Độc Quạnh
Độc Quạnh
(trích)
Ngu Yên
...Ngữ
điệu và nhạc tính trong thơ là do người tạo ra, rồi tôn sùng. Hãy cho
ngữ điệu và nhạc tính trong thơ mở mang sâu rộng. Nhạc đâu phải chỉ có
nhạc cổ điển. Nhạc đã đi đến cấp bậc cao, vì sao nhạc thơ vẫn chưa di
động? Tôi không chống phá, hủy bỏ, chỉ muốn biến hóa, làm giàu thêm... Ngu Yên trả lời Trần
Vũ, trong trò
chuyện với Ngu Yên, |
TôiNhìn
chữ " Tôi
"
mỗi ngày. Suy
gẫm về " ô
"
mỗi ngày. Kinh
nghiệm đối vần " o
" mỗi ngày. |
|
Thói quen sau những bất công kéo dài.Chiến tranh dù chấm dứt, vẫn súng đạn, lưỡi lê, trong chiêm bao và trong lòng người lính sống sót. Từ khi trở về, dù tứ chi nguyên vẹn, nhưng đời ông đã cụt. Dù ân thưởng H.O. nhưng lòng ông nội thương. Chiêm bao có máu, có la hét xung phong, có tù đày chết chóc, có đồng đội đau thương. Và có vợ bỏ chồng lam-lũ, theo tình nhân. Tại sao đời như vậy là thường? Bao lần ông tự hòi. Những sự thường của đời khác, sao êm đềm, may mắn và hãnh diện? Tại sao ông có số phận lạ lùng, không chết cũng không sống? Họ đàm tiếu, phê phán, chửi rủa vì ông không theo kịp văn minh, không hành xử đúng đắn. Nhưng họ không biết bắn, không biết phục kích, không biết hành quân, không biết mưu sinh sống sót tù đày, không biết tủi nhục, không biết đói khổ, không mất vợ một cách bất công. Tại sao họ biết làm giàu, ăn chơi, phung phí, kỳ thị, vô tình, mà không bị đàm tiếu, phê phán chửi rủa? Phải chăng Họa Mi biết hót, dế chỉ biết gáy, giun không biết nói gì? Giữa hòa bình, giữa yên tĩnh, ngày ngày ông phục kích tiểu đường, tấn công cao mỡ, hành quân tiêu diệt cao máu. Xáp lá cà với sưng khớp. Đêm đêm, chuyên biệt kích, nhảy dù, ông dùng lưỡi lê đâm vào bệnh mất ngủ và thảy lựu đạn những cơn ho dị ứng. Chiến tranh ghê gớm nhất là không giết hết mọi người tham dự. Kẻ trở về là cuộc chiến kéo dài. Người lính ấy có tên nhưng vô danh. |
|
Lời nguyền của loài cá không có mắt.Nước độc, cá chết, nổi trắng sông biển từ Sài Gòn ra Hà Nội. Cá miễn phí. Cả làng hốt về sinh lợi. Gia đình Bác, phơi cá khô, cá đông lạnh, làm nước mắm nhãn hiệu “Đồng Tâm”, xuất cảng qua cộng đồng hải ngoại. Những con cá chết tức tưởi, chưa kịp biết lý do, mắt trợn trừng, đục ngầu, không biết oán hận ai. Sợ xui xẻo, Bác dặn con cháu móc hết mắt, cho chó ăn. Từ đó, mắt chó tóe lửa. Mỗi tháng, khô cá, cá ướp, nước mắm, nườm nượp gửi đi khắp nơi. Sản xuất càng nhiều, trông Bác càng âm u bí hiểm. - “Thằng Ba, thằng Mười, thấy không? Trời ơi, cá đứng đầy sân.” Đêm nào Bác cũng rền rĩ như vậy. Người trong nhà kể lại, cứ vào gần nửa khuya, cá từ Trường Sơn tràn xuống, từ biển Đông trồi lên, lũ lượt kéo vào sân nhà giãy giụa, khóc than, la hét, đòi đền mạng. Bác không biết làm gì hơn là chịu chết. Đàn chó bỗng dưng mắc bệnh mù. Khi dân làng chôn Bác, con chó cuối cùng cũng mù theo. Hãng nước mắm vẫn tiếp tục hành nghề. Cá vẫn tiếp tục chết. Chết tận nguồn sông Hồng. Chết qua bẫy Lười Bò. Người ta xem thường. Cho là tự nhiên. Cứ đồng tâm sinh lợi. Mỗi năm giỗ Bác, dùng thịt, không dùng cá, không dùng nước mắm. Bao lâu rồi, dường như tệ hơn. Nước độc, cá chết, nổi trắng sông biển từ Sài Gòn ra Hà Nội. Nước đục, người thở, nhiễm đen từ Hà Nội đến Sài Gòn. |
|
Đường về nhà trọ.Con rắn dài quanh co. Đầu rúc vào góc phố. Đuôi ngỏng lên chóp núi. Mình mẩy ghẻ lở, lột da. Lộ đá cục lởm chởm, nơi mặt đường lở loét. Những chỗ gãy xương, thòi ra cùi chõ. Cua gắt như tai nạn đang chờ. Rắn xương xẩu, đủ hai xe ngược chiều, từ tốn lấn qua. Cây lá nhiệt đới, sống chung gió đảo, hiện thân khác thường. Có cây thân quen, Phượng đỏ; Có trái trẻ thơ, "này, Mùng Bát chưa gặp đã lâu." Có cây lạ, chưa bao giờ thấy. Trái như phân khô. Tưởng tượng có người đi cầu, từ cao rớt xuống, dính lòng thòng. Ruồi đậu kín bác tài. Chỉ thấy đôi mắt. Ông thản nhiên lái xe. Bầy ruồi im lặng. Xe lao đường xấu, ngã nghiêng. Bầy ruồi bất động. Mỗi năm ba dặm, bay qua hố sâu, sụp vì nước xoáy, có chỗ lút đầu. Kinh hãi, hỏi bác tài: – Làm sao xe bay qua? – Không ai biết. Ruồi chở đấy. Đuôi rắn cong giấu vào khe núi, nơi nhà trọ màu vàng. Tôi mang hành lý vào phòng, một mình với một chiếc giày. |
Các thao tác trên Tài liệu