Bạn đang ở: Trang chủ / Sáng tác / Trên con đường miên man chiến tranh

Trên con đường miên man chiến tranh

- Dạ Ngân — published 20/12/2017 16:55, cập nhật lần cuối 20/12/2017 23:56
bài phát biểu tại Hàn Quốc, tháng 12.2017

Trên con đường miên man chiến tranh


Dạ Ngân


Một đứa bé bốn tuổi đã buộc phải nhớ những thứ không dành cho tuổi ấu thơ của nó. Đứa bé ấy vào năm 1956 ghi nhớ dữ kiện khiến một gia đình bước vào “ khúc quanh lịch sử ! ”. Ấy là khi người cha của đứa bé đi tù, một người theo Việt Minh giành độc lập cho đất nước khỏi ách thuộc địa.

Là con trai duy nhất của ông bà nội, người cha mãi năm 1946 mới rời gia đình theo tiếng gọi “ Toàn quốc kháng chiến ” của Hồ Chí Minh. Từ đó đến khi Việt Nam bị chia cắt, ông đã có thêm bốn đứa con nữa mà cô bé là đứa áp út. Ông không đi tập kết ra Bắc như hầu hết bạn bè trang lứa, ông không thể bỏ mặc cha mẹ già và một bầy con thơ. Bằng danh dự người yêu nước, ông tiếp tục kháng chiến chống Ngô Đình Diệm và thành tù nhân chính trị 20 năm khổ sai Côn Đảo.

Chiến tranh không xa lạ gì cả. Chiến tranh tệ hại thay, như là đặc sản của đất nước bé nhỏ này. Chống lại một siêu cường và những đồng minh giàu có, sự hủy diệt của cuộc chiến nằm ngoài sức tưởng tượng của con người. Ở cái nhân của nó, cái vòng xoáy nhỏ nhất bên trong nó, cô bé nhận thấy sự can cường như phẩm chất hàng đầu ở những con người nông dân thuần túy như ông bà nội, như má của mình, như cô ruột của mình và rất đông ông bà già, đàn bà và trẻ nhỏ của xóm ấp. Là gia đình Việt Cộng, các thành viên thường bị lùa khỏi ruộng vườn để sống cảnh ấp chiến lược. Linh cảm cho biết, hành xử như vậy là chiến cuộc sẽ kéo dài. Thắc mắc mà không có câu trả lời : Mới thời Việt Minh mọi người cùng nhau, bỗng dưng người Mỹ xuất hiện và hình thành chiến tuyến dữ dội, vì sao ?

Khi cô bé mười tuổi, nguồn tin từ nhà tù Côn Đảo loan về, người tù cứng đầu đã chết trong xà lim cấm cố. Sáu tháng sau ông nội quỵ hẳn, qua đời. Tàn phế cả một gia đình. Sự hiện hữu của chiến tranh đã man rợ hơn lên. Bom đạn nhiều không kể xiết. Những cuộc càn quét đối phương gọi là tiễu trừ Việt Cộng. Người chết, nhà cháy, vườn tược bình địa. Chiến tranh ngấm vào khe hở mỗi ngày giữa những người đàn bà, toàn đàn bà và con nít vật vã. Người anh trai duy nhất của cô bé đang học chữ ở thị trấn, tức là ở trong vùng của đối phương kiểm soát bị gọi về để gửi đi U Minh kháng chiến. Có lẽ cô bé đã xác tín văn chương cho mình từ những ngày thôi thúc ấy, không có con đường thứ hai.

Nhiều vô kể những cái chết. Nhưng sống sót mới khổ, bởi cảm giác phập phồng không biết chết như thế nào, chết vì sát thương, hay chết đuối, chết cháy, chết giẫm phải mìn của chính quân mình, chết vì rắn độc hay chết vì bị đối phương bắt, tra khảo và tù đày ? Dần quen, một thói quen kiêu hãnh, không quan tâm tới cái chết nữa, để sống. Cô nhà báo trẻ ngộ dần, như một ca khúc của Trịnh Công Sơn từ Sài Gòn truyền tai vào bên trong người kháng chiến “ Một ngàn năm đô hộ giặc Tàu / Một trăm năm đô hộ giặc Tây / Hai mươi năm nội chiến từng ngày / Gia tài của mẹ để lại cho con / Gia tài của mẹ một nước Việt buồn ” Đúng, luôn luôn là một nước Việt buồn dù cuối cùng, vài triệu người đã chết cho kết thúc.

