dưới.
Các thao tác trên Tài liệu