Bạn đang ở: Trang chủ / Sáng tác / Linda Lê : hỏi / đáp

Linda Lê : hỏi / đáp

- Linda Lê — published 23/10/2010 11:32, cập nhật lần cuối 12/04/2016 22:20
Người cộng tác: Vũ Hồi Nguyên
Vũ Hồi Nguyên phỏng vấn Linda Lê. Bản cập nhật ngày 24.10 có sửa một chỗ ở đoạn kết do đã dịch không đúng văn cảnh nên sai, người dịch xin cáo lỗi (H.T.)


Linda Lê : hỏi / đáp


Vũ Hồi Nguyên phỏng vấn


Cách đây đã lâu, tôi có đề nghị với nhà văn Linda Lê thực hiện mấy trang web trên Diễn Đàn để giới thiệu tác phẩm của cô cho độc giả Việt Nam. Cô đã từ chối dứt khoát, với cớ là mình không muốn biết gì về internet và không muốn dính dáng tới nó. Bây giờ cô nói, làm gì có cái đề nghị này, tôi phải tin như vậy, và cô đã biết sử dụng từ điện thoại di động đến máy tính. Gặp lại Linda Lê ở Hà Nội, khi cô bận nhiều buổi nói chuyện trong một chuyến đi ngắn, tôi đã liều mạng làm lại đề nghị năm xưa. Và tôi đã bị bất ngờ. Nhà văn của những tác phẩm khó đọc, dám sống chết với văn chương, là một phụ nữ giản dị trong quan hệ với người khác, vui tính, chỉ buồn khi không tìm ra kem sầu riêng ở Hà Nội.

V. H. N.



Văn chị tràn đầy sự căng thẳng. Đôi khi văn như bị thương đau. Sự căng thẳng đó từ đâu ra ? trong đó phần nào do nỗi đau của hành động viết ? Phần nào do nổi loạn trước cảnh quan thế giới bên ngoài ?

Sức căng đó luôn luôn tiềm ẩn, ngay cả khi tôi không viết. Tôi luôn cảm thấy cái đứt gãy giữa mình và thế giới bên ngoài, mặc dù mấy năm gần đây tôi không còn cực lực đối kháng với nó, tôi không hoàn toàn yên bình, vẫn tồn tại một xung năng ngầm luôn thúc đẩy tôi phải khai phá chiều sâu. Với tôi viết là một cuộc đấu tranh từng ngày. Nổi loạn chống lại thực tại, đem cái mộng lan tràn vào cõi thực, những việc ấy nhiều khi có vai trò một chỗ buông neo. Chính từ đó mà tôi viết, để sáng tạo những thế giới song trùng.


Trong các tác phẩm của chị, cái chết như là một ám ảnh. Nhiều nhân vật còn đến bước không muốn sống nữa. Chị nói mình không bi quan mà tỉnh táo. Có chăng những khả năng cho sự sống, dù có thể không hạnh phúc, nhưng có một vai trò lớn hơn trong sự chung sống với cái chết ?

Có ai không bị cái chết ám ảnh ? Bất cứ người nào có chút tỉnh táo đều phải sống với nỗi ám ảnh là rồi cũng đi đến cuối con đường. Tôi đã nói mình không có cái nhìn tang tóc về cuộc đời, nhưng với thời gian tôi đã học được cái sáng suốt lạnh lùng về sự hão huyền của mọi chuyện. Điều ấy không có nghĩa tôi không biết đến hạnh phúc, không biết hưởng những giây phút nhẹ nhõm của cuộc đời. Ngay cả những nhân vật tuyệt vọng nhất của tôi cũng chào đón ánh sáng đến từ nơi khác với niềm biết ơn. Đúng là tôi đã sáng tạo một thế giới trong đó cái rối loạn và cái khốn quẫn chiếm phần lớn. Nhưng, bên trong thế giới thường khi u tối đó vẫn có những vùng sáng, như sự nhắc nhở về những khả năng.


Hình như chị coi văn chương là một cuộc dấn thân toàn diện. Chị sẵn sàng trả giá lớn, đặt cọc cả sự ổn định tinh thần, như thể cái được mất đó có ý nghĩa tồn sinh. Chị trả lời sao về một tình yêu không biết điều như thế ?

Nói đặt cọc có lẽ không đúng lắm, tôi thấy như thế mâu thuẫn với ý tưởng dấn thân. Tôi đã hy sinh khá nhiều thứ cho văn chương, và điều ấy đã đưa đến những lạc hướng. Tôi trở lại được qua việc viết văn. Đối với tôi viết và sống là đồng hành. Tôi không nghĩ thế là không biết điều, ngược lại tôi có cảm tưởng cần thiết phải yêu điều mình làm với nỗi đam mê của tuổi trẻ, và tự cho mình cuốn hút vào những cơn lốc nội tâm.


