Gặp
Krajan Plin
Đồi
núi Đà Lạt mùa
xuân ngày Tết sáng hồng lên với
hoa anh đào thấp thoáng trong nắng
tươi, đem đến cho tôi một thanh
thản mà nhiều năm trước đây,
khi từ nơi xa trở lại vùng cao nguyên
ấy, tôi đã thấy nó vuột
đi, dẫu có chút mơ hồ. Lần
này ngồi sau xe gắn máy chạy lên
Lang Bian tôi chợt có cảm giác là
buổi sáng đẹp đang hứa hẹn
một điều gì thú vị.
Sau cố tâm
tìm cho ra địa chỉ, chúng tôi
bốn người rong chơi đã đến
được căn nhà nằm khuất dưới
chân núi. Và Krajan Plin, người mà
chúng tôi chủ ý muốn gặp, đang
ngồi nơi chiếc bàn thấp giữa một
khuôn sân. Chung quanh anh bếp lò nồi
chảo đặt dưới đất nấu
ăn, trên giây cao treo dàn chiêng đồng
to nhỏ đủ cung bậc, mấy tua vải
màu của cây nêu ngày Tết hình
thánh giá lay lay trong gió. Đứng và
ngồi, những tượng gỗ đầy biểu
cảm đang cất tiếng gọi rừng hay
tay nắm âm dương miệng cười e
thẹn. Thú vị là thế.

Thích thêm
nữa khi Krajan Plin đưa cho xem tập thơ
của anh. Lật qua, bật cười trước
hình ảnh mộc mạc, ngộ nghĩnh như
trẻ nhỏ đồng dao :
Phiên chợ đã
tan
Người Mông
về bản
Vợ vẫn dắt
ngựa
Chồng nắm
lấy đuôi…
và
dí dỏm :
Em yêu …
em có dám
bỏ hết đàn trâu nhà mình
để cưới
anh về làm chồng?
Để một
mai
em dắt anh về
làm trâu
ở chuồng bên
ấy
nhưng
không thiếu chất lãng
mạn toả lan như ánh chiều ngả
trên đồi núi Tây nguyên :
Cây hoàng
lan ngây dại buồn tím hột
Chim c’rao hồn
buồn ngưng tiếng hót
Suối nguồn
róc rách chảy lặng lẽ
Đàn trâu
cúi gặm cỏ ngẩng đầu nghe…
Rồi
thích thú ấy đậm
đà hơn với cái vị mới nuốt
vào thấy đắng và cay nhưng sau
đọng lại thì thơm và ngọt
của bát canh cà đắng nấu cá
suối được gia đình anh bầy ra
trong bữa cơm, cùng hương nồng một
thứ rượu lá mà Krajan Plin khoe đã
hái trong rừng về, tự chế. Nắng
trưa loá gắt trên sân, nhưng anh
không ngừng kể chuyện
tây chuyện đông,
người kinh người K’ho, các câu
chuyện về phong tục và văn hoá
Tây nguyên mà Krajan Plin cho rằng để
tồn tại, dân tộc anh trước nhất
phải biết giữ gìn, đừng để
chúng mất đi, cuốn theo biến hoá
chóng mặt của đời sống.
Mai
Ninh
|