Bạn đang ở: Trang chủ / Tài liệu / Báo cũ / Số 2 / TRANH LUẬN Ý KIẾN

TRANH LUẬN Ý KIẾN

- Ng. V. — published 08/09/2006 08:22, cập nhật lần cuối 05/10/2010 22:03

Suy nghĩ gần xa



TRANH LUẬN Ý KIẾN



DIỄN ĐÀN đã ra đời. Một số ý kiến về mục tiêu của nó đã được phát biểu. Nhưng vai trò của nó cần được khẳng định cho rõ, để tránh mọi sự nhập nhằng, ngộ nhận hay gán ghép. Phải phân biệt tranh luận ý kiến (débat d’idées) hành động chính trị (actions politiques). Theo tôi nghĩ, hoàn toàn độc lập với mọi tổ chức chính trị hay hội đoàn, DIỄN ĐÀN chỉ có vai trò tranh luận ý kiến.

Nhưng tranh luận ý kiến bao gồm thông tin và góp ý. Có người chớt nhả hỏi đùa: DIỄN ĐÀN muốn tái diễn vai trò của Trạng Trình và La Sơn phu tử, đợi được cầu ý chăng?

– Gạt bỏ sang một bên khía cạnh mỉa mai, tôi xin được thưa như sau: Trịnh Kiểm1, Nguyễn Hoàng2, Nguyễn Huệ3 không những là danh tướng một thời, mà còn là những nhà chính trị cao. Họ đâu phải nhờ ý kiến của mấy cụ già ẩn náu ở chốn đồng quê rừng rú, mới làm nên việc! Khi sai sứ, hay đích thân tiếp kiến, trân trọng hỏi ý các cụ, họ đã khôn khéo chứng tỏ cho nhân dân biết họ là những nhà cầm quyền nhìn xa, biết hỏi, biết nghe4. Nhưng đó là chuyện đời xưa.

Ngày nay, thế giới biến chuyển nhanh, cọ xát ý kiến là một sự cần thiết cho mọi xã hội có nhu cầu muốn tiến triển. Sự suy vong của một nước, nếu có, đâu phải là lỗi một tờ báo. Nhưng ngược lại, trong sự hưng thịnh của một xã hội, tất có sự góp phần của nhiều ý kiến.


Ng. V.




1 1556. Vua Lê Trung Tôn chết, không có con nối. Tục truyền rằng Trịnh Kiểm lưỡng lự muốn tự xưng làm vua, nhưng không quyết, mới sai sứ hỏi ý Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trạng Trình nói ý: “ Năm nay mất mùa, thóc giống không tốt, nên tìm giống cũ mà gieo mạ”, và “Giữ chùa thờ phật thì được ăn oản”. Trịnh Kiểm hiểu ý, mới tìm người dòng dõi nhà Lê, rước về lập lên làm vua. Còn con cháu mình thì sau đó đời đời nối nghiệp làm chúa, nắm thực quyền.

2 1558. Tục truyền rằng Nguyễn Hoàng sợ Trịnh Kiểm ám hại, tìm cách thoát thân và đồng thời muốn lập nghiệp lớn, mới sai người hỏi ý Trạng Trình. Trạng Trình bảo: “Hoành sơn nhất đáí, vạn đạí dung thân” nghĩa là giải Hoành sơn kia có thể yên thân được muôn đời. Nguyễn Hoàng mới xin vào trấn thủ Thuận Hoá, sau đó con cháu đời đời nối nghiệp làm chúa phương Nam, và sau này lập nên triều Nguyễn.

3 1789. Quang Trung trên đường ra Bắc đánh quân Thanh, dừng lại hỏi ý La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp. Ý La Sơn phu tử cũng là chuyến này ra Bắc, đánh nhanh, đại thắng.

4 Trong trường hợp Trạng Trình, có thể Trịnh Kiểm và Nguyễn Hoàng còn có ý sử dụng tín ngưỡng của dân gian với lời sấm. Nhưng sử gia đời xưa cũng đã sáng suốt nhận định về vấn đề tâm lý và tuyên truyền, như khi Ngô Sĩ Liên, trong Đại Việt sử ký toàn thư, luận sự việc hội nghị Diên Hồng, có bàn rằng vua Trần cùng triều thần họp bàn tất đã có kế sách chống giặc Nguyên, đâu phải đợi lúc ban yến mới hỏi kế các phụ lão; chẳng qua làm thế là để gợi lòng cảm kích hăng hái của nhân dân, và giữ cái ý nghĩa “người xưa, nuôi người già mà xin lời hay”.


Các thao tác trên Tài liệu

Các số đặc biệt
Các sự kiến sắp đến
VIETNAM, DEUX DOCUMENTAIRES sur France 2 et France 5 05/03/2024 - 01/06/2024 — France 2 et France 5
Repas solidaire du Comité de soutien à Tran To Nga 22/03/2024 - 26/04/2024 — Foyer Vietnam, 80 rue Monge, 75005 Paris, Métro Place Monge
Nouvel Obs, soirée Indochine, la colonisation oubliée 25/04/2024 18:30 - 22:00 — 67 av. Pierre Mendès France, 75013 Paris
France-Vietnam : un portail entre les cultures 17/05/2024 10:00 - 11:30 — via Zoom
CONFÉRENCE DÉBAT 24/05/2024 19:00 - 23:00 — la Médiathèque JP Melville (Paris 13e)
Ciné-club YDA: Bố già / Papa, pardon. 25/05/2024 16:00 - 18:15 — cinéma le Grand Action, 5 rue des Ecoles, 75005 Paris
Các sự kiện sắp đến...
Ủng hộ chúng tôi - Support Us
Kênh RSS
Giới thiệu Diễn Đàn Forum  

Để bạn đọc tiện theo dõi các tin mới, Diễn Đàn Forum cung cấp danh mục tin RSS :

www.diendan.org/DDF-cac-bai-moi/rss