Chị đã nói rằng cuộc lưu vong thực sự của mình không phải vì bị rời xa một quê hương hay một vùng đất cho mình bản sắc, nước Việt Nam. Nhưng đó là khoảng cách giữa chị và tha nhân, thế giới của tha nhân. Trong khi đó chị thích những kẻ sống ngoài lề, ít ra là những nhân vật như thế gặp trong văn chương. Như vậy có phải cuộc lưu vong đó ít hay nhiều là một chọn lựa để dâng hiến cho sáng tạo văn chương ?

Tôi yêu những người sống ngoài lề và tôi tin rằng cần sống ngoài lề, cần thuộc về một vùng đất vô chủ nơi những cá nhân độc đáo gặp nhau. Tôi tự thấy mình là người ngoại quốc triệt để, bất cứ khi tôi ngụ ở đâu. Tôi đã lớn lên tại Việt Nam như người ngoại quốc, và tôi đã sống như người ngoại quốc trên đất Pháp. Đó là sự chọn lựa, đúng vậy, chọn lựa là kẻ đào vong.


Ngay từ thời trẻ, tiếng Pháp đã hấp dẫn chị, mạnh hơn tiếng mẹ đẻ. Và chị đã đi xa hơn những người Việt được đào tạo trong trường Pháp và trong văn hoá Pháp, đến cả việc tạo ra những tân từ tiếng Pháp (theo một bài báo trong Le Monde littéraire). Chị quan niệm thế nào về đóng góp của tiếng Pháp trong các tác phẩm của mình ?

Vâng, tôi đã tạo ra những tân từ, đặc biệt trong Les Trois Parques, tác phẩm diễn tả cái bi hài đến cực điểm. Trong tất cả các cuốn khác, tôi luôn chú trọng dùng một ngôn ngữ chắc chắn, nhiều hình tượng. Tôi cũng rất thích các phong cách và ngôn từ cũ kỹ. Cioran đã nói rằng, với một người Rumani như ông, viết tiếng Pháp là một cực hình, nhưng một cực hình hớp hồn. Điều lớn nhất mà tiếng Pháp đã đem lại cho tôi trong những gì tôi đã viết, là sự bắt buộc tôi phải chọn lựa một vùng trung dung giữa những ràng buộc quá đáng trong sự dâng hiến cho một ngôn ngữ, và những buông thả mạnh mẽ của các xung năng. Tất cả là vấn đề lao động, miệt mài lao động.


Độc lập với những phát biểu của chị, các tác phẩm của chị cho đến Cronos, đều không đề cập đến chính trị, ngay cả những vấn đề xã hội cũng không. Cronos là mới lạ: một ngụ ngôn chính trị về các chế độ toàn trị. Điều gì đã đưa chị đến việc rời khỏi, dù chỉ trong thời gian cho một tiểu thuyết, cái thế giới nội tâm của những cá nhân đắm chìm trong cô đơn?

Cronos được thai nghén trong một suy tư lâu dài về lịch sử của thế kỷ hai mươi. Tôi đã trải qua nhiều thời gian trước khi viết. Việc thay đổi thể loại là một áp đặt hiển nhên. Tôi cần phải viết kiểu ngụ ngôn để mô tả một xã hội trong đó có một bên là các nạn nhân và một bên là các tay chân của những kẻ có quyền thế. Đó là một ngụ ngôn phổ quát về sự lạm dụng quyền lực. Tôi vui sướng đã hoàn thành, mặc dù đã phải tốn nhiểu năm trước khi đưa tiểu thuyết này lên bàn viết. Cần phải nói một điều gì đó có âm hưởng của thời đại chúng ta.


Để khuyên một độc giả mới khám phá các tác phẩm của chị, mà con số đã lên đến trên dưới hai chục, chị có ý thích nào không ? Và tiểu thuyết nào đã làm chị phải trả giá nhiều nhất ?

Tôi chẳng biết khuyên gì đâu. Có lẽ, Lettre Morte hay In Memoriam trong các tiểu thuyết. Le Complexe de Caliban là một tiểu luận, có đề cập đến những gì tôi đã đọc khi còn ở Việt Nam, cũng có thể đem lại hứng thú. Còn về cuốn sách mà tôi đã trả giá nhiều nhất thì không nghi ngờ gì, đó là Les Trois Parques. Tôi gần như mắc điên sau khi đã hoàn thành tác phẩm này.

 

Bản dịch từ tiếng Pháp: H.T. 

 
    

llbyvhn

 
 


LINDA LÊ: QUESTIONS/REPONSES



(Questions de Vũ Hồi Nguyên)



Votre écriture est pleine de tension. Elle apparaît même parfois comme une écriture écorchée. D'où vient cette tension ? Dans cette tension, quelle est la part de souffrance liée à l'acte d'écrire ? Quelle est la part de révolte venant d'une vision du monde extérieur à vous ?

Cette tension est toujours latente, même quand je n'écris pas. Je me sens toujours en rupture avec le monde extérieur, même si ces dernières années, je n'ai plus été à couteaux tirés avec lui, je ne suis pas totalement en paix, il subsiste une énergie souterraine qui me force à explorer toujours les profondeurs. Ecrire représente pour moi une lutte quotidienne. La révolte contre la réalité, l'épanchement du rêve dans la vie réelle représentent souvent un point d'ancrage. C'est à partir de là que j'écris, pour créer des mondes parallèles.