Năm 1975 ấy, vui chẳng tày gang mà lại buồn tan nát, dài lâu. Bởi vì chỉ nhà mình thôi mà đã có tới ba người chết, cha và chồng của chị cả và em út. Cả hai phía đều có người không trở về. Góa bụa dày đặc xóm làng. Niềm riêng từng nhà nhưng nỗi đau thì chung, nước mắt không có màu, nước mắt giống nhau, như nhau. Chưa kịp ngấm đòn hậu chiến tan hoang lòng người thì đã lại là Cuộc chiến thứ ba với Trung Quốc ở phía Bắc và với Pol Pot ở phía Tây Nam. Mười năm tổng lực cho viễn chinh quét dọn, cho người mà cũng để cho mình. Năm 1989, tiếng súng mới ngưng và sau đó là nỗi đau mới. Vậy là gần một thế kỷ. Có nơi nào trên thế giới dằng dặc chiến tranh như mảnh đất bé tí này không ?

Chúng tôi đã bị thế giới bỏ lại rất xa phía sau trên bản đồ văn minh nhân loại. Cay đắng, nhà văn là những người nghĩ ngợi nhiều nên càng thấy cay đắng. Thế giới thanh toán chế độ thuộc địa nhưng thế giới còn nguyên những nước lớn xem nước nhỏ như những con cờ. Và nhà văn Việt Nam thì bị chiến tranh ám ảnh, nói cách khác, nó cầm tù chúng tôi mà chúng tôi không thấy cần phải vùng lên giải phóng. Làm sao thay máu được chính mình, làm sao thay toàn bộ tế bào của cơ thể mình khi thai giáo là âm thanh súng đạn, mở mắt ra đã hít thở khói súng và, chuyện thắng thua, hận thù đã nuôi sống chúng tôi. Không thể nào, và các bạn đã biết những nhà văn thế hệ tôi, Bảo Ninh, Lê Minh Khuê, Văn Lê, những ai đó nữa và bây giờ, là tôi không thể nào buông bỏ ký ức có một cái tên dễ sợ : Chiến Tranh !

Có đến ba sợi dây trói mà tôi vật lộn với chúng một cách giận dữ nhưng cũng không kém mê say. Sợi dây truyền thống Khổng giáo đặt phụ nữ ở vị trí thứ yếu trong xã hội. Sợi dây ý thức hệ chống lại khát vọng tự do và sáng tạo cá nhân. Sợi dây ký ức toàn những hình ảnh đau thương ghê rợn từ chiến cuộc. Ba sợi dây ấy thít lấy, để lại những vết hằn mà khi viết thì nhà văn thấy mình giãy giụa như tù nhân để nhận lấy thương tích. Hệ thống kiểm duyệt tinh vi và bản thân người viết tự kiểm duyệt để được xuất bản. Các nhà văn dấn thân cho hiện thực đều không được ghi nhận dễ dàng. 25 năm sau từ khi bắt đầu viết văn tôi mới thấy khoan thai với cái giá phải trả nếu cần với cuốn tiểu thuyết quan trọng của đời văn : Gia Đình Bé Mọn. May sao thời thế đã nhúc nhích một chút, nó đã đươc in 5 lần, nhận 2 giải thưởng văn chương và đã được dịch sang tiếng Anh (An Insignificant Family) in ở Mỹ và sau đó dịch ra tiếng Pháp in ở Paris.

