Bi hay Lạc?
Suy nghĩ gần xa
Bi hay Lạc?
Có anh bạn hỏi tôi: với tình hình hiện nay ở Việt Nam, những người Việt còn tâm huyết với sự tiến triển của xã hội, nên “bi quan” hay “lạc quan”? Rồi anh giải thích: quan hệ ngày nay là quan hệ mua bán, đồng tiền là chuẩn, còn tình nghĩa, tâm huyết, đạo lý... đã trở thành thứ yếu. Và anh ví thời đại này với thời đầu thế kỉ, thời của những nhà thầu khoán, những nhà buôn, đồng thời cũng là thời của những
[...] ông
nghè ông cống cũng nằm co
Chi bằng đi học làm thày phán
Tối rượu sâm-banh, sáng sữa bò
mà có người đã “thời sự hoá” qua mấy câu:
Nào có hay gì
cái giáo sư
Nhưng
mà cho tớ,
tớ cũng ừ
Dạy năm ba đứa nên là giáo
ăn cơm dưa muối giống như sư.
Tôi không luận dài dòng, mà xin dẫn một đoạn trong truyện Tây du ký (hồi thứ 98): Tam Tạng và ba đệ tử đến đất Phật, vào yết kiến Phật tổ, xin kinh, Phật sai hai tôn giả phát kinh. Hai tôn giả đòi lễ vật. Tam Tạng bạch rằng: “ Đường xá xa xôi, không sắm được lễ vật gì cả”. Hai tôn giả cười: “Hay quá! Đi xin kinh mà tay không, thì về truyền lại sao được!”. Rồi phát kinh không chữ (...) Đi một quãng trên đường trở về nước, thày trò Tam Tạng mới phát hiện được là kinh không chữ, bèn quay trở lại, mách với Phật tổ rằng: “Thày trò tôi trăm cay nghìn đắng, nhiều tháng lâu năm, mới đến được nơi đây xin kinh, vậy mà hai tôn giả lại đòi hối lộ. Chúng tôi không có lễ vật hai vị phát kinh không chữ!”. Phật cười bảo rằng: “ Chuyện ấy ta biết rồi, hai người phát kinh không có lỗi. Thày trò ngươi đến tay không, mà xin bao nhiêu kinh, còn than thở gì nữa. Kính không chữ còn quí hơn kinh có chữ, nhưng vì chúng sinh xem không được, nên ta phải cho đổi”. Rồi sai hai vị tôn giả đổi phát kinh có chữ. Hai vị vâng lệnh, đem thày trò Tam Tạng vào tủ kinh, nhưng cũng lại hỏi lễ vật, với ý rằng phát kinh mà không có lễ vật, thì người giữ kinh lấy gì mà ăn. Tam Tạng đành dâng cái bát bằng vàng mà vua Đường ban cho khi lên đường, để xin lấy kinh có chữ, mang về...
Trích đoạn này của Tây du ký, lẽ dĩ nhiên tôi không dám đụng đến vấn đề tín ngưỡng, mà chỉ muốn nêu ý là, nếu quan hệ đổi chác chỉ nhằm bảo đảm sự tối thiểu cần thiết cho cuộc sống, thì cũng là việc tự nhiên. Chỉ đáng trách, khi sự tham lam vơ vét trở thành vô hạn, đặt quyền lợi cá nhân hoàn toàn trên quyền lợi chung, không chia sẻ. Ngoài ra, nếu đem ví với đầu thế kỉ, thì cũng có trường hợp những gia đình khi giành được tiền của rồi, trở thành giàu có, con cháu họ được đi học, đã trở thành... những trí thức tiến bộ, cũng góp phần với cách mạng, với sự nghiệp giải phóng dân tộc... Đâu phải chỉ có thành phần cơ bản công, nông! Tuần hoàn?
Chi bằng, đóng góp được gì với đất nước thì cứ làm. Là người sống ở nước ngoài, với lòng mong muốn mọi sự tốt lành cho quê hương cũ, tôi nghĩ không nên “bi” mà cũng chẳng nên “lạc”.
Ng. V.
Các thao tác trên Tài liệu