La mort est comme une obsession dans votre oeuvre. Certains personnages vont jusqu'à refuser la vie. Vous dites que vous n'êtes pas pessimiste mais lucide. Y-a-t-il des possibilités pour une vie, sinon heureuse, qui mérite une place plus grande dans sa cohabitation avec la mort ?

Qui n'est pas hanté par la mort? Toute personne un tant soit peu sensée vit avec l'obsession qu'il y a un terme au bout du parcours. J'ai dit que je n'ai pas une vision funèbre de l'existence, mais que j'ai acquis avec les années une froide lucidité sur la vanité des choses. Cela ne signifie pas que je n'ai pas connu le bonheur, que je ne goûte pas les moments où la vie paraît moins pesante.Même mes personnages les plus désespérés saluent avec reconnaissance la lumière qui vient d'ailleurs. J'ai, il est vrai, inventé un univers où le désarroi et la détresse tiennent une grande place. Mais il y a, à l'intérieur de cet univers souvent sombre, des espaces lumineux, comme le rappel de possibilités.


La littérature semble être dans votre cas un engagement total. Vous êtes prête à y jouer gros, en misant même votre équilibre mental, comme si c'était un enjeu vital. Comment justifiez-vous un amour aussi  déraisonnable  ?

Jouer n'est pas vraiment le mot, cela me paraît contradictoire avec l'idée d'engagement. J'ai sacrifié beaucoup de choses à la littérature, cela a entraîné des déraillements. J'en suis sortie par l'écriture. Ecrire et vivre vont ensemble pour moi. Je ne crois pas que ce soit déraisonnable, j'ai plutôt l'impression qu'il faut aimer ce que l'on fait avec une passion juvénile et se laisser emporter par les cyclones intérieurs.


Vous avez dit que votre véritable exil n'est pas l'éloignement d'une patrie ou d'une terre identitaire, le Viet Nam. Mais c'est la distance qui vous sépare des autres, du monde des autres. En même temps, vous aimez les marginaux, au moins ceux que vous rencontrez dans la littérature. Cet exil est-il alors plus ou moins un choix délibéré au service de la création littéraire ?

J'aime tous les outsiders et je crois qu'il faut vivre en outsider, appartenir à un no man's land où se rencontrent des individualités singulières. Je me sens radicalement étrangère, quel que soit le lieu où je me trouve. J'ai grandi en étrangère au Vietnam, puis j'ai vécu en étrangère en France. C'est un choix, oui, le choix d'une transfuge.


Dès votre enfance, vous êtes attirée par la langue française, au détriment de la langue maternelle. Et vous êtes allée plus loin que les vietnamiens de formation française et de sensibilité francophone, jusqu'à inventer des mots français (d'après un article dans Le Monde littéraire). Comment voyez-vous l'apport de la langue française à la réalisation de votre oeuvre ?

Oui, j'ai inventé des néologismes, dans Les Trois Parques notamment, qui représentent un sommet du tragi-comique. Dans tous mes autres livres, j'ai veillé à avoir une langue robuste, imagée. J'ai aussi une grande affection pour des tournures et des mots vieillis.

Cioran disait qu'écrire en français pour lui, Roumain, était un supplice, mais un supplice fascinant. Le plus grand apport de la langue française dans ce que j'ai pu écrire, c'est de m'avoir obligée à choisir un juste milieu entre l'excessive contrainte au service d'une langue et une trop grande libération des pulsions. Tout a été une question de travail, d'acharnement au travail.


Quoi que vous en disiez, vos romans jusqu'à Cronos ne parlent pas de politique, ni de phénomènes sociaux. Cronos est un inédit: c'est une fable politique sur un régime totalitaire. Qu'est-ce qui vous a conduite à quitter, même si c'est le temps d'un roman, le monde intérieur des individus enfoncés dans leur solitude ?

Cronos est né d'une longue réflexion sur l'histoire du vingtième siècle. J'ai mis longtemps avant de l'écrire. Le changement de registre s'est imposé comme une évidence. Il fallait que j'écrive une parabole pour décrire une société où il y a d'un côté des victimes et de l'autre les laquais des puissants. C'est une fable universelle sur les excès du pouvoir. Je suis heureuse de l'avoir écrite, même si cela m'a pris des années avant de mettre en chantier ce roman. Il fallait dire quelque chose qui ait une résonance dans notre époque.


Pour quelqu'un qui veut découvrir votre oeuvre, riche déjà d'une vingtaine de romans, par quel roman aimeriez-vous qu'il commence ? Et quel est le roman qui vous a le plus coûté ?

Je ne sais que conseiller. Peut-être Lettre morte ou In Memoriam pour les romans, Le Complexe de Caliban, qui est un essai, évoque des lectures faites au Vietnam. Cela peut aussi être intéressant. Quant au livre qui m'a le plus coûté, c'est sans aucun doute Les Trois Parques. J'ai failli perdre la raison après l'avoir terminé.


Các thao tác trên Tài liệu

Các số đặc biệt
Ủng hộ chúng tôi - Support Us