20 đầu sách, hàng trăm truyện ngắn, 5 tiểu thuyết và truyện dài, đối tượng miêu tả luôn là số phận người phụ nữ gắn với chiến tranh và hậu chiến. Tôi thuộc về chiến tranh mất rồi, tôi vẫn ở trong vòng xoáy của nó, lò lửa địa ngục của nó. Vì vậy mà tôi rất nhạy cảm với chia cắt, hai miền và cảnh những người Nam – Bắc Triều Tiên khóc trong tay nhau khi được sum họp. Tôi không chịu nổi những cảnh như vậy.

Nhưng con người vẫn không khôn lên. Thế kỷ 21 này vẫn là thế kỷ của chiến tranh và tệ hơn, nguy cơ hủy diệt cao hơn. Những nước lớn vẫn đặt nước nhỏ lên bàn cờ của họ. Lạy trời cho thế chiến thứ ba vẫn nằm trong sự kém cỏi của các nhà tiên tri. Lạy trời cho các bạn thống nhất hai miền mà không phải tốn máu xương. Lạy trời cho mọi quốc gia đều được bình đẳng trong khát vọng yên bình và thịnh vượng.

Dạ Ngân


(bài phát biểu tài Hàn Quốc, tháng 12.2017)




A Life of War

Phạm Minh Khánh Duy chuyển ngữ *


A 4-year-old girl was made to remember inappropriate memories of her childhood. In 1956, that girl saw her family “unavoidable breaking point” when her father – a Viet Minh’s soldier battling for his nation’s independence out of domination – was put into jail.

The father – the only son of his parents – left his family for Ho Chi Minh’s appeal “The National Resistance”. From the moment he left until Vietnam was divided, he had another 4 daughters and the girl was his penultimate child. He didn’t assemble himself to the North like most of his friends did since he couldn’t abandon his aging parents and lovely children. With honour of a true patriot, he participated in the resistance force against Ngo Dinh Diem. He then got caught and was sentenced 20 years as a political prisoner served in Con Dao island.

For this little country, war is somehow a familiar speciality. War against a powerful country with affluent allies by its side resulted in an unimaginable destruction. From the bottom of her soul, she found the bravery as a priority virtue of the peasants like her grandparents, her mom, her aunt and a lot more old people, women and children in the villages and hamlets. Her Viet Cong family was usually forced to leave their farming life to go live in a strategic hamlet. She had a feeling that such act would only lengthen the war. She questioned herself something that could not be answered at the time: “Why were people united in the Viet Minh time but when the Americans appeared, we were all formed into different aggressive battle lines?”

When she was 10, the Con Dao island’s source announced the death of the stubborn prisoner being held incommunicado. Six months later, a stroke hit grandpa and drove him to the next life. The family was in a mess. The existence of war added fuel to the flames. Uncountable bombs and bullets. The enemy raided to destroy the Viet Cong. People died, houses burned, fields razed. War had permeated through the miserable women and children. Her only elder brother was studying base knowledge in the town,where the enemy had controlled over, and was called to help the resistance war in U Minh. From those difficult days, she recognized that litterature was a combination of patriotism and her heart, her mind, her body. In other words, it was an unique army which was undefeatable, even by the strongest enemy.

Countless bodies. But living was even worse beacause of the unknown “when and how death would be?”. Would we die from a fatal wound, drowning, burning, stepping on our army’s mines, poisonous snakes or enemy’s torture? Gradually, death became a pride. Nobody cared about death anymore in order to keep at living. The young newswoman realized, like Trinh Cong Son’s song whispering to the resistance soldiers in Sai Gon, that “A thousand year of Chinese domination, a hundred year ruled by the West, two decades of civil war. That is, my children, my legacy that I left for you. A legacy of a sad Vietnam”. It is true until now, it had always been a sad Vietnam for millions of lives were killed for the end.

1975 was no glory. The happiness wasn’t worth it but the pain was long. 3 deaths in her family: the father, the eldest and youngest sister’s husbands. There were unreturning people in both sides. Widowhood and widowerhood were everywhere. Emotions differed between houses but the pain was common. Tears only have one color, tears are similar for everyone. Not long after the devastated postwar, the third war with China in the North and Pol Pot in the South West came. The next 10 years of total expeditionary force to take out the enemies once and for all. 1989, the sound of gun finally stopped and a new pain killed people’s hearts again. It is almost a century. Is there any other place in this world that would have as many wars as this tiny land has been through?

