Bạn đang ở: Trang chủ / Sáng tác / Notes de lecture / Điểm sách : La fiancée du Lieutenant T.

Notes de lecture / Điểm sách : La fiancée du Lieutenant T.

- Phạm Tùng Cương / Chân Phương dịch — published 11/04/2017 00:13, cập nhật lần cuối 11/04/2017 00:13


La fiancée du Lieutenant T. de Đỗ Kh.


Phạm Tùng Cương



A propos de La Praxis du Dr Yov, j’avais écrit “ Les vingt-deux chapitres du livre sont vingt-deux récits avec un enchaînement logique du conteur Đỗ Kh. qui manie l’humour, la nonchalance et parfois le cynisme avec une désinvolture toute naturelle et non dépourvue de poésie. ”


J’ai donc accueilli avec un plaisir non dissimulé le recueil de nouvelles La fiancée du Lieutenant T..  Voici Đỗ Kh. revenu à ses amours (littéraires) de jeunesse et dans son meilleur élément. Là où il est, à mon avis, le plus à l’aise: son écriture laisse suinter un enthousiasme parfois jubilatoire (par exemple Bougainvillées, La fille de la couverture).


Dans un récent article, l’auteur a déclaré : “ Il faut donc avouer, je ne suis pas un romancier. J’avais dû commettre trois romans de suite pour les besoins de la publication en Français, ce qui m’avait causé beaucoup d’embarras. ”


En effet, la nouvelle n’est pas la forme royale de la Littérature française même si le XIXème siècle en connaît un essor considérable. Tous les grands auteurs (Balzac, Flaubert, Stendhal, Théophile Gautier, Prosper Mérimée, entre autres) avaient écrit des nouvelles avec un avantage pour Guy de Maupassant qui en avait produit plus de trois cents (toutefois à peine la moitié de la production du «stakhanoviste» Anton Tchékhov!).  


Baudelaire en donne une analyse fort judicieuse : “ La nouvelle, plus resserrée, plus condensée, jouit des bénéfices éternels de la contrainte: son effet est plus intense; et comme le temps consacré à la lecture d’une nouvelle est bien moindre que celui nécessaire à la digestion d’un roman, rien ne se perd de la totalité de l’effet ”.


Plus populaire dans la Littérature anglo-saxonne, connue sous le nom de «short story» car la longueur en est un des principaux critères (alors que la nouvelle dans la Littérature française repose plus sur la structure du récit), cette forme littéraire a été pour la première fois récompensée par un Prix Nobel de Littérature en la personne d’Alice Munro, “ la souveraine de l’art de la nouvelle contemporaine ” en 2013. (Est-ce une référence? D’aucuns me feront remarquer que trois ans plus tard, l’Académie suédoise a récompensé un chanteur!).


Ces dix nouvelles sont colorées d’une mélancolie lancinante, douce-amère et parfois grotesque (“ Tu as survécu aux communistes rien qu’en attendant. Tu as survécu à Dalila. Mon oncle, tu survivras au cancer ”), à travers l’impermanence des situations vécues et la fragilité des destins ballottés par la vie. Le tragique tournoie en permanence au-dessus des personnages. Puis un quelconque concours de circonstances  empêche les personnages "d’achever la ligne commencée". A la fin, il ne reste plus qu’un murmure d’impuissance…


Toutefois l’humour et la nonchalance couplés d’un léger détachement apportent de la fraîcheur aux récits.


La nouvelle Nique sa sœur en Afrique me rappelle cette anecdote racontée par Malraux dans ses Antimémoires :


« En 1934, rue du Vieux Colombier, Paul Valéry me parlait incidemment de Gide : Pourquoi, lui demandai-je, si vous êtes indifférent à son œuvre, mettez-vous si haut la Conversation avec un Allemand ? – ‘Qu’est-ce que c’est?’ – Je le lui rappelai. ‘Ah, oui! Ce doit être parce qu’il y a une réussite d’imparfait du subjonctif…’».  Pour Olaf, les Libanais en Afrique sont sans aucun doute la ‘réussite d’imparfait du subjonctif’.


Bougainvillées évoque un fantasme des années soixante-dix dans le milieu des étudiants étrangers en Europe : la belle Suédoise, longiligne blonde aux yeux bleus pour qui la sexualité est quelque chose de naturelle, sans contrainte, dont on peut en tirer les plaisirs sans lendemain et sans obligation. Fantasme consolidé par  le succès de David Hamilton avec ses photos de jeunes filles à la peau bien claire exposées de manière aérienne dans un flou artistique bien caractéristique de l’artiste. En plus David Hamilton anime ses photos avec son film Bilitis. Nous pouvons aisément imaginer la tension et l’excitation des personnages de Bougainvillées, jeunes du Tiers Monde vivant en Suède!


