Chính phủ Võ Văn Kiệt
Chính phủ Võ Văn Kiệt
Quốc hội Việt Nam, trong kỳ họp thứ 9
kéo dài hai tuần lễ (từ 27.7 đến 12.8), đã cử thủ tướng mới và thay đổi
thành
phần chính phủ. Ông Võ Văn Kiệt (69
tuổi) được bầu vào chức vụ Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng thay ông Đỗ Mười
nay là
Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam. Trong tổng số 490 đại biểu
Quốc hội, có 445 đại biểu tham gia bỏ phiếu, và ông Kiệt đắc cử với 428
phiếu. Được một số đoàn đại biểu đề cử, ông
Phan Văn Khải, chủ nhiệm Ủy ban kế hoạch Nhà nước, đã rút
tên.
Ông Khải (58 tuổi) được cử làm phó chủ tịch và trở thành nhân
vật thứ hai của Hội đồng chính phủ.
Các đại biểu Quốc hội đã bổ nhiệm đại tướng Đoàn Khuê làm bộ trưởng quốc phòng thay đại tướng Lê Đức Anh, nhân vật số 2 của Bộ chính trị và Ban bí thư Trung ương ĐCSVN, và, theo những nguồn tin đáng tin cậy, sẽ được đề cử làm chủ tịch Hội đồng Nhà nước (hay chủ tịch nước) trong kỳ họp cuối năm của Quốc hội. Thứ trưởng Bùi Thiện Ngộ thay thế ông Mai Chí Thọ làm bộ trưởng nội vụ. Phó chủ nhiệm Đỗ Quốc Sam trở thành chủ nhiệm Uỷ ban kế hoạch Nhà nước thay ông Phan Văn Khải. Thứ trưởng Lê Văn Triết thay thế ông Hoàng Minh Thắng làm bộ trưởng thương nghiệp và du lịch. Đại sứ tại Liên Xô Nguyễn Mạnh Cầm được cử thay thế ông Nguyễn Cơ Thạch làm bộ trưởng ngoại giao sau khi thứ trưởng Trần Quang Cơ không nhận ứng cử - lần đầu tiên từ nhiều năm nay, bộ trưởng ngoại giao không phải là uỷ viên Bộ chính trị ĐCS, điều này không thể hiện một chủ trương tách rời đảng và chính quyền, mà biểu lộ sự xuống cấp của bộ ngoại giao trong lãnh vực đối ngoại: hai người phụ trách chính về đối ngoại, sau Đại hội 7, là tướng Lê Đức Anh (bộ chính trị) và ông Hồng Hà (ban bí thư). Các phó thủ tướng Võ Nguyên Giáp và Đồng Sĩ Nguyên rời khỏi chính phủ sau khi ra khỏi ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản.
Thành phần Hội đồng bộ trưởng hiện tại như sau:
1. Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Võ Văn Kiệt (a)
2. Phó chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Phan Văn Khải (a)
3. Phó chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Nguyễn Khánh
4. Phó chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Trần Đức Lương
5. Quốc phòng Đoàn Khuê (a)
6. Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm
7. Nội vụ Bùi Thiện Ngộ (a)
8. Uỷ ban kế hoạch Nhà nước Đỗ Quốc Sam
9. Thương mại và du lịch (c) Lê Văn Triết
10. Uỷ ban Nhà nước về hợp tác đầu tư Đậu Ngọc Xuân
11. Uỷ ban vật giá Nhà nước Phan Văn Tiệm
12. Tài chính Hoàng Quy (b)
13. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sỹ Kiêm
14. Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm Nguyễn Công Tạn
15. Công nghiệp nhẹ Đặng Vũ Chư
16. Công nghiệp nặng Trần Lum
17. Lao động, thương binh, xã hội Trần Đình Hoan
18. Xây dựng Ngô Xuân Lộc
19. Giao thông, vận tải và bưu điện Bùi Danh Lưu
20. Năng 1ượng Vũ Ngọc Hải
21. Thủy lợi Nguyễn Cảnh Dinh
22. Thuỷ sản Nguyễn Tấn Trịnh
23. Lâm nghiệp Phan Xuân Đợt (b)
24. Giáo dục và đào tạo Trần Hồng Quân
25. Văn hoá, thông tin, thể thao (c) Trần Hoàn
26. Y tế Phạm Song
27. Tư pháp Phan Hiền (b)
28. Văn phòng miền núi và dân tộc Hoàng Đức Nghi
29. Uỷ ban khoa học Nhà nước Đặng Hữu
30. Ban tổ chức và cán bộ của HĐBT Phan Ngọc Tường
31. Tổng thanh tra Nhà nước Nguyễn Kỳ Cẩm (a)
(a) Ủy viên Bộ chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
(b) 3 bộ trưởng không phải là uỷ viên Ban chấp hành trung ương, ông Hoàng Quy và ông Phan Xuân Đợt không được tái cử tại Đại hội 7, ông Phan Hiền chưa hề.
(c) lãnh vực du lịch từ nay ghép với thương nghiệp (trước đây gắn với văn hoá, thông tin và thể thao).
Các thao tác trên Tài liệu