Bạn đang ở: Trang chủ / Sáng tác / Giới thiệu sách mới : Hồn phố, Đời người

Giới thiệu sách mới : Hồn phố, Đời người

- H.V. & Nguyễn Thị Ngọc Hải — published 29/06/2025 17:45, cập nhật lần cuối 29/06/2025 17:46

Giới thiệu sách mới

Hồn phố - Đời người


Nhiều tác giả (*)


Như bìa sách cho biết, đây là tập hợp một số bài viết trên tạp chí Người Đô Thị chung quanh chủ đề "Di sản và ký ức đô thị", được xuất bản nhân kỷ niệm 10 năm Người Đô Thị bộ mới (2014-2024). Tổng cộng hơn 500 trang với 70 bài viết của hơn 60 tác giả, những nhà khoa học, nhà báo, nhà văn hóa mà nghề nghiệp hoặc quan tâm cá nhân gắn bó với các lĩnh vực kiến trúc và quy hoạch đô thị, khảo cổ và di sản. 

Tên tuổi của các kiến trúc sư Hoàng Đạo Kình, Ngô Viết Nam Sơn, Nguyễn Hồng Thục, Phạm Thúy Lan, các nhà báo Phúc Tiến, Nguyễn Thị Ngọc Hải v.v., trong các bài viết ở phần I ("Vàng Son còn lại chút này") nhấn mạnh tầm quan trọng của các báo động mà họ ra trước nguy cơ "sạt lở di sản" trong lòng đô thị như bài mở đầu cuốn sách nêu bật. Sài Gòn, Đà Lạt, Hội An, những ví dụ nhãn tiền không thiếu trong thời sự những năm qua. Nổi nhất là hai trường hợp nhờ sự tham gia tích cực của báo chí mà có được cái kết "có hậu", được trình bày dài trong phần IV ("Đối thoại với phố") khép lại cuốn sách. Đầu tiên là chuyện cái lư hương tượng đài Đức Thánh Trần bị gỡ đi một cách lúi xùi ngày 17.2.2019 (1), và chỉ được trả lại chỗ cũ ngày 17.3.2022 sau áp lực của nhiều tầng lớp dân chúng cả nước với sự hỗ trợ của báo chí trong và ngoài nước. Sách dành cho sự kiện này 5 bài viết cả theo dòng thời sự và những suy ngẫm sâu xa hơn về đời sống đô thị. Khía cạnh tâm linh, cụ thể là đời sống tôn giáo nhất là khi nó bị những toan tính vật chất lấn áp, được minh họa cũng trong 5 bài viết về cuộc đấu tranh để giữ lại Tu viện dòng Mến Thánh Giá và Nhà thờ Thủ Thiêm trước nguy cơ bị xóa sổ khi TP HCM đưa ra quy hoạch "Khu đô thị mới Thủ Thiêm". 

Giữa phần đầu và phần cuối sách đó, bạn đọc sẽ có dịp nhẩn nha cùng các tác giả, những nhà văn, nhà báo lừng danh ôn lại những kỉ niệm gắn bó với cuộc sống ở các đô thị - và không chỉ ở các đô thị. Kỉ niệm, dĩ nhiên là riêng tư dù các tác giả gợi nhớ những tên người, địa danh đã đi vào lịch sử thăng trầm của dân tộc. Sài Gòn của các nhà văn Du Tử Lê, Dạ Ngân, nhạc sĩ Tuấn Khanh, nhà báo Nguyễn Thế Thanh, nhà thơ Nguyễn Duy, Huế của Nguyễn Thị Minh Ngọc hay của bác sĩ - nhà báo Nguyễn Chấn Hùng, Tây Nguyên của nhà văn Nguyên Ngọc, Hà Nội của Hồ Anh Thái, Nguyễn Trương Quý, v.v.(2) Tất cả đều là những bài báo ngắn được viết ra nhân chuyện một con người, vài bức tượng, một sự kiện văn hóa, một chuyến đi, có khi chỉ là một bài thơ, một bài hát. Các bài viết không phải là những bài nghiên cứu về chủ đề mà tác giả đề cập, nhưng tổng hợp lại thành một bức tranh đa dạng, phong phú và gợi cho người đọc nhiều suy ngẫm về ý tưởng nằm ngay trong nhan đề mà Bộ biên tập Người Đô thị đã chọn cho cuốn sách của mình: "Hồn phố, Đời người". 


H.V.


(*) Nxb Tổng hợp TPHCM, 2024.

(1) "Ngẫu nhiên" mà chuyện di chuyển chiếc lư hương này được thực hiện đúng vào ngày kỉ niệm lần thứ 40 ngày Trung Quốc xua 600.000 quân sang các tỉnh phía bắc nước ta, tiến hành một cuộc xâm lược dã man tuy mau chóng bị thất bại nặng nề nhưng chiến tranh kéo dài suốt 10 năm mới chấm dứt ? 

(2) Xin xem Mục lục ở cuối bài. (bấm vào tên tệp đính kèm)



Lời giới thiệu


"HỒN PHỐ - ĐỜI NGƯỜI" KỂ CHUYỆN GÌ VỚI BẠN?


Tạp chí Người Đô Thị đã có một việc làm ý nghĩa nhân kỷ niệm 10 năm ra bộ mới (2014 - 2024) trong lộ trình hoạt động sắp bước sang năm thứ 19 (thành lập 12.6.2006): Ra mắt quyển sách "Hồn phố - Đời người". Quyển sách dày hơn 500 trang là tập hợp 70 bài viết của hơn 60 tác giả về di sản và ký ức đô thị. Với 4 chủ đề lớn bao quát nhiều vấn đề về đô thị, các tác giả - phẩn lớn là chuyên gia giỏi trong nhiều lĩnh vực đô thị, kiến trúc, khảo cổ, nghiên cứu di sản, những người am hiểu phong tục tập quán ở các vùng miền - đã làm cho những vấn đề tưởng chừng khô khan, xa lạ bỗng chốc trở nên mềm mại, gần gũi; đồng thời khơi dậy biết bao tình cảm thiết tha, gắn bó với bản quán, quê hương nơi mỗi con người.

