Bạn đang ở: Trang chủ / Sáng tác / Một góc "nu" trong thơ

Một góc "nu" trong thơ

- Đà Linh — published 06/02/2008 16:10, cập nhật lần cuối 12/04/2016 22:19
Nu trong thơ Bích Khê rõ ràng đã được nhận diện. Cái Nu cũng không còn xa lạ, không phải cái của hàng xóm, nhưng chỉ vì quan niệm và chọn lựa, mà đôi khi cái Nu bị " làm tình làm tội! ". Nu, vốn có từ lâu, lâu như thơ vậy. Đã đến lúc cần bàn về những đóng góp đặc sắc của Bích Khê trong dòng chảy của thi ca Việt Nam một cách cầu thị, đổi mới, nghiêm túc hơn.

Từ Bích Khê nghĩ đến
một " góc " Nu "* trong thơ


Đà Linh


Con người có những bề chiều nếu nói như thuật ngữ Toàn cầu hoá. Các nhà triết học đã đề cập khá rõ ràng về thực thể vật chất- sống- tư duy. Sống đến cùng với những chiều như vậy, phải chăng sẽ đạt đến một trạng thái rất đặc biệt, rất khác. Có thể nghĩ đó là tự do, hay đó là trạng thái sẵn sàng cho những thăng hoa.

Bích Khê có lẽ đã sống, đã khát khao sống như vậy. Tự do, chính là khí thở. Ta có cảm nhận ấy, qua hành trình ngắn ngủi của cuộc đời ông, qua những nơi ông phiêu du trải dài cả nước. Ngay trên quê hương Quảng Ngãi, ông cũng cần những dịch chuyển từ núi xuống biển, vào ra cửa Phật. Việc ra khỏi cửa Phật là một chi tiết đáng chú ý. Rũ bỏ bụi trần, nhiều người đến với cửa Phật. Còn rũ áo ra khỏi cửa Phật- chắc chắn Bích Khê đã biết mình đi đâu: " bay cao đến tột cùng của nước trời hay chìm đắm xuống đáy sâu địa ngục " ( Hàn Mạc Tử- Trích lời tựa Tinh huyết ).

Tự do- một thứ quyền lực của thi nhân. Đọc những bài thơ của Bùi Giáng tự do sủng ái, ngợi ca, tôn vinh vẻ đẹp thần tiên của người đẹp, của Nàng thơ, những chúa tể ngự trị trái tim thi sĩ, trong ta lại hiện ra Tranh loã thể của Bích Khê

Dáng tầm xuân uốn trong tranh Tố- nữ

.   .   .   .   .   .   .   .   .   .  

Nàng là tuyết hay da nàng tuyết điểm ?

Nàng là hương hay nhan sắc lên hương ?

Mắt ngời châu rung ánh sóng nghê thường

Lệ tích lại sắp tuôn hàng đũa ngọc

Đêm u huyền ngủ mơ trên mái tóc

Đêm u huyền ngủ mơ trên mái tóc

Vài chút trăng say đọng ở làn môi

( trích )

Từ dáng, khoả thân, làn da, hương vị, đôi mắt, tóc, môi, thần sắc... đã cho ta một bức tranh " trên cả tuyệt vời ". Khoả thân, một khái niệm từng gây nhiều cách hiểu, cách cảm. Trong tâm thức mọi người thường dành " đất " cho hội hoạ, tạo hình, ưu ái những bàn tay nét vẽ tài hoa, khi bức tranh ấy bức tượng ấy tạo được một xúc cảm " lạ ", "rất lạ" ... như Chế Lan Viên nhận xét về thơ ( Bích Khê ) thì rất hiếm " Đỉnh núi lạ ". Chữ lạ có lẽ ám chỉ cái Nu, khái niệm Nu ( mà khoả thân là mặt trái của nó). Trong nghệ thuật, Nu vốn được coi có tính truyền thống của phương Tây, còn mỹ học Trung Hoa luôn " kháng cự lại ", như kiểu một sự chọn lựa văn hoá. Văn hoá châu Âu luôn chứa trong nó cái Nu, và chưa bao giờ có ý định rời bỏ nó (dẫn Francois Jullien, Bàn về cái Nu ), bởi Nu "chính là sự vật ", là cái tự thân, cái tinh tuý, nó góp vào việc trả lời câu hỏi tự ngàn năm: con người là gì? Nu đi giữa khát khao ham muốn và sự xấu hổ. Cuộc sống cần cái Nu, nhục cảm trong con người mách bảo vậy. Nhưng tái hiện được điều này, điều lạ này, phải ra ngoài nó. Bích Khê làm ta kinh ngạc, từ những năm 30 thế kỷ XX ông đã đưa ra cái Nu hoàn hảo. Trong các bài Đôi mắt, Duy Tân, Bàn Chân, Mộng cầm ca...ít nhiều ta có gặp cái Nu, nhưng ẩn dưới những lời thơ " trần trụi ", " trần thân". Trước sự thăng hoa có phần " sáng láng " này, dù có chịu ảnh hưởng thơ mới từ trời Tây, không hẹn mà gặp, các thi sĩ, bạn bè đương thời đều dán cho nó khái niệm dâm, cũng như đã từng thốt lên: xuất thần, huyền diệu, siêu thần, phong tình mà thanh khiết... Dâm, lại một khái niệm thật nôm na, không bao chứa được

