Bạn đang ở: Trang chủ / Tài liệu / Báo cũ / Số 35 / Hà Nội qui hoạch và ...

Hà Nội qui hoạch và ...

- Nguyễn Lân & Lê Thị Kim Dung — published 14/04/2011 06:35, cập nhật lần cuối 13/05/2011 15:39

Hà Nội qui hoạch và ...

 

LTS Hà Nội đã triển lãm Qui hoạch kiến trúc thủ đô đến năm 2010 vào giữa tháng 9 vừa qua. Nhân dịp này, báo Tuổi Trẻ chủ nhật ngày 25.9 đã giới thiệu một số ý chính về qui hoạch này của kiến trúc sư trưởng thành phố, Nguyễn Lân. Mặt khác, báo Lao Động số ngày 18.9, có đăng một bài phỏng vấn kiến trúc sư Lê Thị Kim Dung, tác giả đồ án “ Hồ Gườm – Không gian và ý tưởng kiến trúc”, vừa được một giải thường trong cuộc thi và triển lãm kiến trúc quốc tế lần thứ 17 “Interach 94” tổ chức ba năm một lần ở Sofia (Bungari).


Kiến trúc sư Nguyễn Lân:


Hà Nội sẽ vừa là thủ đô, vừa là trung tâm của chùm đô thị phía Bắc

– Một trong những nguyên tắc chủ đạo của việc qui hoạch thủ đô hiện đại là đưa dần các khu công nghiệp trong nội thành ra vòng ngoài của thành phố. Để tránh sức ép quá tải sẽ ngày càng tăng cho Hà Nội, trong khi xây dựng qui hoạch thủ đô Hà Nội, chúng tôi đã có tính tới những thành phố vệ tinh, xây dựng những khu công nghiệp ở các khu vực lân cận. Ví dụ vùng Xuân Mai (thuộc tỉnh Hoà Bình) có đất đai màu mỡ, vị trí thuận lợi (vì gần nhà máy thuỷ điện Hoà Bình), trong tương lai sẽ là thành phố vệ tinh có khu công nghiệp hiện đại. Khu vực đường 18 nối Hà Nội với cảng Cái Lân (Quảng Ninh), sẽ là cảng lớn nhất của cả nước, cũng sẽ là thành phố vệ tinh lớn của thủ đô. Như vậy trong tương lai Hà Nội vừa đóng vai trò là thủ đô của cả nước, vừa là trung tâm của chùm đô thị khu vực phía Bắc.

Các công trình đặc trưng sẽ được thiết kế, tôn tạo lại; các khu nhà ở, kinh doanh dịch vụ sẽ được tu bổ và trùng tu lại cho phù hợp với cảnh quan và vệ sinh môi trường.

* Cải tạo khu phố cổ

Đây là khu phố phát triển thời thuộc Pháp, bao gồm từ hồ Hoàn Kiếm (đường Hàng Khay - Tràng Tiền) đến đường Trần Hưng Đạo, ở khu vực này sẽ giữ gìn và cải tạo các biệt thự nằm trong các vườn cây xanh. Các công trình đã xây dựng, cơi nới, ảnh hưởng tới mỹ quan sẽ phải được dỡ bỏ. Những công sở cũ đã bị thay đổi chức năng, xét thấy còn phù hợp hiện tại, sẽ được khôi phục hoặc chuyển đổi sử dụng cho việc phát triển khách sạn, trung tâm giao dịch, ngân hàng, hoạt động văn hoá...

* Xây dựng và khai thác khu văn hoá du lịch Hồ Tây

Từng bước phát triển và xây dựng thành trung tâm văn hoá, nghỉ ngơi, du lịch, thể thao với những khu trung tâm giao dịch quốc tế và khách sạn lớn ở phía nam (thành phố); các trung tâm thể thao, các khách sạn cao ốc ở phía Tây; và các làng du lịch, các khu nhà nghỉ, biệt thự, khách sạn mini thấp tầng ở phía bắc; xen kẽ là những làng hoa truyền thống và công viên cây xanh cùng với những di tích cổ kính được tôn tạo và bảo vệ. Đặc biệt ở phía tây Hồ Tây (thuộc vùng đất hai xã Xuân La và Phú Thượng, huyện Từ Liêm) sẽ xây dựng một trung tâm mang tiêu đề Việt Nam gấm vóc. Ở đó sẽ được mô phỏng mọi tinh hoa, mọi di sản văn hoá của dân tộc Việt Nam, mọi đặc thù của mọi miền đất nước.