La fille de la couverture adhère d’une manière évidente à la structure de la nouvelle française avec une situation initiale, un élément perturbateur, des péripéties et une chute… funeste. Tuấn semblait être promis à une vie de grand bourgeois, comme ‘un long fleuve tranquille’: grande bourgeoisie saïgonnaise et études à Paris. Avec la chute du Sud Vietnam en 1975, il se retrouve au Texas, marié et propriétaire d’une station d’essence. A l’aune des nouveaux immigrants et des valeurs matérialistes américaines, Tuấn représente une réussite sociale. Toutefois le revers de cette pièce réside dans une misère intellectuelle et culturelle qui le transforme en un être complètement asocial et désaxé.


Chungking Mansions relève presque d’un reportage journalistique : reportage sur un minuscule îlot social de l’île de Hong Kong, îlot qui n’apparaît pas sur les cartes postales de Hong Kong. La nuit venue, ces personnages s’activent tels les ‘Little people’ de Murakami dans 1Q84, pas pour conspirer mais pour tirer des plans sur la comète, pour améliorer leur vie dans un futur proche, car ils sont en chair et os, abordables, avec un dessein existentiel légitime et un cœur.


Môn dans sa maison et La nuit de noces de Tonton nous donnent deux visions de vieillesse impuissante et du ‘dur désir d’exister’.


La ‘sorcellerie évocatrice’ du conteur Đỗ Kh. incorpore, entre autres, le méticuleux souci de la précision et du détail dans les descriptions des lieux, des objets et de scènes de vie quotidienne, une certaine quotidienneté des évènements, l’association et le collage des idées et images inattendues et parfois loufoques.


Je suis convaincu que les récits de Đỗ Kh. relèvent de ce qu’il a vu, entendu et vécu. Il nous fait voyager de par le monde comme dans un magazine de Condé Nast Traveler, avec en plus la Littérature ! Comme tout conteur, il partage ses expériences de voyage avec un brin d’humour, de nonchalance, de détachement et de nostalgie mélancolique.


J’ai vaguement le sentiment que l’intérêt porté par l’auteur à ses nouvelles et le plaisir qu’il y trouve définit son style dans ce recueil.  


Pour ses prochaines nouvelles, Đỗ Kh. profiterait peut-être, sans pour autant tomber dans ‘l’Art pour l’Art’, de ce vers de Théophile Gautier, qualifié par Baudelaire dans sa dédicace des Fleurs du mal de ‘’parfait magicien ès lettres françaises’’:


Sculpte, lime, cisèle

PHẠM Tùng Cương

Avril 2017
Holmdel, NJ
USA



Tập truyện ngắn Đỗ Khiêm

VỊ HÔN THÊ CỦA TRUNG UÝ T.

        


   Bàn về La Praxis du Dr.Yov, tôi từng viết “ Hai mươi hai chương sách là hai mươi hai mẩu chuyện được nối kết một cách logic bởi người thuật truyện Đỗ Kh. - kẻ biết vận dụng óc hoạt kê, sự phớt tỉnh và đôi khi chất đểu giả cùng vẻ ung dung bất cần rất tự nhiên với ít nhiều thi vị.


   Bởi thế tôi đã đón mừng tập truyện VỊ HÔN THÊ CỦA TRUNG ÚY T. với một niềm vui không che giấu. Vậy là Đỗ Kh. đã trở lại với các mối tình (văn chương) thời trai trẻ và cũng là môi trường thích hợp với ông. Theo tôi , ông thoải mái trong lĩnh vực này và hoan hay lạc đôi khi đã khoái chí tràn theo ngòi bút trong các truyện Bougainvillées / Hoa GiấyLa Fille de la Couverture / Cô Gái với cái chăn chẳng hạn. 


   Trong một bài viết gần đây, tác giả đã phát biểu : “ Phải thú nhận rằng tôi không phải là người viết tiểu thuyết. Tôi đã phạm tội sáng tác liên tiếp ba cuốn tiểu thuyết cho nhu cầu xuất bản ở Pháp – điều này đã làm tôi rất lúng túng.”