Có cảm giác các tác giả đã nghe thấy, nhìn thấy nhiều thứ mà cuộc sống hối hả đã làm chúng ta bỏ qua; thậm chí còn đang vô tình hủy hoại đi rất nhiều giá trị. Những bài viết chỉ ra biết bao điều quan trọng mà khi mất đi chắc chắn sẽ làm ta tiếc nuối. Nó thúc giục ý thức và hành động của cả cá nhân lẫn cộng đồng xã hội. Nó cảnh tỉnh những người còn thờ ơ. Nó đề xuất, kiến nghị giải pháp cho cơ quan quản lý và ban hành chính sách.

Người đọc sẽ được "dẫn đi" nhiều nơi, có đôi khi là nơi bạn đã từng đến, nhưng nhiều điều vẫn bất ngờ như "không nhìn thấy, không nhận ra". Đà Lạt, thành phố có nhiều điều kiện để trở thành "Đô thị di sản" nếu những người có trách nhiệm biết chọn lối đi đúng đắn cho sự phát triển. Nhưng Đà Lạt lại đang đối mặt với nguy cơ nhãn tiền trước xu hướng thực dụng, phá vỡ đặc trưng vốn có của thành phố ngàn thông, thành phố trong sương. Đô thị cổ Chợ Lớn có khác gì các"phốTàu - China Town" hiện diện nhiều nơi trên thế giới? Rất khác. Nó khá độc lập với những phẩn còn lại của thành phố trong buổi ban đẩu, về sau này mới thành quần thể thuộc Sài Gòn -Thành phố Hổ Chí Minh. Nó có hai hình thái đô thị: Hội quán, chùa miếu là điểm kết nối cộng đổng và nhà Tây chỉ là tổng thể, còn hình thái phục vụ công năng tập tính phong cách người Hoa. Đặc biệt, tuy là "khu phố Tàu" mà gắn bó chan hòa bản sắc Việt. Đáng buồn, nó đang xuống cấp, đang chờ được hổi sinh...

Sách còn cho ta biết điều chưa nghe quen: "Di sản công nghiệp". Ta cứ tưởng "nhà máy xưa tồi tàn khói bụi phải giải tỏa ngay và luôn ra ngoại ô" vì những bế tắc của đô thị - mà nay đọc bản thảo sách này mới biết nhìn nhận: Phát triển nóng đô thị Việt Nam đã xóa sổ nhiều di sản của sản xuất công nghiệp thời kỳ đẩu. Nó có nhiều giá trị vật thể và phi vật thể, những giá trị của nền văn minh nhân loại... Bài viết là lời cảnh báo về một thực tế: Di sản công nghiệp ở Việt Nam đã bị xóa sổ trước khi được gọi tên!

Khi nói đến đô thị, những phố xá, ngôi nhà hay những biệt thự cổ, đường xưa lối cũ, nó tràn đẩy kỷ niệm. Trong sách có loạt bài cảm động cho ta thỏa nỗi nhớ thương: Đô thị như là một cách kể về đời sống. Nó mang nhiều câu chuyện mà đọc xong, ta như thấy mình lãng đãng trong đó. Những phố mang tên người nổi tiếng. Trang trại xưa cũ vang bóng một thời nằm ven đường tàu Hải Phòng - Hà Nội, chốn xưa của Tự lực Văn đoàn nổi tiếng, giờ đi qua còn cố ngắm nhìn từ trên đoàn tàu phóng vụt qua. Những vùng làng nghề, các nghi lễ cổ, những bức tượng trên phố, những khu chợ cũ..., và có cả "tiếng thở dài của chim di trú"...

Không dừng lại ở kỷ niệm, cuốn sách còn đặt ra cho ta nhiệm vụ bảo tồn, gìn giữ, thậm chí phải lên tiếng, đề xuất, kiến nghị khi ai đó muốn phá bỏ những chùa miếu, những kiến trúc tôn giáo lâu đời, những di tích kiến trúc và nghệ thuật...Cuốn sách “Hồn phố -Đời người" nếu bạn thích gọi chệch đi là "Đời phố - Hồn người" thì cũng vẫn tràn đẩy ý nghĩa.

Tạp chí Người Đô Thị trong sứ mệnh của mình đã bền bỉ nhiều năm cung cấp thông tin về nhiều vấn đề quan trọng, sâu sắc, toàn diện về đô thị. Nó là nét riêng không thể lẫn với bất cứ sản phẩm báo chí nào khác. Một điều rất đáng quý, đáng trân trọng nữa là Người Đô Thị đã tập hợp được nhiều tác giả từ tinh hoa trong giới khoa học cho tới nhà văn, nhà báo, người dân thường để cùng nói lên tiếng nói đặc sắc của mình.

Tin rằng "Hồn phố - Đời người" sẽ là một quyển sách rất đáng để đọc.

NGUYỄN THỊ NGỌC HẢI


Attachments

Các thao tác trên Tài liệu

Các số đặc biệt
Các sự kiến sắp đến
LE SOLEIL TOMBE SANS UN BRUIT - Thao Nguyen Phan 12/06/2025 - 07/09/2025 — 13, avenue du Président Wilson, 75116 Paris
Các sự kiện sắp đến...
Ủng hộ chúng tôi - Support Us