Bạn đang ở: Trang chủ / Tài liệu / Báo cũ / Số 9 / Đôi điều về hai người vừa ra đi

Đôi điều về hai người vừa ra đi

- Nguyễn Ngọc Giao — published 01/01/2007 01:00, cập nhật lần cuối 04/02/2009 21:36

Tưởng nhớ Phạm Văn Ký và Nguyễn Mạnh Hà



Đôi điều về
hai người vừa ra đi



Nguyễn Ngọc Giao



Nhà văn Phạm Văn Ký đã từ trần tại Paris tháng 4. 1992, thọ 77 tuổi. Tang lễ đã cử hành trong vòng thân mật ngày 27.4.1992.

[Phạm Văn Ký sinh ngày 10.7.1916 tại Quảng Nam trong một gia đinh đông anh em (trong các em trai của ông, có thể kể nhà thơ Phạm Hổ vã nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ). Trước khi sang Phấp năm 1938, Phạm Văn Ký đã tham gia phong trào Thơ Mới. Tại Pháp, sau ngày giải phóng, ông phụ trách chương trình phát thanh hướng về Việt Nam của đài RTF. Ông tập trung sáng tác bằng tiếng Phâp nhiều tiểu thuyết và vở kịch. Tác phẩm chính : Frères de sang (Seuil), Celui qui régnera (Grasset, les Yeux courroucés (Gallimard), Perdre la demeure (Gallimard, Giải thưởng lớn của Viện hàn lâm văn học Pháp 1961)].

Ông Antoine Nguyễn Mạnh Hà đã từ trần ngày 4.5.1992, thọ 80 tuổi. Lễ tang đã cử hành tại nhà thờ Salnt-pierre-saint-Paul (Ivry-sur-seine) ngày 1 1.5. 1992, với sự có mặt của gia đình và đông đảo bạn bè Việt Nam, Pháp và các nước.

[Sinh năm 1913, quê tại Hải Hưng, trong một gia đình Công giáo lâu đời, ông Nguyễn Mạnh Hà đã du học tại Pháp, tốt nghiệp tiến sĩ kinh tế. Ông sáng lập phong trào Thanh Lao Công. Năm 1945, tham gia chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, ở cương và bộ trưởng kinh tế, ông đã đóng vai trò quyết định trong việc tổ chức cứu đói. Là một người Công giáo yêu nước nhiệt tâm, Antoine Nguyễn Mạnh Hà đã cống hiến trọn đời cho sự hoà nhập của cộng đồng Ki tô vào cộng đồng dân tộc, cho sự cải thiện quan hệ giữa giáo hội Công giáo và chính phủ cách mạng và cho sự thiết lập quan hệ giữa Vatican và Việt Nam. Cho đến những năm tháng chót của cuộc đời ông không ngừng tìm cách đóng góp vào công cuộc dân chủ hoá (tháng giêng 1990, ông là một trong 32 người đầu tiên ký tên vào Tâm thư gửi các nhà lãnh đạo Việt Nam, đồng bào trong nước và ngoài nước) và giúp Việt Nam mở cửa về kinh tế.

Tại Pháp, ông đã cùng ông Louis Moulinet, người bạn thân đã hoạt động trong phong trào Thanh Lao Công Pháp, thành lập hội 13e sans frontières. Hội này đã hoạt động tích cực giúp cộng đồng người Đông Dương ở quận 13 Paris hội nhập vào xã hội Pháp.

Nhắc 1ại cuộc đời và sự nghiệp của Antoine Nguyễn Mạnh Hà, không thể không nói tới người bạn đời chung thuỷ của ông : bà Renée Nguyễn Mạnh Hà, nhũ danh Marrane (con gái ông Cleorges Marrane, thị trưởng cộng sản đầu tiên của thị xã Ivry- sur-Seine)] .

Cùng một tuần, nhận được hai tin buồn dồn dập, làm dậy lên những ân hận vì những cuộc hẹn không thành, những việc làm chưa xong.