* Qui hoạch mạng lưới giao thông

Mở thêm trục mới nam Thăng Long - Hoàng Hoa Thám - Ba Đình. Mở rộng trục vành đai La Thành để khai thông giao thông khu vực trung tâm. Thực hiện đầu tư xây dựng trục vành đai Nam Thăng Long - Thanh Xuân - Pháp Vân. Tuyến này đảm bảo giao thông vận tải quá cảnh, đồng thời cũng hỗ trợ giao thông nội bộ thành phố. Cải tạo và nâng cấp tuyến đường sắt Giáp Bát - Gia Lâm cùng với cầu Long Biên. Xây dựng ga Giáp Bát, Gia Lâm thành hai ga lớn tổng hợp của thành phố; giữ lại ga Hàng Cỏ như một ga khách quốc tế của thành phố.

* Qui hoạch hệ thống cấp, thoát nước

Thực hiện chương trình cấp nước Phần Lan (I, II, III) để đến năm 2010 đảm bảo 95% dân số nội thị sẽ được cấp nước và tiêu chuẩn nước sinh hoạt đạt 180 lít/người/ngày.

Nền thành phố được phân thành bốn lưu vực thoát nước: lưu vực Chèm 200 ha, Cổ Nhuế 1.150 ha và Phú Đô 1.200 ha, đều tự chảy ra sông Nhuệ. Lưu vực lớn nhất – lưu vực bốn sông chính (Tô Lịch, Lừ, Sét, Kim Ngưu), 5.000 ha cũng tự tiêu ra sông Nhuệ ở đập Thanh Liệt. Khi mực nước sông Nhuệ cao, sẽ tiêu về trạm bơm Yên Sở và bơm ra sông Hồng.


Kiến trúc sư Lê Thị Kim Dung:


Lẽ nào những ý tưởng cứ chìm dần theo năm tháng?

* Chị nghĩ sao nếu đồ án vừa đoạt giải quốc tế này sẽ mãi mãi chỉ là “ý tưởng”?

Nếu thế ư? Thì một tổng thể thiên nhiên và kiến trúc hết sức độc đáo, một danh lam thắng cảnh đầy ý nghĩa lịch sử sẽ mất đi... Sự mất cân bằng giữa không gian và môi trường sẽ khiến con người ta hụt hẫng một tình yêu và dẫn tới sự cằn cỗi trong tình cảm...

* Ngày xưa, người đời đã khen “Khen ai khéo hoạ dư đồ / Giữa nơi thành thị có hồ xanh trong”. Hãy thử hình dung xem, một thành phố chỉ toàn là những khối bê tông đồ sộ, ấp vào nhau, chen vai nhau đến... ngạt thở...

