Hai
Mươi Mốt,
Và
Tôi Cũng Đã Có Lần Trở Lại
Khu Vườn Cũ Của Em,
hãy
chia cho tôi nỗi khổ của em
như
tôi đã chia cho em nỗi nhớ,
như
vẫn còn nguyên cả
tôi
đã trở lại khu vườn cũ của
em thử tìm lại âm vang ngày ấy
nhưng
nếu chỉ có thế thôi
nếu
chỉ có tiếng ve trên hàng keo
và
tiếng sóng vỗ
những
hàng chữ nơi cổng vườn dấu
hiệu của tham muốn một thời vẫn
nhìn tôi như người ngoại cuộc
không
tôi
nhất quyết rằng chẳng phải chỉ có
thế
con
ve nào nơi hàng keo vẫn chẳng tiếc
lời trong bản giao hưởng chuyển mùa
và
tiếng sóng đang da diết vỗ
tất
cả như chẳng tiếc lời
chỉ
trừ người giữ vườn
vẫn
ánh mắt ấy
vẫn
còn nguyên những ngôn từ khắt
khe của một thời những qui ước tầm
thường ngự trị
em
biết không
lúc
bấy giờ là đương ngã xế
tôi
đưa tay gạt đi lớp bụi mờ
bóng
cây phượng già nơi tôi đang
đứng chợt rung rinh
một
dáng đi
không
cũng
chẳng phải ánh mắt cũng chẳng
phải nụ cười
chẳng
phải là gì cả
giữa
tiếng biển gào và giọng hát
quen thân của bầy ve tháng bảy
tôi
đã nhận ra
cũng
chẳng phải là nhận ra
em
biết không
sau
lớp bụi mờ tôi vừa xua tan đó
là
em,
và
cũng từ đó là tôi hay nhìn
thấy những chuyến đi cùng em
những
chuyến đi trong mơ
những
giấc mơ vẫn diễn ra trong dòng suy nghĩ
của tôi,
Phụ
Lục,
Những
Giấc Mơ Giữa Ngày,
có
tháng chạp mưa rừng ướt áo
tôi
chờ em
mây
núi phủ ngang vai
có
tháng sáu gió lào buốt mặt
tôi
tiễn em
nghe
nắng đốt trong tim
nhưng
đã lỡ làm thân cát bụi
mỗi
tình em
nước
mắt thành sông,
[
miền cổ tích
]
lũ
các người hãy cứ việc
đi
tìm những thứ chẳng bao giờ có
LỜI
CỦA CÁC VỊ THẦN NÚI NUNG,
Đây
là làng ven sông. Mình hẹn gặp
nhau ở làng ven sông, anh quên rồi
sao? Đây là làng của người.
Từ đây đến đầu nguồn của
sông còn xa. Em phải đi cùng anh. Ta
phải cùng đi mới đến được
đầu nguồn của sông.
Không
biết là nàng từ trong ý nghĩ
của ta bước ra. Hay là từ dưới
sông bước lên. Ta thấy là nàng
từ dưới sông bước lên. Và
chào ta. Mừng rỡ. Như là vừa đi
đâu đấy. Và gặp lại. Ta nói
là ta có nhớ. Làm sao quên được.
Ta nói. Và cứ thấy là mình có
hẹn với nàng thật.
Từ
đây đến đầu nguồn của
sông còn rất xa. Anh phải đi cùng
em. Lúc cha em còn sống ông có nói
là phải đến đầu nguồn sông
mới tìm lại được những gì
đã mất. Mà anh đã nói với
em là anh cũng phải đến đó
để tìm lại những gì đã
mất.
Phải.
Ta nhớ là ta đã nói với nàng
như thế. Rằng ta cũng phải đến
đó để tìm lại những gì
đã mất. Hồi cha ta còn sống ông
cũng nói rằng ta phải đến đó.
Nguồn của con sông là nguồn tất
cả. Ông nói. Dòng họ nhà ta
thuộc tộc người đa số. Nhưng
dẫu có đông mấy thì cũng
phải chết dần mòn trong nỗi đau
mất mát. Con phải đến đó để
tìm lại những gì dòng họ nhà
ta đã bị đánh mất. Cha ta nói.