   Đúng vậy, truyện ngắn không phải là thể loại hoàng gia trong văn học Pháp cho dù thế kỷ 19 đã chứng kiến sự tiến triển đáng nói của nó. Các đại văn hào (Balzac, Flaubert, Stendhal, Théophile Gautier, Prosper Mérimée, …) đã viết nhiều truyện ngắn; và Guy de Maupassant đã chiếm ghế trên với hơn ba trăm truyện (tuy chưa bằng phân nửa sản lượng của ngòi bút “huân chương lao động” Anton Tchekhov).


   Baudelaire đã phân tích rất chí lý về thể loại này : “ Truyện ngắn, nén chặt và cô đọng hơn, hưởng được các lợi điểm muôn thuở của sự gò bó (contrainte). Hiệu quả nó cao độ hơn và tính toàn cục của hiệu quả không bị giảm mất vì thờỉ gian để đọc một truyện ngắn không là gì so với thời gian cần thiết để đọc một cuốn tiểu thuyết.” 


   Được ưa chuộng hơn trong văn học Anh ngữ dưới tên gọi short story vì độ ngắn dài là một trong các tiêu chuẩn quan trọng (trong khi truyện ngắn trong văn học Pháp tuỳ thuộc vào cấu trúc truyện nhiều hơn), thể loại văn học này đã chiếm được giải Nobel lần đầu năm 2013 nhờ nữ văn sĩ Alice Munro,  “bà hoàng của nghệ thuật truyện ngắn hôm nay”.  (Đây có phải là một tham chiếu ? Sẽ không thiếu người cho ta biết là ba năm sau hàn lâm viện Thụy Điển sẽ trao giải vào tay một ca sĩ!)


   Mười truyện ngắn này nhuốm đậm chất sầu muộn thê thiết, ngọt đắng và đôi lúc lố bệch,  ( “Chỉ cần chờ cho qua ngày tháng, bác đã sống sót qua thời cộng sản. Bác đã sống sót sau Dalila. Rồi bác cũng sẽ sống sót sau ung thư mà thôi.”) vì tính vô thường của những cảnh ngộ nghiệm sinh cũng như sự mong manh của các số kiếp trôi nổi theo dòng đời. Bi kịch luôn luôn cuộn xoáy trên đầu các nhân vật truyện. Rồi một tác động hoàn cảnh tình cờ nào đó khiến họ “không thể kết thúc đường nét ban đầu. ”  Cuối cùng chỉ còn tiếng thều thào bất lực.


   Tuy nhiên óc tiếu ngạo vô tư cộng thêm một thái độ hơi xa cách đã mang đến chất tươi mát cho tập truyện này.


 Truyện Đè em gái bên Phi Châu (Nique sa soeur en Afrique) nhắc tôi nhớ giai thoại Malraux kể lại trong Anti-Mémoires :

   “Năm 1934 trong cuộc gặp mặt tại đường Vieux Colombier, nhân thể Valéry có nói với tôi về Gide. Tôi hỏi ông: ‘’Nếu ông thờ ơ với tác phẩm của Gide, tại sao ông lại đề cao Conversation avec un Allemand (Trò chuyện với một người Đức) đến thế? “Anh nói cái gì?” Tôi bèn nhắc lại. “A, tôi nhớ rồi! Có thể bởi vì cách Gide đã sử dụng thành công thời imparfait du subjonctif …” Không còn phải nghi ngờ, đối với Olaf, dân Li băng ở Phi châu là  “một cách dùng imparfait du subjonctif thành công”.


   Hoa Giấy (Bougainvillées) gợi lại một ảo tưởng thời thập niên 1970 trong giới sinh viên du học châu Âu : người đẹp Thụy Điển tóc hung mắt xanh thân hình thon dài coi chuyện nhục dục là việc tự nhiên không gò bó mang đến cho ta các lạc thú vô tư bất cần ngày mai. Ảo tưởng này được củng cố với sự thành công của David Hamilton chụp hình các thiếu nữ có làn da trắng nuốt phơi bày một cách khinh thoát trong nghệ thuật chiếp ảnh mờ ảo đặc thù của nghệ sĩ này. Hơn nữa, David Hamilton còn cho các hình ảnh di động trong phim BILITIS của ông. Chúng ta có thể dễ dàng tưởng tượng sự phấn khích và độ căng của các nhân vật trong Hoa Giấy – đám thanh niên thế giới thứ Ba lạc qua đất nước Thụy Điển!