Tôi cũng không nhớ lần chót được gặp anh Phạm Văn Klà vào năm nào. Rất có thể cách đây gần đúng 20 năm, trong buổi diễn vở kịch La Pluie (Mưa) của anh, do đạo diễn Antoíne Vitez dàn dựng, tại Ivry-sur-Seine, cách không xa ngôi nhà của ông bà Nguyễn Mạnh Hà. Hồi ấy, anh Ký ở Maisons-alfort. Vì có nỗi buồn riêng, anh tránh tiếp xúc bằng điện thoại. Mấy năm gần đây, dọn nhà về Maisons-Alfort, có ý đi tìm anh, thì lại nghe nói anh đã dọn ra Paris. Nỗi buồn mà tôi vừa nói, thực ra cũng là nỗi buồn mà những ai thiết tha với văn nghiệp của Phạm Văn Ký đều muốn chia sẻ. Năm 1970, Phạm Văn Ký về thăm miền Bắc, từ Nam Quan qua Hà Nội, đến bờ bắc sông Bến Hải, để mường tượng ra quê hương Quảng Nam của anh, phía bên kia chân trời. Lần ấy là lần đầu tiên sau 32 năm, anh về nước, cũng là lần cuối : anh chỉ gặp một người em trai là nhà thơ Phạm Hổ, còn nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ, em út của anh, anh chỉ gặp qua những bài nhạc vang lên trong phong trào đô thị miền Nam. Sau chuyến về nước đầy xúc động ấy, Phạm Văn Ký đã viết rất nhanh một tập bút ký, với một mạch văn và văn phong tất nhiên rất khác Perdre la demeure (Mất nhà), mà nhiều nhà phê bình chờ đợi sẽ được giải Goncourt năm 1961, nhưng không may nó lại bị... được giải Viện hàn lâm " phỗng tay trên " – hồi đó, giải thưởng văn học chưa phải là một nguồn lợi kinh tế ghê gớm, nhưng cũng đã là đối tượng phân tranh giữa mấy nhà xuất bản lớn Ở Paris. Tập bút ký nóng bỏng viết xong năm 1971 của Phạm Văn Ký đã bị xếp trong ngăn kéo của nhà xuất bản, với lời khuyên ân cần "Anh nên trở lại dòng văn vẫn có ". Từ đó không một tác phẩm nào của Phạm Văn Ký còn xuất hiện trên văn đàn. Tôi hiểu rằng anh không chịu khuất phục lời định hướng ân cần đó. Phạm Văn Ký đã ứng xử như một nho sĩ trong Perdre la demeure, cuốn tiểu thuyết mà anh đã chọn khung cảnh là nước Nhật thời Minh Trị, nhưng thật ra vượt khỏi khuôn khổ này, vì nó làm sống lại thế giới nội tâm của tầng lớp trí thức Đông phương trong cuộc đổi đời cách đây 200 năm.

Mấy dòng về Phạm Văn Ký để ghi lại đôi điều về một nhà văn Việt Nam viết tiếng Pháp. Dòng văn học này không nhiều người và ít được biết tôi (đến mức cuốn từ điển Robert 2, in năm 1974, mà còn viết Phạm Văn Ký là một bút hiệu của... Phạm Duy Khiêm).

Về ông Nguyễn Mạnh Hà, mà tôi xin gọi bằng bác, vì quen gọi như vậy, tôi thấy không cần viết nhiều : tôi tin rằng nhiều người khác có khả năng hơn, sẽ viết về ông. Đặc biệt tôi nghĩ tới nhà nghiên cứu trẻ tuổi Trần Thị Liên, đã bắt đầu tìm hiểu hoạt động của Nguyễn Mạnh Hà giữa những năm 1954-1955 ở Phnom Penh .

Chỉ xin ghi lại đây ấn tượng mạnh nhất mà mỗi lần nói chuyện với bác Nguyễn Mạnh Hà càng khắc thêm sâu trong tôi. Nếu được nói vui trong giờ phút buồn này, thì có thể nói gọn : Nguyễn Mạnh Hà là gạch nối của hai tôn giáo, hai giáo hội – Giáo hội Công giáo – ông đã sinh trưởng trong lòng giáo hội này và Đảng cộng sản Việt Nam, với những nét rất tôn giáo (ngọn lửa của niềm tin, của Tin Mừng sáng thế – phần sáng, cũng như hoả ngục của thời Inquisition – phần tối). Lịch sử hai ngàn năm đầy âm thanh và cuồng nộ của Công giáo đã cung cấp cho ông một cách hiểu độc đáo, thấu đáo mà thông cảm, lịch sử chưa đầy trăm năm của chủ nghĩa cộng sản, qua chiếc chìa khoá hiếm có là mối quan hệ mật thiết với chủ tịch Hồ Chí Minh và hai ông Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp.


Nguyễn Ngọc Giao


Các thao tác trên Tài liệu

Các số đặc biệt
Các sự kiến sắp đến
VIETNAM, DEUX DOCUMENTAIRES sur France 2 et France 5 05/03/2024 - 01/06/2024 — France 2 et France 5
Repas solidaire du Comité de soutien à Tran To Nga 22/03/2024 - 26/04/2024 — Foyer Vietnam, 80 rue Monge, 75005 Paris, Métro Place Monge
Nouvel Obs, soirée Indochine, la colonisation oubliée 25/04/2024 18:30 - 22:00 — 67 av. Pierre Mendès France, 75013 Paris
France-Vietnam : un portail entre les cultures 17/05/2024 10:00 - 11:30 — via Zoom
Ciné-club YDA: Bố già / Papa, pardon. 25/05/2024 16:00 - 18:15 — cinéma le Grand Action, 5 rue des Ecoles, 75005 Paris
Các sự kiện sắp đến...
Ủng hộ chúng tôi - Support Us
Kênh RSS
Giới thiệu Diễn Đàn Forum  

Để bạn đọc tiện theo dõi các tin mới, Diễn Đàn Forum cung cấp danh mục tin RSS :

www.diendan.org/DDF-cac-bai-moi/rss