Ông nói trong cơn hấp hối. Buổi
chiều cha ta hấp hối thì ruộng đồng
làng ta cũng đang hấp hối. Có thể
ăn cỏ để sống qua ngày được
không. Cha ta hỏi. Đã sắp ngửa
hai bàn tay trắng ra đi mà cha ta vẫn
cứ thấy luyến tiếc cái mặt đất
đầy thương tích. Mặt đất
thì đầy thương tích mà con
người trên mặt đất thì bơ
phờ như tàu chuối sau hè sau bão
tố. Nhà ông nó hãy yên lòng
nhắm mắt ra đi. Mẹ ta nói. Và bà
vội nhắm hai mắt lại như thể để
khỏi nhìn thấy sự gầy guộc sắp
vĩnh viễn thôi tồn tại. Nhưng ta
biết làm sao cha ta yên lòng được
vì con người sắp ăn cỏ, làm
sao yên lòng khi những con người chất
phác đang bước theo bước chân
trâu trên ruộng bỗng hóa ra kẻ
ăn nói ngược ngỗ, bề trên,
bỗng hóa ra kẻ khác, bỗng nói
ra những lời xấc xáo, thần thánh,
khiến ruộng đồng điên đảo.
Con hãy đến đó, đến đầu
nguồn của sông. Lời cuối cha ta nói
ra khi ruộng đồng làng ta không còn
đủ sức đem lại cơm áo cho con
người.
Thì
chẳng phải anh đã nói với em
rằng anh cũng mất mát như em hay sao.
Anh nói là cha anh cũng không còn.
Thì chẳng phải em cũng thuộc tộc
người đa số như anh, và dòng
họ nhà em cũng chết dần mòn
trong nỗi đau mất mát hay sao. Cái
buổi chiều cha em ra đi thì những người
thân nhà em cứ gào lên, rằng kẻ
ra đi là có thể sẽ yên ổn
hơn những người ở lại, kẻ ra
đi là sẽ mãi mãi chẳng còn
nghe thấy những lời lẽ nửa điên
khùng nửa thần thánh của kẻ
trông coi cơm áo những người còn
sống, chẳng còn nghe thấy cái giọng
ngả ngớn, ngu ngốc suốt sáng suốt
chiều, ngu ngốc ngả ngớn mà cứ
làm như thông thái, dạy đời,
chẳng còn nghe thấy cái giọng nịnh
nọt, hèn đớn của đám quan
thu thuế của triều đình đang ngày
đêm cúc cung tận tụy, những người
thân của nhà em là cứ gào lên,
họ cứ gào lên là mình đang
mất hết tất cả.
Không
biết là nàng từ trong ý nghĩ
của ta bước ra. Hay là từ dưới
sông bước lên. Ta thấy là nàng
cho thuyền ghé vào mép nước.
Rồi bước lên bờ. Khi đến làng
ấy thì ngựa của ta bỗng dừng
lại. Và nàng thì từ dưới
thuyền bước lên bờ. Để gặp
ta. Đang vào thu. Cứ nghe như có thứ
tiếng động mơ hồ nào đó
đang nhẹ nhàng gõ lên ký ức
của ta. Êm ái. Xa xăm. Đã từng
gặp em ở đâu đấy sao? Tra hỏi
như thể để đền bù những
nỗi đau mất mát. Và ta bỗng nhận
ra rằng mình đã gặp nàng từ
rất lâu. Rất lâu. Chúng ta yêu
nhau trong nỗi đau mất mát. Ta nói. Và
nàng thì cứ nhìn ta. Em đã chờ
anh suốt mấy ngày qua. Nàng nói.
Nhưng
giờ thì em đã có anh. Giờ thì
anh và em cùng đi tìm những gì
đã mất. Là đang mùa thu. Mùa
của những mất mát. Nhưng không
sao. Vì chúng ta đã gặp lại
nhau.
Thì
bấy giờ ta vẫn nghĩ là ta đã
quen nàng từ rất lâu. Giờ, anh và
em đã gặp nhau, tốt rồi. Ta nói.
Chúng ta yêu nhau trong nỗi đau mất
mát. Nàng nói. Và mùa thu như
thể đang ngừng lại để chiêm
ngưỡng cuộc tình có vẻ tiền
định giữa ta và nàng. Sắc vàng
của lá trên các vòm cây hai
bên bờ con sông là như thể đang
chuyển lại thứ màu sắc của thuở
ban đầu. Anh có nhầm không em? Ta hỏi.
Không nhầm đâu. Nàng khẽ đáp.
Và từ nơi ngôi làng ven sông như
lúc ẩn lúc hiện vang lên những
tiếng thét như đang có ai đó
áp bức ai đó. Chẳng làm gì
được ta đâu. Nàng nói. Và
ôm chặt lấy ta. Ta nghe thấy như đang
chảy bồng bềnh một dòng sông
khác. Dòng sông ước mơ. Ngàn
năm ước mơ. Trăm năm ước
mơ. Một ngày ước mơ. Lấm tấm
mưa trên con nước bồng bềnh trần
thế. Bồng bềnh khúc tự tình mùa
thu. Đấy là dòng sông vĩnh hằng
em à. Ta nói. Dạ, là dòng sông
vĩnh hằng. Nàng nhắc lại lời ta.