   Cô gái với cái chăn (La Fille de La Couverture) tuân thủ rõ ràng cấu trúc truyện ngắn Pháp với tình huống tiên khởi, một yếu tố đảo lộn, các tình tiết gay cấn và chung kết ....tang tóc. Tuấn với lối sống đại tư sản như “con sông dài bình lặng” hứa hẹn trước mặt là chàng sinh viên du học Paris gốc đại tư sản Sài gòn. Khi miền Nam Việt Nam mất năm 1975, ta gặp lại anh bên Texas, có vợ và làm chủ một cây xăng. Theo thước đo của dân mới nhập cư cùng các giá trị vật chất Hoa Kỳ, Tuấn tiêu biểu cho sự thành công xã hội. Tuy nhiên, mặt trái của truyện này nằm trong sự cùng quẫn trí tuệ và văn hóa đã biến anh ta thành một sinh vật phi-xã hội và mất phương hướng hoàn toàn.


   Truyện Các Biệt Thự Trùng Khánh (Chung King Mansions) rất gần với một bài báo phóng sự: phóng sự về một ốc đảo xã hội bé tí nằm trên đảo Hương Cảng – ốc đảo này không thấy xuất hiện trên các bưu ảnh Hong Kong. Khi đêm xuống, các nhân vật sinh hoạt tựa dân “Little People” trong truyện 1Q84 của Murakami, không phải để âm mưu chống phá mà để vẽ vời các dự án về sao chổi nhằm cải thiện cuộc sống trong một tương lai gần bởi vì họ là con người bằng xương bằng thịt dễ mến với một ý hướng hiện sinh chính đáng, và họ có một tấm lòng.


   Môn trong Nhà (Môn dans sa maison) và Đêm tân hôn của chú (La nuit de noces de tonton) cống hiến cho ta hai cách nhìn về tuổi già bất lực và dục vọng sinh tồn cường tráng. Chất “gợi tả ma thuật” của người kể Đ. Kh. bao gồm một phần quan tâm tỉ mỉ với sự chính xác khi miêu tả chi tiết các nơi chốn, đồ vật và hoạt cảnh mỗi ngày cộng thêm tính thường nhật của các biến cố, sự liên kết cắt dán mớ ý tưởng với hình ảnh bất ngờ và đôi khi hài hước.


   Tôi có xác tín là các truyện của Đ. Kh. bắt nguồn từ những gì ông đã nghe thấy và trải nghiệm. Ông đưa chúng ta du hành trên thế giới như tạp chí Condé Nast Traveler cộng thêm chất Văn Chương ! Cũng như mọi người kể chuyện, ông chia sẻ các kinh nghiệm đường xa của mình với ít nhiều trào phúng, vừa vô tư không can dự vừa tiếc nhớ muộn phiền.


   Tôi có cảm tưởng rằng mối quan tâm tác giả dành cho các truyện ngắn cũng như niềm vui ông tìm được từ đấy đã tạo nên phong cách của ông.


   Cho các truyện ngắn sắp tới, câu thơ của Théophile Gautier – người mà Baudelaire đã  phong làm “parfait magicien ès-lettres françaises ” khi đề tặng tập thơ Les Fleurs du Mal – có thể sẽ giúp ích cho ngòi bút Đ. Kh.


Sculpte, lime, cisele ! Khắc, dũa, chạm !


PHẠM TÙNG CƯƠNG

Holmdel, New Jersey
Tháng 4 2017

Bản dịch của CHÂN PHƯƠNG


Các thao tác trên Tài liệu

Các số đặc biệt
Các sự kiến sắp đến
VIETNAM, DEUX DOCUMENTAIRES sur France 2 et France 5 05/03/2024 - 01/06/2024 — France 2 et France 5
Repas solidaire du Comité de soutien à Tran To Nga 22/03/2024 - 26/04/2024 — Foyer Vietnam, 80 rue Monge, 75005 Paris, Métro Place Monge
Nouvel Obs, soirée Indochine, la colonisation oubliée 25/04/2024 18:30 - 22:00 — 67 av. Pierre Mendès France, 75013 Paris
France-Vietnam : un portail entre les cultures 17/05/2024 10:00 - 11:30 — via Zoom
CONFÉRENCE DÉBAT 24/05/2024 19:00 - 23:00 — la Médiathèque JP Melville (Paris 13e)
Ciné-club YDA: Bố già / Papa, pardon. 25/05/2024 16:00 - 18:15 — cinéma le Grand Action, 5 rue des Ecoles, 75005 Paris
Các sự kiện sắp đến...
Ủng hộ chúng tôi - Support Us
Kênh RSS
Giới thiệu Diễn Đàn Forum  

Để bạn đọc tiện theo dõi các tin mới, Diễn Đàn Forum cung cấp danh mục tin RSS :

www.diendan.org/DDF-cac-bai-moi/rss