dâm không " một bàn chân ve vuốt một bàn chân " ( Bích Khê, trích Bàn chân )? Dịu dàng và tình tứ, si mê xen lẫn thánh thiện chứ! Còn đây, câu thơ mới toanh của thế hệ 8X " hai chân khoá chặt nhau khước từ chân lý " ( Vi Thuỳ Linh ), cũng rất tình tứ si mê nhưng dâng hiến mãnh liệt. Từ ve vuốt đến khoá chặt, sự khác biệt thật đáng kể. Hay " Vú non non? Da dịu dịu, êm êm ? " ( Bích Khê, trích Mộng cầm ca), thì đây "anh không cài khuy ngực áo cho em " ( Dư Thị Hoàn)... Còn nhiều dẫn chứng để thấy dòng chảy cái Nu trong thơ ta, nhưng nó luôn luôn được nói tới với một cái tên khác, được ẩn giấu dưới một nhãn mác khác ( đôi khi để hợp theo thái độ thẩm mỹ đại chúng ).

" Phần đẹp và dâm là những bài thơ rất hay, đến giờ vẫn gây xúc cảm cho người đọc " ( Thanh Thảo, trích Mãi mãi là bí mật ). Nu trong thơ Bích Khê rõ ràng đã được nhận diện. Cái Nu cũng không còn xa lạ, không phải cái của hàng xóm, nhưng chỉ vì quan niệm và chọn lựa, mà đôi khi cái Nu bị " làm tình làm tội! ". Nu, vốn có từ lâu, lâu như thơ vậy. Đã đến lúc cần bàn về những đóng góp đặc sắc của Bích Khê trong dòng chảy của thi ca Việt Nam một cách cầu thị, đổi mới, nghiêm túc hơn.

Đà Nẵng 9.12.2005

Đà Linh


_______________________

* Trong một số Từ điển ( ở Việt Nam và nước ngoài) chỉ mới đề cập đến các biểu hiện của Nu.

Các thao tác trên Tài liệu

được sắp xếp dưới: Xuân Mậu Tý
Các số đặc biệt
Các sự kiến sắp đến
VIETNAM, DEUX DOCUMENTAIRES sur France 2 et France 5 05/03/2024 - 01/06/2024 — France 2 et France 5
Repas solidaire du Comité de soutien à Tran To Nga 22/03/2024 - 26/04/2024 — Foyer Vietnam, 80 rue Monge, 75005 Paris, Métro Place Monge
Nouvel Obs, soirée Indochine, la colonisation oubliée 25/04/2024 18:30 - 22:00 — 67 av. Pierre Mendès France, 75013 Paris
France-Vietnam : un portail entre les cultures 17/05/2024 10:00 - 11:30 — via Zoom
Ciné-club YDA: Bố già / Papa, pardon. 25/05/2024 16:00 - 18:15 — cinéma le Grand Action, 5 rue des Ecoles, 75005 Paris
Các sự kiện sắp đến...
Ủng hộ chúng tôi - Support Us
Kênh RSS
Giới thiệu Diễn Đàn Forum  

Để bạn đọc tiện theo dõi các tin mới, Diễn Đàn Forum cung cấp danh mục tin RSS :

www.diendan.org/DDF-cac-bai-moi/rss