Vì thế, nhóm chúng tôi (gồm Trần Mạnh Cường – nhiếp ảnh, Nguyễn Huy Hoàng – đạo diễn điện ảnh, Phạm Thành Đức – kỹ sư xây dựng và các nữ kiến trúc sư Đoàn Triều Minh, Hoàng Thu Thuỷ và tôi) ấp ủ từ lâu đề tài này. Hẳn anh cũng biết, quanh Hồ Gườm đâu chỉ thuần cây xanh. Lịch sử đã đặt nhiều dấu ấn: tượng vua Lê, tượng Bà Đá, tháp Hoà Phong (trong quần thể chùa Báo Ân), Nhà thờ lớn (trên nền chùa Báo Thiên), khu đền Ngọc Sơn, đền Bà Kiệu và cây đại thụ (dưới cây, trước có một tấm bia tiến sĩ họ Vũ), nhà bia A (trên nền đài “ chiến sĩ cảm tử” hiện nay), tượng “ thần tự do” từng có phiên bản tại vườn hoa I. Gandhi bây giờ (mẫu tượng này, ngoài Mỹ có tượng lớn, chỉ có Pháp và Việt Nam được phiên bản)... Thời gian cứ trôi đi, các dấu ấn cứ dần phôi phai, mất dạng. Có ai không tiếc nuối? Trên nền cội lịch sử ấy, đồ án được gây dựng bằng nhiều ý tưởng, mà điều mong muốn nhất: quang cảnh dẫu mang một khuôn mặt mới nhưng không gián đoạn với quá khứ. Thiên nhiên và di sản kiến trúc sẽ hài hoà trong nhiều ý nghĩa tượng trưng, nhưng thực tế. Một cây đa (trong vườn toà soạn báo Nhân Dân) đã gần 2.000 năm tuổi, lẽ nào sẽ bị đốn đi không chút xót xa ? (Phải chăng báo Lao Động in sai từ 200 ra 2.000? – Người đánh máy)

* Xin trở lại cuộc thi kiến trúc quốc tế mới rồi. Sự đánh giá của Hội đồng giám khảo quốc tế ra sao về những “ý tưởng” của các nhà kiến trúc trên thế giới?

Cuộc thi đã phản ảnh bao trùm toàn bộ các vấn đề kiến trúc của thời đại. Đó là cống hiến lớn cho sự phát triển nền kiến trúc thế giới trên cả hai phương điện triết học và lý luận, bởi những nỗ lực phi thường của các nhà kiến trúc nhằm sáng tạo ra một cuộc sống ngày càng hài hoà hơn cho con người và duy trì và phát triển di sản kiến trúc gắn liền với các giá trị hiện tại, bảo vệ môi trường, đề cao tính nhân bản trong quá trình xây dựng một thế giới hiện đại, v ăn minh. Và rồi, để cho cả loài người có thể ung dung, kiêu hãnh bước sang thế kỷ XXI.

Với Lê Thị Kim Dung, nhiều ý tưởng kiến trúc của chị đã được thế giới công nhận: Nhà ở làng hoa (giải nhất một cuộc thi ở Pháp, 1984), Tồn tại hay không tồn tại (giải lớn và giải đặc biệt, 1987), Không gian Alibaba (giải nhất ở Ba Lan, 1987), SOS làng trẻ em Hà Nội (giải đặc biệt ở Bungari, 1991) và năm 1994 này ở Bungari, với Hồ Gươm..., giải đặc biệt. Chỉ tiếc một điều, tất cả những ý tưởng đó đều dành cho Hà Nội, nhưng... chưa thành hiện thực. (Lê Quang Vinh)

Các thao tác trên Tài liệu

Các số đặc biệt
Các sự kiến sắp đến
VIETNAM, DEUX DOCUMENTAIRES sur France 2 et France 5 05/03/2024 - 01/06/2024 — France 2 et France 5
Repas solidaire du Comité de soutien à Tran To Nga 22/03/2024 - 26/04/2024 — Foyer Vietnam, 80 rue Monge, 75005 Paris, Métro Place Monge
Nouvel Obs, soirée Indochine, la colonisation oubliée 25/04/2024 18:30 - 22:00 — 67 av. Pierre Mendès France, 75013 Paris
France-Vietnam : un portail entre les cultures 17/05/2024 10:00 - 11:30 — via Zoom
Ciné-club YDA: Bố già / Papa, pardon. 25/05/2024 16:00 - 18:15 — cinéma le Grand Action, 5 rue des Ecoles, 75005 Paris
Các sự kiện sắp đến...
Ủng hộ chúng tôi - Support Us
Kênh RSS
Giới thiệu Diễn Đàn Forum  

Để bạn đọc tiện theo dõi các tin mới, Diễn Đàn Forum cung cấp danh mục tin RSS :

www.diendan.org/DDF-cac-bai-moi/rss