Toà thượng thẩm Nanterre quyết án
Toà
thượng thẩm Nanterre
quyết án:
* Phan
Huy Đường là đại diện hợp pháp duy nhất về mặt tác quyền
của nhà văn Dương Thu Hương ở nước ngoài
*
Quê Mẹ và Võ Văn Ái phải nộp
trả bản thảo Tiểu
thuyết vô đề cho Nhà xuất bản Des Femmes
Ngày 17.2.1993 vừa qua, Toà thượng thẩm Nanterre (Pháp), do bà Marais làm chánh án, đã ra quyết án về vụ kiện giữa Nhà xuất bản Des Femmes và hội AVECEL mà đại diện hợp pháp là ông Võ Văn Ái chung quanh quyền xuất bản Tiểu thuyết vô đề của nhà văn Dương Thu Hương.
Vụ án này (xem Diễn Đàn số 4, tháng 1.92) đã được dư luận chú ý, trước hết vì Nhà xuất bản Des Femmes (đã xuất bản Những thiên đường mù của cùng tác giả) đã khởi tố Nhà xuất bản Quê Mẹ của ông Võ Văn Ái từ tháng 10.1992, giữa lúc Dương Thu Hương còn bị giam, để ngăn chặn Quê Mẹ phát hành bản dịch Tiểu thuyết vô đề dưới tựa đề Khải hoàn môn. Yêu cầu này đã được Toà án Nanterre chấp nhận trong khi chờ đợi xét xử về nội dung. Vụ án nội dung đã kéo dài một năm. Trong thời gian ấy, Nhà xuất bản Des Femmes đã phát hành bản dịch của ông Phan Huy Đường (Roman sans titre).
Trong phần kết luận, Toà thượng thẩm Nanterre đã khẳng định:
– “Ông Phan Huy Đường là người duy nhất được bà Dương Thu Hương uỷ quyền thay mặt cho bà đối với mọi nhà xuất bản ở tất cả các nước ngoài Việt Nam, để thương lượng việc xuất bản các tác phẩm của bà, ký các hợp đồng xuất bản và nhận bản quyền tác giả”.
– “Hợp đồng độc quyền ký ngày 20.5.1991 giữa ô. Phan Huy Đường và hội xuất bản Des Femmes về tác phẩm của bà Dương Thu Hương tựa đề Roman sans titre là có giá trị, và hội xuất bản Des Femmes là người duy nhất có quyền xuất bản tác phẩm này mà còn tên gọi khác là Arc de Triomphe (Khải hoàn môn)”.
– “lệnh cho hội AVICEL phải trao nộp một cách vinh viễn bản thảo Tiểu thuyết vô đề tức Khải hoàn môn của bà Dương Thu Hương cho hội xuất bản Des Femmes” và lệnh cho hội này “phải tiêu huỷ mọi bản in của tác phẩm này mà họ đã thực hiện hay đ ặt người khác thực hiện, dù là toàn bộ hay một phần, trong một thời bạn là 30 ngày kể từ ngày trao bản án này, bằng không quá hạn này, phải nộp phạt 10.000 F mỗi ngày”.
Ngoài ra, Toà án Nanterre bác bỏ đòi hỏi được bồi thường của cả hai phía, vì cho rằng cả hai bên đều có “thiện tín” (de bonne foi), đều nghĩ rằng mình bảo vệ quyền lợi của tác giả trong điều kiện lúc đó là rất khó liên lạc được với Dương Thu Hương. Toà án cũng không buộc bên bị phải trả tiền công bố bản án, vì cho rằng vụ án này đã được quảng bá, và Des Femmes dầu sao cũng đã phát hành cuốn tiểu thuyết.
Dẫu sao, kết luận của Toà thượng thẩm Nanterre như vậy là hết sức rõ ràng về tư cách đại diện của ông Phan Huy Đường và tính chất hợp pháp của hợp đồng xuất bản đối với Des Femmes. Đó là một tiền lệ pháp lý quan trọng về tác quyền mà chúng tôi sẽ có dịp trở lại.
Các thao tác trên Tài liệu