Và từ ngôi làng ven sông người
ta khiêng ra nơi bờ sông một người
đang bị trói chặt. Chẳng biết là
người của bộ tộc nào trói
người của bộ tộc nào. Cũng
chẳng biết là người của vua đất
nước nào trói người của đất
nước nào.
Không
sao đâu anh. Mấy ngày nay chờ anh trên
dòng sông này em vẫn thường thấy
bọn họ làm như thế. Là bọn
họ vẫn ăn nhau như thế
Con
ngựa của ta cứ nhảy chòm lên. Và
rống lên. Còn bọn họ thì cứ
lặng lẽ làm công việc của mình.
Những người không bị trói là
dùng búa để bửa đầu người
bị trói. Để coi nó có còn
đầu óc chống lại vua. Những người
không bị trói vừa bửa đầu
người bị trói ra nhiều mảnh, vừa
nói, vẻ khiên cưỡng, như thể
là bọn họ đang phải nhắc lại
những lời ai đó buộc họ phải
nhắc lại.
Hay
là anh hãy xuống thuyền đi cùng
em. Đi trên bờ nhiều phiền toái
lắm. Cứ để cho ngựa đi một
mình ở trên bờ. Còn anh và em
thì đi bằng thuyền. Họ đã
chẳng thèm ăn chúng ta, thì cũng
chẳng thèm ăn ngựa của anh đâu.
Nhưng
chẳng phải như nàng nói. Lũ cá
trên sông là đã gây phiền
toái. Trong lúc nàng cất tiếng hát
để lấy đà chèo thuyền đi,
lũ cá đã tập hợp lại thành
một dải dày đặc ở trên
sông. Mấy ngày nay chờ anh, em vẫn hát
như thế, em hát, và lũ chúng thì
lắng nghe. Nàng nói. Thì lòng ganh
tỵ của lũ cá cũng chẳng kém
con người, không cho em chèo thuyền đi
là vì lũ chúng trông thấy có
anh ở bên em. Ta nói. Và nàng đành
để cho ta trở lên bờ. Phải đến
đó cho bằng được, nghe anh, đến
đầu nguồn của sông. Nàng căn
dặn. Vẻ tha thiết. Và hôn lên
vầng trán của ta. Ta đã yên vị
nơi yên cương, nhưng con ngựa của
ta cứ chòm lên như thể là không
chịu đựng được mùi máu
người đang chảy lan khắp bờ sông.
Và
dưới dòng sông, em vừa chèo
thuyền, vừa ngửa mặt về phía
tôi, hát
Sao
chúng ta lại nhận ra nhau giữa trần
gian muôn nẻo
Hãy
cùng em đi về phía ấy
Phía
đầu nguồn của sông
Trôi
lên trời một khúc sử,
[
vẫn
ẩn ức một miền cổ tích
]
sao
các dòng sông vẫn cứ chảy hoài
như thế
LỜI
THỞ THAN CHÂN TÌNH CỦA LŨ RONG RÊU,
Và
giờ đây trong tâm tưởng tôi
cứ thấp thoáng một dòng sông.
Con nước đầu nguồn. Và cuộc
tìm kiếm gian truân. Khi tôi và em
hẹn gặp nhau ở con nước đầu
nguồn thì mặt đất vẫn còn
bao nhiêu bất trắc. Con đường dẫn
đến đầu nguồn của sông mỗi
lúc một tách xa dòng sông. Lúc
đầu còn nghe thấy tiếng hát của
em. Chỉ nghe hát cũng hình dung được
em một thân một mình bơi thuyền
trên sông nước. Có một người
con gái đang ngược dòng sông định
mệnh đi tìm cái có thể. Cháy
bỏng niềm khao khát. Lúc đầu còn
nghe thấy tiếng hát như rút ruột
gan của em. Nhưng sau đấy thì tôi
chỉ còn nghe tiếng lũ chim đi trốn
đông lạc trong tiếng gió gào.
Bấy giờ là đang vào đông.
Gió từ phía thượng nguồn thổi
lại, giá buốt. Tôi thì lo cho em mỗi
mình ở trên sông nước. Còn
con ngựa của tôi thì có vẻ như
chán ngán với con đường trước
mặt. Như đang đếm từng bước
chân mệt mỏi. Con đường dẫn
về đầu nguồn của sông mỗi
lúc một khó khăn hơn. Hết lên
dốc. Lại xuống dốc. Và những
làng xóm dị thường. Ở ngôi
làng ấy có vẻ như đang có
lễ hội gì đó. Từ xa nhìn
thấy cảnh người nhốn nháo ra vào.
