Cổ tích của đất - phần cuối
Nguyễn Thanh Hiện
|
thì cũng chửa bằng một tiếng tơ lòngCó người hỏi hoá nhi là ai Tôi nói đấy là một đứa bé thích những trò chơi làm nát lòng con ve sầu trên cây thong dong Lại hỏi về cây thong dong Thưa Có bao giờ thấy mặt trời mặt trăng vội vã đâu Nếu là biển thì sáng tinh mơ mặt trời trườn đi ở trên nước Nếu là bầu trời đêm có nhiều mây thì mặt trăng ẩn hiện ở trong mây Cái cách như thế của mặt trời mặt trăng thì gọi là thong dong Nhưng cây trên rừng thì khác với mặt trời mặt trăng Sao lại khác Lúc bấy giờ thì tôi nói hoá nhi là một đứa bé thích thứ trò chơi làm cho cây trên rừng trổ bông nghe mùi hương lũ ong kéo đến hút mật xong thì bay đi nói hút mật nhưng là để làm cuộc truyền sinh mùa xuân thì trổ hoa sang hạ thì lũ ong kéo đến bước qua thu là có quả… như thế chẳng phải là thong dong hay sao Lại hỏi hoá nhi là ai mà con người có thể vừa ngợi ca vừa nguyền rủa Tôi lại phải viện đến sự lặng lẽ Có góp lại hết thảy những gì dưới gầm trời này từ tiếng rỉ rả của lũ côn trùng cho đến tiếng rền của núi thì cũng chửa bằng một tiếng tơ lòng Thì chẳng phải đất trời này cũng bắt đầu từ một tiếng tơ lòng lặng lẽ mà sắp bày một thuở có và không làm nên cuộc giao hoan từ đấy chảy về dòng càn khôn lặng lẽ Có ca ngợi hay nguyền rủa thì trời có nói gì đâu Đất có nói gì đâu |
một cuộc ưu tư dai dẳngcon người là cuộc ưu tư dai dẳng ưu tư sống và ưu tư ngoài sống cuối cùng đất cũng nhìn thấy |
LỜI BẠT
tôi giả định một
châu thổ
của nghĩ ngợi
hay triết học của đất
giã,
tháng 3/2014
tháng
7/2014
Nguyễn Thanh Hiện
Đọc toàn bộ trường ca
Các thao tác trên Tài liệu