Bạn đang ở: Trang chủ / Tài liệu / Báo cũ / Số 25 / Lãi suất và đầu tư

Lãi suất và đầu tư

- Hải Vân — published 03/04/2011 00:25, cập nhật lần cuối 29/04/2011 09:11

Lãi suất và đầu tư



Sau quyết định của Ngân hàng nhà nước hạ lãi suất tín dụng bắt đầu từ tháng 10 vừa qua, không những số tiền gửi tiết kiệm đã không giảm mà lại tiếp tục tăng: hơn 22 tỉ đồng ở Hà Nội trong tuần đầu của tháng, hơn 32 tỉ ở thành phố HCM trong 10 ngày. Sự kiện này được không ít người đánh giá một cách lạc quan như là một biểu hiện tốt của sự phát triển ổn định của nền kinh tế Việt Nam (Sài Gòn giải phóng 18.10.93).

Thực ra, lãi suất của ngân hàng nhà nước cần được đối chiếu với tốc độ tăng giá. Và hiệu số giữa lãi suất danh nghĩa với chỉ số lạm phát mới là lãi suất thực. Trong 9 tháng đầu năm 1993, chỉ số giá cả tăng bình quân 0,5%, và tốc độ lạm phát cho cả năm dự tính sẽ không quá 7%. Trong khi đó, sau khi giảm, lãi suất tiền gửi tiết kiệm với kỳ hạn thanh toán là 6 tháng vẫn còn 1,7% /tháng (20,4%/năm), và kỳ hạn 1 năm còn 2%/tháng (24%/năm). Như vậy, lãi suất thực lên đến 17% /năm (24% - 7%). Ở các nước kinh tế phát triển, lãi suất thực thường vào khoảng 3 đến 4%. Không có gì ngạc nhiên khi ngân hàng (và tín phiếu kho bạc) vẫn nhận được ngày càng nhiều các khoản tiền gửi của người dân, với một lãi suất thực 17%.

Đồng thời, với mức lãi suất tiết kiệm cao như vậy, người ta cũng không nên ngạc nhiên nếu các doanh nhân Việt Nam không đầu tư nổi vào sản xuất, mà lại hướng những khoản vốn vay được vào các hoạt động có tính cách đầu cơ trong kinh doanh nhà đất và xuất nhập khẩu. Theo số liệu từ tổng cục thống kê, đến cuối tháng 9, Việt Nam đã nhập siêu 220 triệu đôla, trong đó số lượng nhập xe gắn máy tăng 6,1 lần, xe du lịch tăng 2,6 lần so với cùng thời kỳ năm 1992. Trong khi đó, trị giá nhập các loại thiết bị chiếm chưa tới 10% tổng kim ngạch nhập khẩu (180 triệu đôla, so với 2,2 tỉ đôla).

Từ nhiều năm qua, vấn đề số một của các doanh nghiệp trong nước vẫn là thiếu vốn trầm trọng: đầu tư không vượt quá 7% (700 triệu đôla trên 10 tỉ đôla) tổng sản phẩm quốc nội (GDP) – một tỉ lệ không cho phép kinh tế Việt Nam bước lên con đường phát triển.

Dĩ nhiên, sự khan hiếm vốn không chỉ là một vấn đề lãi suất. Nó còn xuất phát từ một hệ thống tín dụng chưa có khả năng huy động nguồn vốn trong dân – theo ước tính của chính phủ, nguồn vốn này tương đương với 2 tỉ đôla. Song ngày nào chính phủ chưa có chính sách điều chỉnh lãi suất nhằm khuyến khích người dân đầu tư vào sản xuất, mà còn đặt mục tiêu chống lạm phát ở hàng đầu – theo quan điểm chính thống của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) (1) –, thì Việt Nam khó có thể trông đợi nâng tỉ lệ đầu tư trong nước lên đến 20 - 25% GDP như dự phóng mà Hà Nội đã trình bày tại hội nghị tài trợ quốc tế Paris tháng 11 vừa qua.


Hải Vân


(1) Trong tháng 8, IMF đã một lần nữa khuyến cáo Việt Nam thắt chặt lại tín dụng.


Các thao tác trên Tài liệu

Các số đặc biệt
Các sự kiến sắp đến
MCFV: Lettre d’information – Newsletter Rentrée 2024 08/09/2024 - 29/11/2024
Galerie BAQ: Lêna Bùi 12/09/2024 - 02/11/2024 — 15 Rue Beautreillis, 75004 Paris
Thiên Thiên - Sân Khấu Hồng Hạc 17/09/2024 19:30 - 21:00 — Café La Rotonde - 185B Trần Hưng Đạo, Quận 1, Tp. HCM
YDA: Viet and Nam 22/09/2024 13:00 - 16:00 — MK2 Bibliothèque - 128 avenue de France, 75013 Paris
Các sự kiện sắp đến...
Ủng hộ chúng tôi - Support Us