Nhưng lúc đến nơi mới biết
chẳng phải là lễ hội. Người
ta đang in sách của vua. Không phải in
bằng mực, mà là bằng máu người
làng. Sách, lớp còn đang in dang dở,
lớp đã xong, đang đem phân phát
cho người làng. Tôi và con ngựa
của tôi chẳng phải cư dân của
làng, nhưng để tỏ lòng trung
thành với vua, tôi cũng phải làm
công việc chở sách của vua đi
phân phát cho người làng. Cứ
theo sách của vua mà làm ăn. Sách
nói. Cuối cùng thì cả tôi lẫn
ngựa đều bê bết máu người.
Ở ngôi làng kế đó thì lũ
trẻ nhỏ đang tự trói tay lại mà
hát. Trói bằng những sợi dây mà
lũ chúng nói với tôi là những
người lớn đi lấy trên dãy
núi trước làng. Thấy chúng vất
vả trong việc tự trói tay, tôi toan
trói giúp cho lũ chúng. Nhưng chúng
bảo là không được. Ở làng
này trẻ nhỏ phải tự trói tay
trước khi ca hát, người lớn phải
tự trói tay trước khi đi ngủ và
đi cày. Lũ chúng nói. Và bắt
đầu hát bài hát ngợi ca vua. Lũ
con dân sống được là nhờ có
vua.
Chúng cứ gân cổ lên mà hát.
Như thế là thế nào. Tôi đi
hỏi thử một ông cụ, cũng đang
tự trói tay ngồi trông coi nhà cửa.
Khi con người ta đã mất hết tự
do là thế. Ông cụ bảo. Tôi nói
mất tự do thì mất, việc gì phải
tự trói tay. Khi anh bị tước mất
hết tự do thì anh sẽ hiểu. Ông
cụ bảo. Đêm, tôi ngủ lại nhà
ông cụ ấy. Vào khoảng nửa khuya,
con ngựa của tôi cứ nhảy lồng
lên, còn tôi thì cứ thấy bức
rứt, đứng ngồi không yên. Tôi
nghĩ do nhớ em, ngủ không được.
Nhưng ông cụ bảo là phải tự
trói tay chân đi thôi. Tôi đi trói
chân ngựa. Rồi tự trói tay chân
mình. Nhưng cũng chẳng thể ngủ
được. Chờ sáng ra tôi mới
tháo chân cho ngựa, và tháo tay cho
mình, rồi từ giã ông cụ, ra đi.
Người đưa thư mang thư em đến
giữa lúc tôi đang chìm đắm
trong những suy nghĩ về việc bị tước
mất tự do. Của một người con gái
đang đi thuyền trên sông. Người
đưa thư bảo. Em
phải ghé vào trạm chuyển thư ở
trên bờ để viết thư cho anh.
Bằng
giá nào anh cũng phải đến được
đầu nguồn của sông. Ở đó
anh và em sẽ nhìn thấy cái có
thể. Một tình yêu vĩnh hằng trong
một thế giới vĩnh hằng.
Chưa kịp viết hồi âm cho em, người
đưa thư đã quất ngựa lên
đường, nên tôi chỉ còn biết
vói theo ông ta, là hãy nói giúp
với người con gái ấy, rằng, nếu
còn sống thì tôi sẽ gặp nàng
ở đầu nguồn của sông. Và
tôi bắt đầu chìm đắm trong
nỗi lo sợ bị tước mất tự do.
Nếu một lúc nào đó tôi
cũng bị tước mất tự do, như
những người ở làng ấy, thì
tôi cũng phải tự trói tay mình,
tôi cứ mường tượng cái ngày
tôi cũng phải tự trói tay mình
để sống, có nghĩa, chẳng còn
có cuộc tìm kiếm nào cả, em sẽ
chết dần mòn trong sự đợi chờ
nơi đầu nguồn của sông, còn
tôi thì chết dần mòn trong cuộc
sống đã bị tước mất hết
tự do. Lũ chúng mày hãy đi đi,
hãy bay đi cho thật xa chốn này. Tôi
cứ gào lên với lũ chim đi trốn
đông cho vơi đi nỗi lo sợ. Dường
biết nỗi lo lắng của tôi, con ngựa
của tôi cứ chốc chốc dừng lại,
ngoái cổ nhìn tôi với ánh mắt
buồn bã. Cuối cùng, tôi cũng đã
đến được đầu nguồn của
sông. Em ngả vào vòng tay tôi. Tình
yêu em dành cho anh là cả những nghìn
ngày gộp lại.
Em nói với tôi. Và ngả vào
vòng tay tôi. Đêm, tôi gối đầu
lên người em để ngủ. Em đã
hát cho tôi ngủ. Tôi đã trông
thấy khúc hát nghìn năm thương
nhớ đang trôi lên trời. Tôi cứ
gối đầu lên người em mà nghe
hát. Nhưng đến khi tỉnh ngủ thì
tôi biết là tôi đang gối lên
cánh tay mình để ngủ giữa cuộc
tìm kiếm gian truân,
[…]
|