We are left far away from the world’s civilisation. What is even bitter is that the more writers think, the more painful they feel. The history of the world has witnessed the collapse of colony but still it remains big countries considering small countries as chess pieces. And Vietnamese writers are haunted with war. In different words, war imprisons us and we don’t feel like revolting for independence. How to change myself when I used to wake up hearing bombs and guns, breathing in gunsmoke? Win or lose, vengeance… fed us. As you have also known other writers of my generation such as Bao Ninh, Le Minh Khue, Van Le… no way can we forget that frightening name: WAR!

I have lived and fought with 3 chains angrily but also passionately. The first is the traditional Confucianism’s chain which puts women in the least important role in society. The next is the ideological chain against free will and personal creativity. The last is the chain of sad memory full of hurtful and bloodcurdling impacts of the war.These three chains tighten and leave traces which make writers struggle like prisoners to receive damages when writing. The censorship system is well-operated and writers check their books themselves so as to be able to have them published. Writers who focus on the reality material are not easily recognised. 25 years after I first started to write, I then can feel deliberate about the possible unpleasant price with my career’s important novel An Insignificant Family. Fortunately, time has changed a bit. My novel has been reprinted 5 times, received 2 Litterature Awards and has also been translated in English printed in the USA and then translated in French printed in Paris.

20 books, hundreds of short stories, 5 novels and long stories, all of them all concentrate on describing the women’s destiny in war and postwar. I have long belonged to war. I am still in its orbit, its burning hell. That is practically why I am very sensitive with your region division and the heartbreaking situation where the North and South Koreans hug and cry when together. I just cannot stand these scenes.

But people are no smarter. The 21th century is still a century of war and even worse, the possibility of complete devastation is higher than ever. Big nations still place small countries on their chessboard. I pray all the Gods that World War III is only a bad false mistake of the prophets. I pray all the Gods that you will unite both regions without having to waste a bullet. I pray all the Gods that all nations are equal in peace and prosperity aspiration.


* Cháu ngoại Khánh Duy học trường Quốc tế từ nhỏ, tiếng Anh tốt.
Cháu hiện là sinh viên năm thứ 3 khoa Pháp – Đại học Sư phạm TP HCM.

Khi in trong tạp Asia ở Hàn Quốc, bạn đề nghị tôi cắt bớt vài đoạn,
vì mỗi bài phát biểu của các nhà văn không được quá 2 trang A4.

NGUỒN : https://www.facebook.com/ngan.da.77/posts/382800942175495


Các thao tác trên Tài liệu

Các số đặc biệt
Các sự kiến sắp đến
VIETNAM, DEUX DOCUMENTAIRES sur France 2 et France 5 05/03/2024 - 01/06/2024 — France 2 et France 5
Repas solidaire du Comité de soutien à Tran To Nga 22/03/2024 - 26/04/2024 — Foyer Vietnam, 80 rue Monge, 75005 Paris, Métro Place Monge
Nouvel Obs, soirée Indochine, la colonisation oubliée 25/04/2024 18:30 - 22:00 — 67 av. Pierre Mendès France, 75013 Paris
France-Vietnam : un portail entre les cultures 17/05/2024 10:00 - 11:30 — via Zoom
Ciné-club YDA: Bố già / Papa, pardon. 25/05/2024 16:00 - 18:15 — cinéma le Grand Action, 5 rue des Ecoles, 75005 Paris
Các sự kiện sắp đến...
Ủng hộ chúng tôi - Support Us
Kênh RSS
Giới thiệu Diễn Đàn Forum  

Để bạn đọc tiện theo dõi các tin mới, Diễn Đàn Forum cung cấp danh mục tin RSS :

www.diendan.org/DDF-cac-bai-moi/rss